Sơn Trang bài trí theo tầng chứ không phải theo lớp như phủ chính. Năm 2005 Động Sơn Trang được tu sửa lại, ngày nay nó càng trở nên khang trang và chắc chắn.
Trong Động Sơn Trang, là nơi thờ Mẫu đệ Nhị Thượng Ngàn Hai chầu và mười hai cô Sơn Trang. Phần trên cùng là thờ Phật Bà nghìn mắt nghìn tay, tầng dưới là Mẫu Sòng Sơn, hai bên là Tứ phủ chầu bà- những người giúp việc cho Mẫu Thượng Ngàn ở miền Sơn Trang. Tầng tiếp theo là trung tâm của tòa Sơn Trang nơi thờ Mẫu đệ Nhị Thượng Ngàn cùng mười hai cô Sơn trang, Nhị vị Chầu Bà ngồi hầu hai bên Mẫu đệ Nhị Thượng Ngàn, thực hiện mệnh lệnh của hai Chầu bà là các thị thần và các cô, các cậu.
Một điều khác biệt hiện nay giữa Phủ Tây Hồ với Phủ Dầy và Đền Sòng là: Vào những tháng đầu năm âm lịch Phủ Tây Hồ không tổ chức lễ hội và hầu bóng. Tuy nhiên, Phủ Tây Hồ lúc nào cũng có nhiều người đến để xin sự phù hộ, che chở và xin lộc của các Thánh Mẫu, cầu mong có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
2.1.2. Thực trạng hoạt động của tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ hiện nay nay
Trước tiên, hoạt động của tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ hiện nay chịu sự tác động của những điều kiện lịch sử và xã hội hiện tại.
Hoạt động của tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ từ 1990 đến nay là tổng hòa những yếu tố chủ quan và khách quan trong đời sống xã hội. Tín ngưỡng thờ Mẫu đã trở thành một tín ngưỡng dân gian bản địa. Lễ hội của tín ngưỡng thờ Mẫu đã thu hút được sự quan tâm của nhiều cơ quan ban ngành trong cả nước. Với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và lòng yêu nước, yêu nền độc lập, tự do, dân chủ nên nhân dân ta đã có cả tình yêu đối với tất cả các di sản văn hóa quí báu mà ông cha để lại. Nghị quyết Ban Chấp hành trung ương Đảng lần thứ năm (khóa VIII) đã đúng khi đề cao nguồn sức mạnh to lớn này. Vì thế, các giá trị văn hóa truyền thống đã nhanh chóng được phục hồi và khởi sắc khắp nơi.
Hiện nay, nghị quyết 24 của Bộ Chính trị …đã mở ra một hướng mới về chính sách tín ngưỡng, tôn giáo. Nhưng kinh tế thị trường cũng mang lại những mặt trái của nó: Sự phân hóa giầu nghèo, sự chênh lệch về mức sống giữa các tầng lớp dân cư hiện nay là một trong nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến sự công bằng trong vấn đề hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần. Hậu quả của việc này là sự khác nhau về quan niệm đạo đức, lối sống…điều này làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, xem thường những giá trị văn hóa truyền thống, bị sa vào những âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
Đất nước Việt Nam ta đang trên đường đổi mới và hòa nhập. Đời sống vật chất ngày càng được nâng cao, tinh thần thoải mái hơn và có điều kiện để chăm lo công việc tâm linh, tín ngưỡng. Cho nên, những năm gần đây, ngày càng có nhiều người tìm đến với tín ngưỡng thờ Mẫu, phần lớn để cầu bình an, công danh thành đạt, cầu thăng quan tiến chức… Bên cạnh những biểu hiện tích cực, còn xuất hiện những biểu hiện tiêu cực như: Tệ đốt vàng mã, xem bói, lên đồng giải hạn… Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước, chúng ta còn gặp phải những điều còn hạn chế cần khắc phục, đó là sự phân hóa giầu nghèo, tham ô, tham những, những bất công lớn trong xã hội …Chính những thiếu sót về mặt xã hội như thế càng khiến cho con người đến gần với tín ngưỡng và tôn giáo.
