Các loại hình tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ hiện nay ppt (Trang 26 - 31)

Hiện nay, tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam nói chung và ở đồng bằng Bắc bộ nói riêng rất phong phú và đa dạng, không chỉ là thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh mà xét về mặt tổng thể, tín ngưỡng thờ Mẫu bao gồm:

Một là, dựa vào các thần tích, sử liệu, nguồn gốc …để phân loại các Mẫu theo:

Thứ nhất, mẫu huyền thoại và Mẫu lịch sử.

- Mẫu huyền thoại như: Mẹ của Phù Đổng Thiên Vương tước hiệu là Đổng Xung Thiên Thần Vương Mẫu (đền thờ chính ở Thị Cầu - Bắc Ninh); bà chúa Liễu Hạnh tước hiệu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh được thờ ở rất nhiều nơi;…

- Mẫu Lịch sử: Những Mẫu là nhân vật lịch sử có thực sau khi chết vì nhiều lý do được suy tôn là thánh thần như: ỷ Lan Hoàng Thái Hậu - nguyên phi của vua Lý Thánh Tông(đền thờ chính ở Gia Lâm - Hà Nội và đền Yên Thái -Hà Nội); bà Phạm Thị Ngọc Trần -Hoàng Hậu, vợ cả của vua Lê Thái Tổ và là mẹ của Lê Thái Tông.

Thứ hai, Mẫu trong nước và Mẫu nước ngoài.

- Mẫu trong nước như: Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Âu Cơ, Mẫu Man Nương…

-Mẫu Nước ngoài như: Thái Hậu họ Dương và ba công chúa của vua Tống Bình

(Trung Quốc), được tôn phong là Quốc Mẫu Vương bà Tứ vị thánh nương, được thờ ở đền Cờn (Quỳnh Lưu - Nghệ An); Thiên Hậu Thánh Mẫu người Phúc Kiến Trung Quốc thờ ở

Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh và đền thờ Thiên Hậu cũng có ở: “Tại Hưng Yên nơi phố Hiến có ba nơi là phố Bắc Hà, Hiến Hạ và Đông Đô quảng hội” [33, tr.211].

Thứ ba, Mẫu nhiên thần và Mẫu nhân thần.

- Mẫu nhiên thần có: Mẫu Thoải, Mẫu Thượng Ngàn, Thần núi Tam Đảo được

phong là Tam Đảo Sơn trụ Quốc Mẫu Thái phu nhân chi thần (Thờ ở đền Tây Thiên trên núi Tam Đảo), …

- Mẫu nhân thần có: ỷ Lan Hoàng Thái Hậu, Phạm Thị Ngọc Trần -Hoàng Hậu, vợ cả của vua Lê Thái Tổ và là mẹ của Lê Thái Tông…

Thứ tư, Mẫu có nguồn gốc quyền quý và Mẫu có nguồn gốc bình dân.

- Mẫu có nguồn gốc quyền quý như: Các Thái Hậu, Hoàng Hậu, Công chúa…

những người này có tài năng, đức độ và có công với nước nhà sau khi mất được tôn xưng là Mẫu như: Mẹ của Vua lê Thánh Tông, Tống Hậu, Thái Hậu họ Đỗ tương truyền là mẹ của Lý Thần Tông, con gái của Vua Hùng Nghị Vương (đền thờ ở Vĩnh Phú),…

- Mẫu có nguồn gốc bình dân như: Nàng Vũ Thị Khiết người con gái nghèo ở bến

Vũ Điện, huyện Lý Nhân, tỉnh Nam Định, là vợ chàng lính thú Trương Sinh, “Nhưng rồi phải lấy cái chết để chứng minh cho tấm lòng cao cả ấy của mình. Đời sau thương nàng, lập đền thờ, tôn là Thánh Mẫu” [32, tr.224].

Bà mẹ của ba người con đều có công giúp Vua Hùng chống giặc được phong là Soa NươngThánh Mẫu (thờ ở miếu Mạnh Lương- Đông Anh- Hà Nội)…

Thứ năm, Mẫu được thờ theo tước hiệu: Có 3 loại.

- Loại 1: Tước hiệu Vương Mẫu có: Mẹ của Phù Đổng Thiên Vương mang tước

hiệu là Đổng Xung Thiên Thần Vương Mẫu.

- Loại 2: Tước Hiệu Quốc Mẫu có: Bà Âu Cơ, là mẹ của tất cả con dân đất Việt, là

Mẫu của cả nước. Bà Mang tước hiệu Quốc Mẫu Âu Cơ và được thờ ở đền Quốc Mẫu trong khu vực di tích đền Hùng -Lâm Thao- Phú Thọ

Bà Phạm Thị Ngọc Trần, Hoàng hậu, vợ cả của vua Lê Thái Tổ và là mẹ của Lê Thái Tông, bà được phong là Cung Từ Quốc Thái Mẫu, sau đó năm 1437 lại truy tôn là Cung Từ Quang Mục Quốc Thái Mẫu và được thờ ở huyện Lôi Dương- Thanh Hóa.

