Đối với phòng Văn hóa thông tin cấp quận, huyện và các cấp chính quyền địa phương sở tạ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ hiện nay ppt (Trang 84 - 90)

quyền địa phương sở tại

- Thành lập ban quản lý di tích và lễ hội, thành viên trong ban quản lý cũng phải biết ít nhiều về công tác tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay và họ phải nhận thức đúng về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời những người này phải hạn chế đến mức tối đa những sơ xuất về thái độ, cũng như cách thức tiến hành. Từ đó làm cho công tác quản lý đạt được hiệu quả cao.

- Đối với ban quản lý di tích và lễ hội, cần có sự quản lý toàn diện cả nội dung và phương thức tiến hành, cả phần lễ, phần hội và kinh phí thu chi. Nhất là vấn đề công khai tài chính.

- Đối với các cơ sở thờ tự cần có những phương thức tuyên truyền thần tích, lịch sử ra đời của di tích, truyền thuyết của các nhân vật được thờ phụng, nội dung văn hóa và những qui định của di tích để khách thập phương hiểu rõ những giá trị nhân văn và thực hiện đúng các hoạt động trong sinh hoạt tín ngưỡng của mình.

- Vấn đề “hòm công đức”: Thực hiện mỗi đền, phủ, miếu …chỉ được phép đặt một hòm công đức, có ban quản lý theo dõi nghiêm túc.

Kết luận

Thờ Mẫu ở Việt Nam cho đến nay vẫn còn có những quan niệm khác nhau. Có quan điểm cho rằng đó là một tín ngưỡng, nhưng lại có người cho rằng đó là một đạo, một tục thờ Mẫu. Thế nhưng, phần lớn các nhà nghiên cứu hiện nay coi thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có nguồn gốc bản địa.

Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng gắn với nhiều truyền thống văn hóa dân gian. Nó là một biểu trưng, một hình tượng của đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam và tín ngưỡng này đã có một sức hấp dẫn đặc biệt. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hình thức tín ngưỡng này, nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ và cần được nghiên cứu, thảo luận, giải quyết trong đời sống khoa học và trong thực tiễn theo nhiều chiều khác nhau.

Đồng bằng Bắc bộ là một vùng có nhiều lễ hội, nhiều loại hình tín ngưỡng khác nhau, phản ánh quá trình đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và là nơi sản sinh ra nền văn minh sông Hồng, là nơi tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và Mẫu Tam phủ - Tứ phủ được thể hiện đậm nét. Nó thể hiện triết lý sống, một cách nhìn nhận về vũ trụ, hiện tượng tự nhiên…

Tín ngưỡng thờ Mẫu từ lâu đã thâm nhập vào tâm hồn, lối sống của người Việt Nam và đã trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc ta. Nó có nguồn gốc, bản chất giống như những loại hình tín ngưỡng khác song nó có sắc thái riêng với những dấu ấn của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước điển hình và phụ nữ luôn có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Đối với cư dân nông nghiệp xưa, mọi sự vần xoay của vũ trụ và tạo hóa đều được giải thích bằng quan niệm Âm - Dương tương khắc, tương sinh và các yếu tố Đất, Nước, Lúa đều mang âm tính, mang tư cách mẹ. Trong tâm thức của người Việt Nam quan niệm cả nước là một đại gia đình, chung huyết thống tất cả đều do mẹ Âu Cơ sinh ra. Sản phẩm của Nho giáo sinh ra luân lý phụ quyền nhưng theo lẽ tự nhiên của Trời Đất thì mẹ sinh ra con cái, không chỉ có sinh vật mà cả những vật vô tri vô giác cũng đều có Mẹ (Mẹ đất, Mẹ nước, Mẹ lúa, Mẹ rừng…) và có lẽ khởi thủy của xã hội loài người là sống bằng “nguyên lý Mẹ”.

Theo sự phát triển muôn màu, muôn vẻ của tín ngưỡng dân gian không theo qui luật định sẵn nào và tư duy huyền thoại chính là chỗ dựa cho người nông dân xưa kia, giúp họ tạo ra các thần linh vốn là các nhiên thần có một đời sống thực, một lý lịch rõ ràng như người trần gian và trong một xã hội lịch sử nào đó và nhiều nữ thần xuất hiện dưới thời vua Hùng và sau đó họ trở thành Thánh Mẫu.