Ngày nay, người dân ở đồng bằng Bắc bộ ngoài việc thờ phụng tổ tiên ở gia đình, họ còn đến các đền, phủ, chùa để lễ “Mẫu” nhất là dịp đầu năm. Trước kia, đến những nơi thờ Mẫu thường chỉ có những người làm ăn buôn bán nhưng nay đối tượng đó có cả đội ngũ trí thức, công chức nhà nước. Về mặt tâm lý, có người quan niệm “có thờ có thiêng”, nên họ đi cúng lễ để thoải mái về mặt tư tưởng.
Có quan niệm cho rằng những người buôn bán thì “mê tín” hơn, điều này không đúng hoàn toàn, vì mê tín là tình trạng chung, có ở mọi tầng lớp người trong xã hội không phân biệt giới tính, tộc người và thành phần giai cấp.
Tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ hiện nay, còn phụ thuộc vào từng địa phương, từng thời điểm khác nhau mà tín ngưỡng này được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Có những cơ sở thờ tự phần nghi lễ có phần đơn giản, nhưng phần ý thức và tâm linh vẫn được đề cao.Ví dụ. Một trung tâm thờ Mẫu tứ phủ rất nổi tiếng là Phủ Tây Hồ
(Hà Nội) đã từ rất lâu hàng năm không tổ chức lễ hội rước Thánh Mẫu như Phủ Dầy hay Đền Sòng và cũng chính Phủ này từ năm 1996 trở lại đây đã không cho đốt các đồ mã như ti vi, nhà lầu, xe máy và hình nhân thế mạng. Thế nhưng mọi người vẫn đồng tình và đến lễ ở Phủ Tây Hồ ngày càng đông.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, chúng ta đã đạt được những thành tựu nhất định, đã đưa đất nước sang thời kỳ phát triển mới. Ngoài việc chú trọng phát triển kinh tế, còn chú trọng đến phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta xem văn hóa là động lực của phát triển kinh tế. Chính từ những tinh thần ấy, nhiều địa phương đã kết hợp với Bộ văn hóa thông tin, sở văn hóa, phòng văn hóa và các cấp chính quyền đã mở lại những lễ hội thờ Mẫu và đã tạo ra những nét đặc trưng trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, người dân còn muốn thể hiện một quan điểmư sống: Nhắc nhở các thế hệ sau này nhớ về cội nguồn, về tổ tiên người Việt (Lạc Long Quân - Âu Cơ). Điều đó còn góp phần vào việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa cộng đồng, tăng thêm lòng tự hào và lòng yêu quê hương đất nước, đồng thời góp phần bảo vệ an ninh xóm làng. Bởi vì, nơi nào đó xây dựng được văn hóa tín ngưỡng thì giữ được phong tục tập quán truyền thống, tuân thủ đúng pháp luật của Nhà nước, kể cả những luật tục dân gian.
Trong nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng thờ Mẫu, ngoại trừ những yếu tố tiêu cực, còn có những giá trị văn hóa cần quan tâm. Ví dụ, trong lúc lên đồng những trang phục và mầu sắc tương ứng với các vị thánh nhập vào các ông đồng, bà đồng thường mặc như: áo, khăn, đồ trang sức… cầu kỳ và đa dạng. Đây cũng là một hình thức lưu giữ những trang phục cổ truyền của dân tộc.
Các công trình kiến trúc của tín ngưỡng thờ Mẫu ngày nay còn là những di tích lịch sử –văn hoá cần được bảo vệ. Một đặc điểm khi khaỏ sát các trung tâm thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ mà tác giả nhận thấy, đó là kiến trúc thờ Mẫu thường xây dựng dưới dạng quần thể, ít có công trình đơn chiếc, gắn với phong cảnh sơn thuỷ rất đẹp nên du khách ngày nay mến mộ thường lui tới và trở thành nơi hội nhập, giao lưu văn hoá. Ngoài ra, trong tín ngưỡng thờ Mẫu đã còn sử dụng nhiều loại hình nghệ thuật dân gian như: Âm nhạc, múa hát, các bài văn chầu, những bức tượng Mẫu Tứ phủ, mầu sắc trang trí… đều là
nét độc đáo về văn hoá nghệ thuật. Đó là những di dản văn hoá dân tộc quí giá cần được lưu giữ và đánh giá đúng mức.
