Kết quả kinh doanh năm 2004:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân tích tình hình phân phối, tiêu thụ sản phẩm và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sán phẩm của Chi nhánh Công ty Liên doanh Mỹ phẩm LG – VINA tại Hải Dương pptx (Trang 58 - 60)

c/ Kênh Door To Door:

2.2.3. Kết quả kinh doanh năm 2004:

Năm 2004 báo hiệu một giai đoạn mới của Chi nhánh Hải Dương. Về chính sách

sản phẩm của Chi nhánh không có gì thay đổi tuy nhiên trong nội bộ Chi nhánh lại có sự thuyên chuyển do một nhân viên M/u Artist nghỉ chế độ thai sản từ tháng 8 đến tháng 12. Một người còn lại không thể làm hết mọi việc của kênh nên phải có sự hỗ trợ từ kênh khác: nhân viên của bộ phận IS được bố trí 4h/ ngày để hỗ trợ kênh DTD trong suốt thời gian này. Như vậy về mặt nhân sự là Chi nhánh bị thiếu người (ba người làm phần việc của bốn người) trong một khoảng thời gian dài mà lại là thời gian khó khăn nhất, cần sự nỗ lực, phấn đấu của tất cả mọi thành viên. Bù lại Công ty đã nhập về một lượng hàng hoá phong phú về chủng loại đơn cử như dòng hàng làm trắng White Focus nay có thêm sản phẩm trang điểm hay hàng LACVERT với kỹ thuật Nano tiên tiến nhưng giá cả lại phù hợp với túi tiền hơn, bên cạnh đó vẫn đảm bảo lượng hàng cao cấp, đặc trị về đúng lịch. Tất nhiên mức doanh số cho các Chi nhánh sẽ tăng lên đáng kể.

Tuy nhiên Chi nhánh Hải Dương không những không đạt chỉ tiêu mà còn thua kém kết quả năm trước. Sau đây là bảng tổng kết kết quả kinh doanh năm 2004:

Đơn vị: 1.000.000đ Kênh KH TH Tỉ lệ đạt được IS 1.131,32 1.070,88 94,66% GM 1.308,10 1.214,740 92,87% DTD 2.611,13 2.035,64 77,96% Tổng 5.050,50 4.321,26 85,56%

Theo tình hình phát triển chung của cả Công ty , tình hình phát triển của các Chi nhánh khác ở Miền Bắc - doanh số mà Công ty cho chi nhánh Hải Dương không

quá cao so với năm 2003. Tổng khoán cả năm sẽ lên đến hơn 5 tỷ. Nhưng rõ ràng

đây là mức doanh số khá cao đối với một chi nhánh được thành lập sau và thị trường Hải Dương dẫu sao cũng chỉ là một thị trường nhỏ. Đây thực sự không phải là công việc dễ dàng, nhất là trong lúc nhiều hãng mỹ phẩm khác bắt đầu tràn vào Hải Dương một cách ồ ạt:

 Kênh IS phải lo đối phó với việc mỹ phẩm Amore lần đầu tiên đặt đại lý

ở thị trường Hải Dương.

 Kênh GM cũng gặp khó khăn hơn khi tập đoàn đa quốc gia Unilever

chuẩn bị tung ra hàng loạt sản phẩm mỹ phẩm có giá cạnh tranh sít sao với dòng hàng Essance.

 Kênh DTD lại vấp phải sự cạnh tranh của hãng Oriflame, một hãng mỹ

phẩm của Thụy Điển, kinh doanh theo mạng với lượng nhân viên có đặc thù tương tự như DTD của DeBON.

Đây chính là lý do mà Chi nhánh không có được sự tiến bộ như năm 2003. Hai kênh IS và GM có truyền thống là đạt khoán cao cũng không vượt qua được ngưỡng 100% lại thêm việc tỉ lệ của DTD xuống thấp nên tỉ lệ trung bình tụt xuống còn 85,56%.

Như mọi năm, qui luật doanh số cũng có tháng tăng, tháng giảm. Quí II vẫn là quí mà tất cả các kênh đều gặp khó khăn nhưng quí I lại tương đối thuận lợi. Nhưng nhìn chung, năm 2004 chi nhánh Hải Dương rơi vào trạng thái đóng băng, hoạt động trì trệ, không đột biến - và cũng khônh hoàn thành kế hoạch kinh doanh mà Công ty giao cho. Điều này thể hiện qua kết quả kinh doanh năm 2004. Hải Dương sẽ không có một vị trí cao như mong đợi trong bảng xếp hạng toàn Công ty. Như trên đã đưa, lý do dẫn đến tình trạng này có nhiều, dàn trải ở khắp các kênh. Các năm trước, IS và GM là hai kênh gặp nhiều thuận lợi , may mắn thì sang năm nay sự việc không còn suôn sẻ nữa.

Tóm lại, năm 2003 là năm mà tình hình tiêu thụ sản phẩm hoàn thành chỉ tiêu của

Công ty tương đối thuận lợi, năm 2004 nảy sinh mộtsố vấn đề mới mẻ hơn nên đã

Công ty giao cho. Mục 2.3 sẽ giải thích nguyên nhân của hiện tượng này và từ đó

định hướng giải pháp để cải tạo tình trạng hiện nay tại Chi nhánh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân tích tình hình phân phối, tiêu thụ sản phẩm và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sán phẩm của Chi nhánh Công ty Liên doanh Mỹ phẩm LG – VINA tại Hải Dương pptx (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)