Đặc điểm của Tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ hiện nay ppt (Trang 31 - 35)

Đất nước ta là một quốc gia trải dài, có rất nhiều vùng miền, vốn đặc điểm khác nhau về địa lý, lịch sử. Tình hình kinh tế-xã hội-văn hóa-tư tưởng, lối sống và con người cũng khác nhau nên có ảnh hưởng đến phong cách lối sống, tình hình tín ngưỡng cũng mang những sắc thái không giống nhau.

Đặc điểm của tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ, vốn xuất phát từ hiện tượng thờ nữ thần có nguồn gốc từ rất lâu đời của người Việt. Tuy nhiên, không phải tất cả nữ thần đều là Mẫu. Trong luận văn này tác giả xin chỉ đề cập đến đặc điểm tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ hiện nay.

* Đặc điểm thứ nhất: Tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ mang tính tiểu nông, dân dã và quần chúng:

Bắt nguồn từ cư dân trồng lúa nước ở vùng nhiệt đới gió mùa, cho nên từ quan niệm đến lối nghĩ, nếp sống của người Việt về cơ bản thể hiện những đặc trưng của người nông dân. Cụ thể, trong tiềm thức người ta quan niệm việc tôn thờ thần Đất, thần Lúa, …đều đồng nhất với Âm và nhân hóa thành Nữ tính- Mẹ.

Có thể nói tín ngưỡng Tứ phủ: “Là tín ngưỡng dân dã của người Việt, lọc bỏ những dòng chảy bên lề làm méo mó ý nghĩa khởi nguyên, thì đạo Mẫu biểu hiện một phần tư duy nông dân được kết tụ lại qua quá trình lịch sử” [39, tr.138].

Tín ngưỡng thờ Mẫu có chứa đựng yếu tố “ ma thuật” thu hút mọi người bằng nhiều hình thái văn hóa dân gian như nhảy múa, bài trí điện thờ rực rỡ không theo một qui định nào. Nhiều người đi lễ và đến những nơi thờ Mẫu mà không hiểu nơi đó thờ những ai và có những quyền phép gì? họ đến để cầu xin làm ăn buôn bán có lời (lãi), con cháu được bình an, tai qua nạn khỏi… Họ cho rằng Mẫu có thể cứu hộ độ trì cho muôn vàn chúng

sinh, không phân biệt sang hèn, giầu nghèo… với nhiều mong muốn và nỗi niềm khác nhau. Đây là kết quả tất yếu của nền văn hóa nông nghiệp ở trình độ thấp.

Ngoài ra, nơi thờ tự của tín ngưỡng thờ Mẫu có thể rất khiêm tốn, có thể chỉ là một gian thờ bên cạnh ngôi đền hay ngôi chùa nhỏ nào đó, thậm chí chỉ là một ban thờ khiêm tốn tại một góc chùa theo kiểu “Tiền Phật, hậu Thánh”…

Tuy nhiên, sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu vẫn là loại hình sinh hoạt Văn hóa mang đậm tính dân dã, bình dân. Một tác giả viết rằng tín ngưỡng thờ Mẫu: “ Có thể phản ánh đậm nét tâm hồn người Việt, nó có một sức sống mãnh liệt, uyển chuyển, tự điều chỉnh để phù hợp với mọi hoàn cảnh lịch sử ” [5, tr.18].

Tính dân dã, tính quần chúng của tín ngưỡng thờ Mẫu còn biểu hiện ở chỗ, không phải học thuộc điều răn, cấm kỵ, không lễ nghi cầu kỳ, phức tạp, không có những giáo lý…nên nó dễ đi vào quần chúng, dễ chấp nhận.

* Đặc điểm thứ hai: Nơi thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ có tính hỗn dung với các tín ngưỡng, tôn giáo khác:

Tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ là tín ngưỡng thờ đa thần. Hầu hết các làng, xã ở đồng bằng Bắc bộ đều có đền, miếu, đình, chùa … Giữa tam giáo(Phật, Nho, Lão) và tín ngưỡng dân gian, trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu có mối quan hệ chặt chẽ. Chúng đan xen, thâm nhập vào nhau, cùng tồn tại trong quá khứ và trong hiện tại.

