Trypsin có vai trò giúp cho quá trình xâm nhiễm của virus vào trong tế bào dễ dàng hơn. Trypsin được xử lý với L-(tosylamido-2-phenyl)-etyl clorometyl keton (trypsin-TPCK) có tác dụng phân cắt một số liên kết peptit nội chuỗi xác định, cụ thể là liên kết peptit giữa đầu cuối C với lysin và arginin. Chúng tôi đã tiến hành gây nhiễm virus H5N1 lên tế bào MDCK với sự có mặt của trypsin-TPCK ở các nồng độ khác nhau: 1μg/ml; 2μg/ml; 5μg/ml. Kết quả là hiệu ứng huỷ hoại tế bào (CPE) quan sát được sau khi gây nhiễm 22 tiếng ở các nồng độ lần lượt là 30%, 60% và 90% (Hình 3.1). Bên cạnh đó, kết quả của phản ứng được thể hiện trong bảng 3.3.
Bảng 3.3: Kết quả HA ở các nồng độ trypsin và độ pha loãng virus
Nồng độ trypsin
Hiệu giá HA
Pha loãng virus 10-3 Pha loãng virus 10-4
1μg/ml 20-40 < 10
2μg/ml 20 40 5μg/ml 160 - 320 10 - 320
Như vậy, trypsin-TPCK ở nồng độ 5μg/ml cho hiệu quả virus cao nhất khi gây nhiễm virus vaccine H5N1 vào tế bào nồng độ trypsin-TPCK 5μg/ml sẽ được chúng tôi sử dụng trong các lần gây nhiễm tiếp theo.
F: TB không nhiễm virus; độ khuếch đại 20x E: Tế bào sau 24h nhiễm virus; độ khuếch đại 20x
A: CPE 30%; độ khuếch đại 10x B: CPE 60%; độ khuếch đại 10x
D: TB không nhiễm virus; độ khuếch đại 10x C: CPE 90%; độ khuếch đại 10x
Hình 3.3: Hiệu giá virus (HA) trên hồng cầu gà 0,5%
(-): Đối chứng âm (tế bào hồng cầu gà) (+): Đối chứng dương (KN 6/03 H5N1 pha loãng 1:8)
1: Trypsin ở nồng độ 5μg/ml, pha loãng virus 1:103, HA = 320
2: Trypsin ở nồng độ 2μg/ml, pha loãng virus 1:104, HA = 160