Hoàng Hậu vua Tống độ Tông (Trung Quốc) được triều đình Phong kiến Việt Nam tôn phong là Quốc Mẫu cũng nằm trong trường hợp này. Bà được sắc phong là Thượng đẳng Quốc Mẫu Vương bà Tứ Vị Thánh Nương.

Quốc Mẫu là vị Thần núi Tam đảo được phong là Tam đảo Sơn trụ Quốc Mẫu Thái phu nhân Chi Thần, thờ ở đền Tây Thiên trên Núi Tam Đảo…

- Loại 3: Tước hiệu Thánh Mẫu có: Thánh Mẫu Man Nương (thờ ở chùa Dâu-Bắc

Ninh); Thánh Mẫu ỷ Lan; Thánh Mẫu Liễu Hạnh; Tứ vị Thánh Nương (Đại Càn tứ vị thánh Mẫu - Ninh Bình; Đại Càn quốc gia Nam Hải tam tòa Tứ vị hồng thánh nương đại nương - Nam định; Đại Càn quốc gia Nam hải Tam tòa tứ vị thánh nương - Hà Nội; Nam Việt Tống triều quốc mẫu tứ vị hồng nương Càn hải linh từ - Hà Nam; Tứ thánh miếu sự tích - Bắc Ninh); …

Thứ sáu, Mẫu địa phương và Mẫu cả nước.

- Mẫu địa phương: Một số địa phương ở đồng bằng Bắc bộ người ta còn tôn vinh một

số nữ thần địa phương thành những Thánh Mẫu và các Bà cũng được thờ cúng bên cạnh các vị Thánh Mẫu được thờ trên cả nước.Việc thờ các bà chúa, vua bà, thánh mẫu là hiện tượng khá phổ biến mà tỉnh Bắc Ninh là một địa phương điển hình: Tại huyện Yên Phong có bà Chúa Chóa và đền Chóa (xã Dũng Liệt) là vị thần Mẫu của 11 làng Chóa ven bờ sông Cầu; ở thị xã Bắc Ninh có đền thờ mẹ của Phù Đổng Thiên Vương; ở Từ Sơn (Bắc Ninh) có thờ Thánh Mẫu Phạm Thị là mẹ của vua Lý Công Uẩn…

- Mẫu được thờ ở cả nước có: Quốc Mẫu Âu Cơ, Mẫu Liễu Hạnh…

1.1.3.2. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - Tứ phủ

Ngoài các hình thức thờ Mẫu như đã trình bày ở trên, ở đồng bằng Bắc bộ còn có một loại hình Thờ Mẫu rất độc đáo và đang tồn tại khá phổ biến đối với người dân ở đây, đó là tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - Tứ phủ. Các vị Mẫu trong Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - Tứ phủ gồm có: Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Thiên (Có lúc đồng nhất với Mẫu Liễu Hạnh), Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải và Mẫu địa.

Trong tâm thức người dân, từ xa xưa đã có sự tôn thờ người mẹ. Mẹ đem lại cho ta chỗ dựa bằng tấm lòng, vào cánh tay của mẹ … Trong rừng sâu những con thú rất dữ tợn, bạo tàn mà vẫn vâng lời mẹ Núi. Sóng, gió có thể hung dữ nhưng phải nghe theo lời mẹ

Biển. Từ đó ra đời sự tôn thờ mẹ Rừng, mẹ Nước. Đã có hai mẹ của Rừng và Nước, vậy tại sao lại không có mẹ của Trời và đã xuất hiện thêm mẹ của Trời. Bà mẹ của Trời với chức năng quản lý cõi Thiên. Các bà mẹ trên dần dần được ghép cho các huyền thoại, sự tích để rồi các “mẹ” trở thành Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải và Mẫu Thượng Thiên, người ta dành cho mỗi bà một phủ, một tòa riêng. Tam tòa ở đây có thể hiểu theo ba cõi(Trời, Non, Nước).Vì thế xuất hiện tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ- Tam tòa Thánh Mẫu. Đây là thế giới quan dân giã của người Việt từ thời hoang sơ.

Khi có thêm một phủ mới là Địa phủ thì Tam phủ biến thành Tứ phủ, nhưng: “Không rõ từ lúc nào mà Tam phủ biến thành Tứ phủ ” [42, tr.17].

Từ khi xuất hiện “Mẫu” cai quản từng miền vũ trụ hình thành thì bản thân nó đã chứa đựng những nhân tố về vũ trụ luận nguyên sơ thêm vào đó là các niềm tin. Từ đó các điện thờ được dựng lên (có nơi gọi là Tòa) và dần được sắp xếp thành hệ thống và gọi đó là tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - Tứ phủ hay Tam tòa tứ phủ.