Nhờ vào các đặc điểm của tín ngưỡng thờ Mẫu như Lịch sử hóa, trần gian hóa, huyền thoại hóa mà lòng dân tin tưởng, việc tôn thờ các vị thần nữ cho dù các vị đó xuất thân là nhân thần hay nhiên thần, thuộc tộc người nào có địa vị thế nào đều được phong những tước hiệu cao quí:Thượng đẳng thần, trung đẳng thần …hay Vương Mẫu, Thánh Mẫu…

Tín ngưỡng thờ mẹ ngày càng bổ sung thêm nhiều những câu chuyện huyền thoại, chuyện lịch sử …để từ đó dân gian tôn một số Mẹ lên thành Mẫu, Mẫu Tam phủ, Mẫu Tứ phủ và thành tín ngưỡng thờ Mẫu. Mặc dù, đó là thờ Mẫu hay Mẫu Tam phủ - Tứ phủ thì đều bắt nguồn từ hiện tượng thờ nữ thần và đi kèm theo các Thánh Mẫu, còn có một đội quân dưới quyền các Mẫu với những cái tên dân dã như: Cô Ba, cô Bảy, ông Hoàng Cả, ông Hoàng Mười…và người ta còn đưa cả một triều đại vào chầu xung quanh đức Thánh Mẫu như hệ thống các vị thần thuộc triều đại nhà Trần cũng có mặt trong điện thờ Mẫu Tứ phủ.

Tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ thường chứa đựng nhiều yếu tố lịch sử trong buổi đầu dựng nước và giữ nước, truyền thuyết dân gian, đan xen vào đó là những yếu tố của nền văn hóa đặc sắc mang tính chất vùng miền, tính phổ biến và tính đa dạng.

Được hình thành từ rất lâu, nên tín ngưỡng thờ Mẫu trong quá trình tồn tại và phát triển đã dung nạp, đan xen nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo khác. ở đồng bằng Bắc bộ hình thức tín ngưỡng thờ Mẫu đã trở thành một tín ngưỡng rất gần gũi với mọi tầng lớp dân cư trong xã hội, được nhân dân thờ phụng ở nhiều nơi, từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi xuống miền xuôi, trong Nam ngoài Bắc. Vì tín ngưỡng thờ Mẫu mang tính bình dân, tiểu nông dân dã nên ngày càng thu hút nhiều người, nhiều đối tượng tin và theo thứ tín ngưỡng này. Tín ngưỡng này ngoài những nghi lễ thờ cúng, còn sản sinh nhiều giá trị văn hóa - nghệ thuật, góp phần bảo lưu nhiều yếu tố văn hóa có giá trị, đậm đà bản sắc dân

tộc. Ngoài ra, tín ngưỡng còn đáp ứng nhu cầu không thể thiếu và khát vọng của đời sống thường nhật của con người.

Ngày nay, khi mà xu hướng toàn cầu hóa đang có mặt trên khắp các quốc gia và đất nước ta đang có những biến đổi sâu sắc về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội thì tín ngưỡng thờ Mẫu cũng đang có những thay đổi cả về mặt lý luận lẫn nhận thức. Tuy nhiên, những thay đổi đó có kèm theo cả xu hướng tiến gần tới những hiện tượng mê tín dị đoan, xu hướng thương mại hóa tín ngưỡng. Song xu hướng chính vẫn là đưa hình thức sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu trở thành hoạt động mang tính văn hóa và xã hội, trở thành nét đẹp truyền thống dân gian trong sinh hoạt cộng đồng, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.

Đảng và Nhà nước ta luôn quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng, thực hiện đường lối, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo và từ thực tiễn hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu hiện nay ở đồng bằng Bắc bộ, tác giả luận văn đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị cơ bản như trên nhằm hạn chế một số tiêu cực, phát huy hiệu quả những yếu tố tích cực của tín ngưỡng thờ Mẫu. Bên cạnh đó, phải quán triệt và thực hiện đúng chủ trương, đường lối nhất quán của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đánh giá đúng giá trị văn hóa, đạo đức của tín ngưỡng thờ Mẫu. Chúng ta đã, đang và sẽ cùng với những giá trị văn hóa truyền thống của mình chủ động hội nhập, thực hiện tốt công cuộc đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh./.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Đặng Anh (2004), Đền Sòng với huyền thoại Liễu Hạnh công chúaNxb Thanh Hoá. 2. Toan ánh (1992), Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Ban Tôn giáo Chính phủ (2005), Văn bản pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo,

Nxb Tôn giáo.

4. Đinh Ngọc Bảo - Đỗ Thanh Bình - Nghiêm Đình Vỳ (1998), Lịch sử thế giới từ thời cổ

đại đến năm 1918, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

6. Lê Thị Chiêng (1997), Mẫu Liễu Tây Hồ, Phòng Văn hoá Thông tin quận Tây Hồ, Hà Nội.

7. Nguyễn Đăng Duy (1998), Văn hoá tâm linh (tái bản có sửa chữa), Nxb Hà Nội.

8. Thành Duy (2006), Bản sắc dân tộc và hiện đại hoá văn hoá Việt Nam mấy vấn đề lý

luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành Trung

ương khoá IX (2003), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đại Việt sử ký toàn thư (2006), Tập I, Nxb Văn học (in lại lần thứ 6).