Trong các nơi thờ cúng như đền, phủ, miếu, điện thờ các Mẫu còn có cả một hệ thống các vị thần linh vốn xuất thân từ những tôn giáo, tín ngưỡng khác như Đạo giáo, Phật giáo, Nho giáo, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên… trong đó các Thánh Mẫu luôn được khẳng định ở vị trí trang trọng nhất. Và “ tại cửa Mẫu những buổi hành lễ như vậy qua sự hiện diện của các vị giáng đồng, những chư vị thuộc đủ mọi dân tộc …” [34, tr.129].

Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng không đóng khung trong một khuôn hình mà: “ Bung ra nhiều cung cách dáng vẻ, nhiều khi còn mở toang cửa cho các thần thánh của các tôn giáo, tín ngưỡng khác ùa vào như một liên kết vui vẻ ” [15, tr.154-155].

* Đặc điểm thứ ba: Tín ngưỡng thờ Mẫu mang tính phổ biến:

Tín ngưỡng thờ Mẫu là loại hình tín ngưỡng dân gian. Vì vậy, nó có một vai trò và vị trí khá quan trọng, đáp ứng nhu cầu trong đời sống thường nhật của một bộ phận quần

chúng nhân dân. Thờ Mẫu có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước ta, từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi đến miền núi, có cả ở đô thị lẫn nông thôn và ở nhiều tộc người. Trong cuốn sách “Các nữ thần Việt Nam”, bước đầu đã tập hợp và giới thiệu 75 vị nữ thần tiêu biểu của nước ta. Trong đó có nhiều vị nữ thần được phong là Mẫu, Thánh Mẫu và: “Người xưa cũng đã từng thống kê được các vị Tiên thuần Việt có tới 14/27 vị tiên nữ”[29, tr.82].

Hiện nay, các Mẫu được thờ dưới nhiều hình thức tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau đó là: Mẫu được thờ ở trong Chùa, Phủ, Đền, Điện, Miếu.

* Đặc điểm thứ tư: Niềm tin trong tín ngưỡng phải được vật chất hóa tức nó được

gửi vào vật tin và nó là niềm tin cảm xúc nên chấp nhận những cái “phi lý” và đây cũng là đặc điểm của văn hóa dân gian Việt Nam. Vì thế vật được tin cũng chấp nhận yếu tố “phi lý ” và chuyển hóa thành nhân vật được thờ. Lúc này xuất hiện quá trình thiêng hóa. Quá trình này thể hiện:

Thứ nhất, huyền thoại hóa các Mẫu, là quá trình gán (biến) cho các nhân vật “Mẫu”

một hoặc nhiều huyền thoại.

Ví dụ: Mẫu Thoải có truyền thuyết cho rằng bà là con gái của Động Đình Quân- Thần Long là vợ của Vua Kinh Dương Vương sau đó sinh ra Sùng Lãm. Sùng Lãm tự xưng là Lạc Long Quân.

Truyền thuyết khác lại cho là Mẫu Thoải là vợ hoàng tử Kinh Xuyên, là con gái của Long Vương ở Động Đình Hồ (Trung Quốc). Bà rất yêu chồng, nhưng bị vợ hai của chồng là Thảo Mai ghen ghét và vu cáo nên bà bị chồng nhốt vào rừng sâu, thú dữ không làm hại bà, còn nuôi bà sống. Bà đã gặp và nhờ một nho sĩ chuyển thư cho cha mình, nhờ thế mà bà được cứu thoát…Người đời tôn bà là Mẫu Thoải, lập đền thờ ở Tuyên Quang.

