Đôi nét về mối quan hệ giữa tín ngưỡng thờ Mẫu với các loại hình tín

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ hiện nay ppt (Trang 39 - 43)

ngưỡng, Tôn giáo khác ở đồng bằng Bắc bộ hiện nay

đạo giáo Trung quốc có mặt trong tín ngưỡng thờ Mẫu, đó là hình ảnh của Mẫu Liễu Hạnh, là tiên từ trên trời phạm lỗi đánh vỡ chén ngọc bị đầy xuống trần gian, đầu thai thành người mang tên Giáng tiên.

ảnh hưởng của đạo giáo trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - Tứ phủ là khá rõ. Chúng ta đã biết thời đinh, tiền Lê, Lý, Trần thì Lão giáo là một trong “Tam giáo đồng nguyên”. Tuy nhiên, đến thời Lê thì Lão Giáo bị suy thoái không thịnh hành như Nho giáo nhưng triết lý và pháp thuật của đạo giáo Trung Quốc vẫn được lưu hành, việc Vua Lê Thần Tông cho phép lập ra Nội đạo Tràng. Ngoài ra, có một số vị thánh trong đạo giáo cũng có mặt trong điện thần Tứ phủ của tín ngưỡng thờ Mẫu như Ngọc Hoàng, Nam Tào,

Bắc đẩu, Thái Thượng Lão Quân. Cùng với nó là các phép thuật của thánh Mẫu Liễu Hạnh …

GS. Ngô đức Thịnh cho rằng: “ việc tồn tại phủ thứ tư là nhạc phủ là một nét đặc thù của Đạo giáo dân gian Việt Nam” [45, tr. 30].

Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu cũng có mối quan hệ gắn bó với nhau rất chặt chẽ. Ngay từ khi du nhập và nước ta, Phật giáo đã tự điều chỉnh để phù hợp với những tín ngưỡng và phong tục tập quán truyền thống nước ta.

Chúng ta đã biết đến câu chuyện ở đồng bằng Bắc bộ là nhà sư Khâu đà La vô tình bước qua người nàng Man Nương, sau đó Nàng mang thai sinh ra bé gái sau thành Thạch Quang Phật và sinh ra hiện tượng Tứ Pháp. Nguồn gốc của hiện tượng Tứ Pháp là nữ thần Mây - Mưa - Sấm - Chớp. Man Nương trở thành Phật Mẫu Man Nương.

Một chứng minh nữa được dẫn ra rằng giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu có quan hệ với nhau. Sự tích ở “Sùng sơn đại chiến” giữa bà chúa Liễu Hạnh với thuật pháp Nội đạo Tràng và quân lính triều đình. Cũng tại đây, Bà có uy lực và phép thuật hơn bao giờ hết, tuy nhiên Tiên chúa vẫn bị lừa và phải biến thành con rồng và trốn vào trong một giếng nước. Lúc đó Thích Ca Mầu Ni biết chuyện, đáp mây xuống cứu Tiên Chúa và Liễu Hạnh đã quy phục đức Phật và quy y cửa Phật. Từ đó trở đi Thánh Mẫu tồn tại trong khuôn viên chùa của khắp đồng bằng Bắc bộ nói riêng và hầu hết làng quê Việt Nam nói chung một cấu trúc đa phần là “tiền Phật, hậu Mẫu”, cũng có một số ngôi chùa thì ban thờ Mẫu đặt cạnh với ban thờ Phật (Chùa Bồ đề - Hà Nội), và một số chùa điện thờ Mẫu đặt trước ban thờ Phật(Chùa Vân Hồ - Hà Nội).Như vậy, tín ngưỡng thờ Mẫu luôn có trong sự tồn tại của các ngôi chùa thờ Phật ở Việt Nam. Phật - Mẫu có mối quan hệ gắn bó tương giao và dung hòa, nương tựa vào nhau để cùng tồn tại và phát triển.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên với tín ngưỡng thờ Mẫu cũng tiếp thu và ảnh hưởng lẫn nhau. Điện thần của tín ngưỡng thờ Mẫu mang tính gia tộc có mẹ, có Cha, nói cách khác là có Vua Cha trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - Tứ phủ đó là đức Thánh Trần, nhưng có khi đức Thánh Trần được đồng nhất với Vua Cha Bát Hải đại Vương thuộc dòng Long Thần. Ngày giỗ Vua Cha cũng là ngày giỗ đứcThánh Trần. Mẹ là Mẹ Âu Cơ được gọi là Quốc Mẫu, là mẹ của tất cả con dân đất Việt, là Mẫu của cả nước. Mẹ Âu Cơ được thờ