“Mẫu” có quyền năng sáng tạo vũ trụ duy nhất, nhưng lại hóa thân thành Tam vị, Tứ vị Thánh Mẫu cai quản các miền khác nhau của vũ trụ:Thiên Phủ (miền trời), Địa Phủ (miền đất), Thoải Phủ (Thủy Phủ- miền sông biển), Nhạc Phủ (miền rừng núi). đứng đầu mỗi Phủ là một vị Thánh Mẫu tương ứng với: Mẫu Thượng Thiên - cai quản Thiên Phủ; Mẫu Địa (địa Tiên Thánh Mẫu) - cai quản Địa Phủ; Mẫu Thoải -cai quản Thoải Phủ và Mẫu Thượng Ngàn - cai quản Nhạc Phủ. Các Mẫu cai quản các miền vũ trụ có nhiều truyền thuyết, huyền thoại khác nhau.

Trong quá trình biến đổi, phát triển từ thờ Mẫu đến Mẫu Tam phủ rồi Tứ phủ, chúng ta chú ý tới giai đoạn từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, xã hội luôn có những biến động. Cuộc sống của nhân dân vô cùng khó khăn, bên cạnh đó sự không ổn định là tình trạng chung cho cuộc sống của mọi tầng lớp xã hội. Từ những lý do trên, người ta mong có một sức mạnh kỳ diệu để giải phóng con người ra khỏi chế độ phong kiến đang suy yếu, một xã hội rối loạn và các cuộc khởi nghiã nông dân triền miên. Vì thế, họ cần có một Mẫu nữa, Mẫu này phải ở cõi nhân sinh mà sự hiện diện của bà ở khắp mọi nơi, mang tính phổ quát và gần gũi với những con người và họ mong muốn có một nhân vật Thánh Mẫu có thân phận như một người phụ nữ bình thường. Vào khoảng thế kỷ XVI, vừa là nhu cầu

phát triển nội tại của thứ tín ngưỡng thờ Mẫu có từ trước, vừa là khát vọng của quần chúng nhân dân, vì thế tín ngưỡng thờ Mẫu bản địa Việt Nam đã thờ thêm một “Mẫu” mang tính phổ biến đó là Mẫu Liễu Hạnh - quan niệm dân gian thường coi Bà là hóa thân, thậm chí đồng nhất với Mẫu Thượng Thiên (vì bà là con gái của Ngọc Hoàng Thượng Đế) và có lúc là Mẫu Địa.

Mẫu Liễu Hạnh ra đời ở thế kỷ XVI, nhưng cho đến nay: “Chưa có tài liệu chính xác để khẳng định Tứ phủ ra đời từ bao giờ” [25, tr.420].

Cũng có thể từ Tam phủ chuyển sang Tứ phủ là sự thể hiện tư duy trong dân gian, từ Tam phủ lên Tứ phủ cho đầy đủ về vũ trụ.

Sự xuất hiện của Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã làm cho tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ nâng lên một trình độ cao hơn và toàn diện hơn.

Chúng ta đều biết nếu như từ tín ngưỡng thờ Mẫu đến tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ đã có một sự phát triển từ cụ thể lên phổ quát, thì từ tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đến tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ lại có sự phát triển ở chỗ tính phổ quát ấy được bổ sung bằng những quan niệm nhân sinh và vũ trụ, nó thể hiện tính hệ thống cao hơn, đặc biệt là những nghi thức, lễ hội.

Tác giả Nguyễn Hồng Dương nhận xét rằng: “Mẫu Tam phủ - Tứ phủ bước đầu đã hình thành một hệ thống thờ cúng trong các đền, phủ, những nghi lễ thờ cúng đã được chuẩn hóa” [51, tr.561].

Trong điện thần thờ Mẫu Tứ phủ, Mẫu Thượng Thiên đã bị lu mờ bên cạnh Mẫu Liễu Hạnh. Phải chăng Mẫu Thượng Thiên vì ở quá xa trên tận trời cao nên không gắn với nhu cầu thực tế, cuộc sống hàng ngày của người dân nên bị lãng quên. Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện đã kéo theo những thần linh trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ gần với đời thường, với trần gian.

Một điều đáng chú ý là đa số trong các điện thờ hiện nay chỉ có Tam Tòa Thánh Mẫu. Trong đó tượng Mẫu Liễu Hạnh được đặt ở giữa và hai bên là Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải. Không có tượng Mẫu Thượng Thiên là do theo quan niệm dân gian Mẫu Liễu Hạnh cũng vốn là con gái của Ngọc Hoàng. Có thể với lý do đó mà Mẫu Liễu Hạnh đồng thời là hóa thân của Mẫu Thượng Thiên và Mẫu địa (địa Tiên Thánh Mẫu)

Tác giả Nguyễn Thị Nga cho rằng: “Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tứ phủ lúc đầu là tín ngưỡng của người Việt ở Bắc Bộ, sau đó mở rộng ra khắp các vùng trong cả nước” [30, tr.143]. Đến nay, đã ghi nhận hơn 250 di tích thờ cúng các nữ thần, trong đó số đông được gọi là Mẫu, Thánh Mẫu, Vương Mẫu, Quốc Mẫu.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ hiện nay ppt (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)