Thứ hai, lịch sử hóa các Mẫu, là biến các “Mẫu” và các thần linh của tín ngưỡng

thờ Mẫu thành các nhân vật lịch sử gắn với quá trình dựng nước và giữ nước của Dân tộc. Chẳng hạn, thời Hùng Vương không có vua (một số nhà Khoa học lại cho rằng đó là thời kỳ công xã nguyên thủy nên không thể có Vua, Vua là từ mượn của thời Phong kiến), nhưng do ý thức về lịch sử nên đã xây dựng nên những huyền thoại có vua Hùng. Từ “Hùng” xuất phát từ Hán chỉ người đứng đầu, thủ lĩnh bộ lạc và bắt đầu là chữ “Khun” hay “Cun” của người Việt Mường.

Thứ ba, địa phương hóa là biến các nhân vật “Mẫu” được thờ là người địa phương.

Ví dụ ở Thuận Thành(Bắc Ninh) có một truyền thuyết Mẫu Âu Cơ sinh ra 100 quả trứng và nở thành 100 con và đã lập đền thờ Bà ở đó. Hay ở Từ Sơn(Bắc Ninh) có truyền thuyết và đền thờ Thánh Mẫu Phạm Thị-là mẹ của vị vua khởi nghiệp triều Lý là Lý Công Uẩn; Bà vợ ba đề Thám(Yên Thế), Cô Chín đồng Mỏ (Lạng Sơn) đều được nhân dân lập đền thờ và gọi đó là nơi thờ Mẫu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ tư, trần gian hóa. Các nhân vật Mẫu được thờ không chỉ được xây dựng với

những truyền thuyết, huyền thoại mà còn có cả lý lịch, nguồn gốc là nhân vật có thật trong nhân gian, có công trạng cụ thể, và được Nhà nước phong kiến phong sắc, biên soạn thần tích … Chẳng hạn Mẫu Liễu Hạnh là con gái của vợ chồng Lê Thái Công ở xã Vân Cát, huyện Thiên Bản thuộc trấn Sơn Nam…; Mẫu Thượng Ngàn là con cháu Vua Hùng …

Các “Mẫu” này đã có nguồn gốc xuất thân, với những kỳ tích, công lao gắn với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

* Đặc điểm thứ năm: Trong tín ngưỡng thờ Mẫu (nhất là thờ MẫuTam phủ - Tứ

phủ), các Mẫu luôn có sự kết hợp đan xen giữa tư duy mang tính vũ trụ luận (trời, đất, nước), tư duy huyền thoại (thiên thần, sơn thần, thủy thần) và tư duy lịch sử (Lạc Long Quân, Âu Cơ, Hùng Vương). Ngoài ra, Các “Mẫu” còn được nhân dân tạo cho một lý lịch, một quyền năng đối với con người. Thông thường các “Mẫu” được người dân gắn cho những đặc tính siêu nhiên, huyền bí. Ví như Bà Chúa Thượng Ngàn với tư cách là Đức Thánh Mẫu trong hệ thống Thánh Mẫu, là cốt lõi tinh hoa, là cơ sở triết lý của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam. Mẫu Liễu Hạnh, bà có thể che chở, giúp đỡ, trừng phạt.. đối với người khi tin và đi theo tín ngưỡng Mẫu này.

* Đặc điểm thứ sáu: Văn hóa Việt Nam có nhiều ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai

như nền văn hóa ấn Độ, Trung Quốc. Tuy nhiên, tín ngưỡng thờ Mẫu lại là một loại hình tín ngưỡng mang bản chất thuần Việt mà văn hóa Hán (Trung Quốc) và văn hóa ấn Độ rất mờ nhạt. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - Tứ phủ là hình thức điển hình nhất. Có thể nói, không ở đâu lại có thể thờ Mẫu của bốn miền như thờ Mẫu của người Việt, trong đó Mẫu Liễu Hạnh là một nữ thần nhưng lại được xếp một trong “tứ bất tử” của dân gian và nhờ có

sự xuất hiện Mẫu Liễu Hạnh thì tín ngưỡng thờ Mẫu đạt đến trình độ hoàn chỉnh về triết lý tôn thờ Mẫu.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ hiện nay ppt (Trang 31 - 35)