cúng theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên chứ không phải theo tín ngưỡng nào khác. Dân gian có câu “tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ”. Việc thờ cúng Quốc Mẫu Âu Cơ không như thờ cúng tổ tiên trong gia đình là lập bàn thờ tại nhà mà là một dạng phóng đại của mô thức thờ cúng tổ tiên gia đình. Việc thờ cúng mẹ Âu Cơ được đặt ở đền Quốc Mẫu trên vùng đất Tổ cùng với Vua Hùng. Ngoài ra, giỗ mẹ tháng ba diễn ra ở các ngôi đền thờ Mẫu,và trung tâm vẫn là Phủ Dầy, nơi giáng sinh cũng là nơi hóa của Thánh Mẫu Liễu Hạnh vào đúng ngày 3 tháng 3 hàng năm.

Mặt khác theo GS. Ngô đức Thịnh thì : Việc thờ Cô và thờ Cậu trong tín ngưỡng thờ Mẫu có cội nguồn sâu xa từ việc thờ cúng những người chết trẻ. Bà Cô, ông Mãnh một yếu tố rất quan trọng trong thờ cúng tổ tiên ở các gia tộc và dòng họ.

Tín ngưỡng thờ Mẫu còn có mối liên hệ với Nho giáo. Nó đề cao “dương sinh” tức đề cao Phụ quyền (đối lập với chế độ Mẫu quyền của tín ngưỡng Mẫu). Người Việt từ lâu sống dưới chế độ Phụ quyền cho nên khi xuất hiện Mẫu Liễu Hạnh ở thế kỷ XVI thì họ tìm thấy một niềm tin thần thánh mà từ lâu đang thường trực trong tâm thức họ, đó là hình ảnh về người mẹ bao dung, vị tha, che chở cho đàn con, …

Theo quan niệm của Nho giáo thì Cha của Mẫu Liễu Hạnh là ở trên trời và được mẹ trần gian nuôi dưỡng (mẹ Đất). đất chính là mẹ từ nghìn năm nay được thờ phụng, tôn kính. Theo thuyết của nho giáo thì trời đất cùng một thể, người là yếu tố nối giữa trời và đất. Mẫu Liễu Hạnh là yếu tố, là cầu nối giữa trời và đất. Mặt khác, Mẫu Liễu Hạnh lại tài hoa, thông minh, biết ngâm thơ vịnh nguyệt với tao nhân mặc khách, đàm đạo thơ với các danh nho như Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan…

Ngoài ra, nhìn vào điện thờ của tín ngưỡng thờ Mẫu chúng ta có thể nhận ra vị trí của các thần linh và các chư vị thần thánh đã được sắp xếp theo trật tự của một triều đình phong kiến ảnh hưởng Nho giáo với tam cung, lục viện. Mỗi cõi đều có quyền lực như một triều đình….

Ngoài ra, tín ngưỡng thờ Mẫu còn có quan hệ với tín ngưỡng Tứ Bất Tử vì Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một trong bốn vị thánh của tín ngưỡng tứ bất tử. Không những thế, tín ngưỡng thờ Thành Hoàng của Việt Nam cũng có liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu. Đó là, có những vị vừa là Mẫu vừa là Thành Hoàng của một số làng như: Bà Mẫu Thoải “nơi chính

được hân hạnh thờ bà làm thành hoàng ở làng Viêm Xá, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh” [18, tr.46].

Chương 2

tín ngưỡng thờ Mẫu qua khảo sát một số trung tâm thờ Mẫu và những vấn đề đặt ra hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ hiện nay ppt (Trang 39 - 43)