13. Tạ Đức (1999), Nguồn gốc và sự phát triển của kiến trúc biểu tượng và ngôn ngữ Đông Sơn, Nxb Hội Dân tộc học Việt Nam, Hà Nội.

14. Mai Thanh Hải (1998), Tôn giáo thế giới và Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

15. Mai Thanh Hải (2005), Tìm hiểu tín ngưỡng truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hoá

Thông tin, Hà Nội.

16. Hoàng Quốc Hải (2001), Văn hoá phong tục, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

17. Đỗ Thị hảo (1992), "Về bản Tiên Từ Khả Ký của dòng họ Trần Lê vừa tìm lại được",

Tạp chí Văn học, (5).

18. Đỗ Thị Hảo, Mai Thị Ngọc Chúc (2001), Các nữ thần Việt Nam, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 19. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia (2004), Giáo trình chủ nghĩa

xã hội khoa học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Nguyễn Duy Hinh (2003), Người Việt Nam với Đạo giáo, Nxb Khoa học xã hội, Hà

Nội.

21. Trương Sĩ Hùng (chủ biên) (2003), Mấy tín ngưỡng tôn giáo Đông Nam á, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

22. Đinh Gia Khánh (1992), "Tục thờ Mẫu và những truyền thống văn hoá dân gian ở Việt Nam", Tạp chí Văn học, (5).

23. Vũ Ngọc Khánh (2001), Tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà

Nội.

24. Vũ Ngọc Khánh (1992), "Chúa Liễu qua nguồn thư tịch", Tạp chí Văn học, (5).

25. Vũ Ngọc Khánh (2004), Các bình diện văn hoá Việt Nam những điều học hỏi, Nxb

Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

26. Vũ Ngọc Khánh - Mai Ngọc Chúc - Phạm Ngọc Hà (2002), Nữ thần và thánh Mẫu Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

27. Nguyễn Quang Lê (2001), Khảo sát thực trạng văn hoá lễ hội truyền thống của người Việt ở Đồng bằng Bắc bộ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

28. Đặng Văn Lung (2004), Văn hoá thánh Mẫu, Nxb Văn hoá - Thông tin.

29. Hoàng Lương (2002), Lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam khu vực phía Bắc, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

30. Nguyễn Đức Lữ (chủ biên) (2005), Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

31. C.Mác - Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Lê Hữu Nghĩa - Nguyễn Đức Lữ (chủ biên) (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo

và công tác tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

33. Nhiều tác giả (1999), Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

34. Nguyễn Minh San (1994), Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam, Nxb Văn hoá dân

tộc, Hà Nội.

35. Nguyễn Minh San (1996), Những thần nữ danh tiếng trong văn hoá tín ngưỡng Việt Nam, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

36. Trần Đăng Sinh (2002), Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam ở Đồng bằng Bắc bộ hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

37. Bùi Văn Tam (2004), Phủ Dầy và tín ngưỡng Mẫu Liễu Hạnh, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội (tái bản lần hai).

38. Hà Văn Tăng - Trương Thìn (chủ biên) (1999), Tín ngưỡng mê tín, Nxb Thanh niên. 39. Trương Thìn (2004), Nghi lễ thờ cúng tổ tiên, đền chùa, miếu truyền thống và hiện đại,

Nxb Hà Nội.

40. Trương Thìn (2005), Tôn trọng tự do tín ngưỡng bài trừ mê tín dị đoan, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

41. Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (1992), Hát văn, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.

42. Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (1996), Đạo mẫu ở Việt Nam, Tập 1, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

43. Ngô Đức Thịnh (1992), "Tục thờ Mẫu Liễu Hạnh - một sinh hoạt tín ngưỡng văn hoá cộng đồng", Tạp chí Văn học, (5).

44. Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (2001), Tín ngưỡng và văn hoá tín ngưỡng ở Việt Nam,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

45. Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (2004), Đạo Mẫu và các hình thức shaman trong các tộc người

ở Việt Nam và châu á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

46. Nguyễn Hữu Thông (chủ biên) (1995), Tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung Việt Nam,

Nxb Thuận Hoá, Huế.

47. X.A.Tôcarev (1994), Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

48. Uỷ ban Đoàn kết Công giáo yêu nước Việt Nam (1986), Fidel và tôn giáo những cuộc

trao đổi với linh mục Frelbetto, Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản.

49. Đặng Nghiêm Vạn (1996), Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội.

50. Đặng Nghiêm Vạn (2003), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

51. Viện Khoa học xã hội Việt Nam - Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo (2004), Về tín ngưỡng và tôn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ hiện nay ppt (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)