ở đồng bằng Bắc bộ hiện nay, ngoài các các đền, phủ thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ còn có một ngôi đền được rất nhiều người đến lễ vái và xin lộc… đó là đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) tuy bà chưa được tôn Thánh, nhưng lòng ngưỡng mộ của dân chúng đối với bà rất lớn. Thêm vào đó là sự nghiệp phát triển của nền kinh tế thị trường, đền Bà Chúa Kho đã trở thành một trung tâm thờ “Mẫu ” tầm cỡ Quốc gia, vì đã thu hút được đông đảo khách thập phương trên mọi miền đất nước. Nếu ai đó tin vào thứ tín ngưỡng này đều có thể đến đây vay tiền Bà hoặc xin “lộc rơi lộc vãi”. Đây là một hiện tượng đặc biệt trong tín ngưỡng thờ “Mẫu” của nhân dân ta.
Một thực tế đang diễn ra tại các cơ sở thờ Mẫu hiện nay ở đồng bằng Bắc bộ đó là, lợi dụng việc được phép phục hồi và phát triển một số lễ hội dân gian truyền thống nên nhiều nơi đã “nhường” nơi thờ Mẫu thành nơi để mê tín dị đoan tồn tại. Có nhiều người dựa vào chính sách này mà mở điện thờ Mẫu để cúng bái với mục đích ngoài tín ngưỡng thông thường để mưu lợi cá nhân, để làm giầu bất chính, với đủ các ngón nghề từ xem bói, thánh hiển linh, lên đồng, lập phủ. Cũng có nơi do thiếu sự quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng đã gây ra nạn trộm cắp, lửa đảo, bắt chẹt người đến lễ hội. Hoặc có nơi đã biến những khoảng không gian quanh nơi thờ tự thành địa điểm kinh doanh (Trông giữ xe, bán quán, …). Đặc biệt, hiện nay ở đồng bằng Bắc bộ còn có hiện tượng khá phổ biến trong hoạt động của tín ngưỡng nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng, đó là hiện tượng “khấn hộ” trong các cơ sở thờ tự. Hoạt động này thấy rõ nhất ở đền Bà Chúa Kho(Bắc Ninh), đội quân “khấn hộ” này có thể làm dịch vụ “trọn gói” từ sắm sửa lễ vật, viết sớ…khi có yêu cầu của người đi lễ.
Ngoài ra, còn xuất hiện những đội hầu đồng, hầu bóng “chuyên nghiệp” thành đội “dịch vụ” đến các nơi để xin chầu ở các giá đồng làm giảm bớt sự linh thiêng của hình thức sân khấu tâm linh đặc thù vốn có của nó, làm ô nhiễm môi trường văn hóa. Mặt khác, những đội “chuyên nghiệp” này có những mầu sắc trang phục tùy ý không theo một qui cách nào. Hơn nữa khi họ thực hiện nghi thức tế hay chầu, giọng họ giống một diễn viên
chèo, hay tuồng nên làm cho buổi lễ hầu đồng của tín ngưỡng thờ Mẫu mất đi sự trang nghiêm và khác xa với tín ngưỡng truyền thống.
Hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ hiện nay có những biểu hiện không đơn giản. Tín ngưỡng thờ Mẫu bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau trong xã hội và hiện tại nó đang tồn tại ở trạng thái vận động, biến đổi, đan xen các yếu tố truyền thống - hiện đại, cái tiêu cực - cái tích cực.
Điểm đáng chú ý nữa đang tồn tại trong các lễ hội nói chung và lễ hội thờ Mẫu nói riêng, đó là tính thương mại cũng xuất hiện trong cả phần lễ và phần hội. Thực tế cho thấy ở Phủ Dầy chẳng hạn, Nhà nước và các cấp chính quyền không tài trợ kinh phí tổ chức lễ hội, mặt khác các đền, phủ tổ chức lễ hội còn phải nộp ngân sách cho xã, mọi chi phí đều do các phủ, đền tự lo và cân đối thu chi …Cho nên không tránh khỏi việc xuất hiện những hình thức kinh doanh trong lễ hội.