Lập kế hoạch

Một phần của tài liệu Tình hình QLDA tại BQLDA phát triển chè và cây ăn quả (Trang 92 - 101)

- Do trong giai đoạn 2, dự án đã chuyển mục tiêu từ việc tập trung vào các chỉ tiêu sản xuất (khối lượng khoai tây giống sản xuất được, tăng diện tích, năng suất...) sang các tiêu chí hướng về người hưởng lợi cuối cùng (tăng thu nhập, tăng tỷ trọng thu nhập từ sản xuất khoai tây) nên lĩnh vực can thiệp của dự án cũng cần thay đổi. Cụ thể là cần can thiệp vào khía cạnh khuyến nông với các hoạt động như các chương trình hỗ trợ chuyển đổi giống cây trồng; phổ biến các phương pháp chống xói mòn đất, chống bạc màu, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững; thành lập các tổ, hợp tác xã, hội nông dân trồng khoai tây và đặc biệt là chú trọng tới thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để có thể làm được việc này thì cần nhanh chóng phối hợp với các cơ quan kiểm dịch để ban hành quy định chi tiết về chất lượng khoai tây thương phẩm cũng như thắt chặt kiểm dịch tại cửa khẩu nhằm ngăn chặn khoai nhập từ Trung Quốc. Ngoài ra, do trọng tâm không phải là nghiên cứu và phát triển giống trong nước nên cần xem xét và cân nhắc khả năng tiếp tục nhập những giống mới từ nước ngoài. Giải pháp này tuy làm sản xuất trong nước phụ thuộc vào nguồn giống nhập ngoại nhưng có thể giúp nhanh chóng phát triển thị phần khoai tây trong nước, tạo thói quen tiêu dùng trong bối cảnh sản xuất giống trong nước thiếu hụt xa so với nhu cầu sản xuất khoai thương phẩm. Ngoài ra trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay thì việc lệ thuộc giữa các nền kinh tế là tất yếu, nếu có thể đa dạng hóa nguồn cung cấp thì rủi ro sẽ có thể được giảm bớt.

- Cần đẩy sớm thời gian lập kế hoạch để có thể hoàn thành sớm bản kế hoạch hoạt động cho năm sau và gửi cho bộ Tài Chính, tổ chức tài trợ vốn từ đó có thể sớm được phê duyệt và cấp vốn hoạt động cho các tháng đầu năm. Điều này có thể hạn chế được tình trạng chờ vốn trong những tháng đầu năm tài chính như hiện nay và tạo điều kiện cho các nhà thầu tiếp tục thi công. Để có thể đẩy nhanh quá trình này thì trước hết cần có sự phối hợp của các đơn vị cấp tỉnh mà chủ yếu là các BQLDA tỉnh. Các sơ thảo kế hoạch hoạt động cho năm sau cần được CPMU soạn trước dựa trên nguồn lực dự kiến phân bổ cho các tỉnh, sau đó gửi cho các tỉnh từ sớm để có thể kịp thời bổ sung và chỉnh sửa trước khi gửi lại cho CPMU điều phối lại cho phù hợp với tổng nguồn lực của dự án.

- Để thực hiện tốt công tác cung cấp thông tin thị trường cũng như các kỹ thuật canh tác cho các nông hộ cần công khai các tiêu chuẩn chất lượng của khoai tây giống, phối hợp với các cơ quan khác thì cần có kế hoạch xây dựng trang thông tin điện tử riêng với các thông tin cập nhật không chỉ về dự án mà còn về dự báo thị trường, các quy định pháp luật về chất lượng khoai thương phẩm. Đây là hình thức thông tin ít được chú ý, đặc biệt là trong các dự án nông nghiệp do khả năng tiếp cận của nông dân còn hạn chế. Tuy nhiên xét về lâu dài thì đây là hình thức có hiệu quả và tiết kiệm nhất do đó cần giao cho một cơ quan trung ương có đủ thông tin bao quát, chuyên trách về việc xây dựng và cập nhật thông tin cho trang web. Chức năng này có thể giao cho hiệp hội sản xuất khoai tây. Theo kế hoạch dự án thì hiệp hội này lẽ ra đã được thành lập từ đầu 2009 nhưng do nhiều lý do nên đã bị trì hoãn. Tuy nhiên sự hiện diện của hiệp hội là cần thiết do đó BQL cần xúc tiến việc thành lập (dự kiến là cuối 2009) và có kế hoạch cụ thể về nhiệm vụ của hội cũng như các biện pháp hỗ trợ cho hoạt động của hội trong giai đoạn đầu thành lập.

- Giảm thiểu tác động tới môi trường: Ảnh hưởng của dự án về quản lý nguồn nước và đa dạng sinh học sẽ phải giảm thiểu bằng cách hạn chế việc mở rộng vườn cây ăn quả đến các vùng đất trống. Để khẳng định rằng việc quy hoạch các vườn quả mới sẽ không gây ra ảnh hưởng xấu tới môi trường, công cuộc kế hoạch môi trường và sử dụng đất cần phải được tổ chức cho những cơ quan quy hoạch đất các tỉnh và các khoản tín dụng sẽ không cấp vốn cho các dự án sử dụng đất rừng để trồng cây ăn quả.

1.1.2.2.2.3 Quản lý chất lượng

- Về quản lý chất lượng khoai tây giống: Cần áp dụng các tiêu chuẩn WTO vào quy trình đăng ký, kiểm định chất lượng giống. Để làm được việc này cần có sự phối hợp với các cơ quan đăng kiểm và cấp chứng nhận cũng như các Bộ có liên quan. Các quy định cần chi tiết hóa bằng việc ban hành các nghị định hướng dẫn thực hiện và áp dụng thống nhất trên toàn quốc. Các quy định và tiêu chuẩn này cần được công bố rộng rãi và phải

có hỗ trợ để các đơn vị nhân giống cũng có thể tự kiểm tra, kiểm định chất lượng giống mà mình sản xuất ra chứ không phải chỉ có các trung tâm khảo-kiểm nghiệm giống cây trồng mới có trang bị và nhân lực để làm công tác này như hiện nay. Điều này có nghĩa là cần phải có các đợt tập huấn về lấy mẫu, xét nghiệm, cung cấp thiết bị thí nghiệm cho các đơn vị nhân giống. Có như vậy thì mới có thể hướng tới sự phát triển bền vững sau khi dự án kết thúc.

- Vì sản xuất khoai tây là một ngành còn tương đối mới nên các tiêu chuẩn chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hệ thống giấy chứng nhận chất lượng nhình chung còn cần được bổ sung nhiều thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu phân loại sản phẩm chất lượng cao, an toàn với các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc. Do đó BQLDA trung ương cần yêu cầu các viện nghiên cứu, trung tâm khảo kiểm nghiệm nhanh chóng hoàn thiện các định mức cần thiết và đề nghị lên Cục tiêu chuẩn đo lường Việt Nam ban hành các văn bản pháp quy quy định rõ tiêu chuẩn chất lượng và giấy chứng nhận chất lượng cho khoai thương phẩm và khoai tây giống. Đây là điều kiện quan trọng để có thể xây dựng thương hiệu và quảng bá hình ảnh khoai tây sản xuất trong nước.

- Dựa trên các tiêu chuẩn đó cần tăng cường việc kiểm dịch ở biên giới nhằm hạn chế khoai tây giống và vật liệu trồng chất lượng thấp nhập khẩu từ Trung Quốc, hỗ trợ cho việc sản xuất giống trong nước. Tuy nhiên cần chú ý đơn giản hóa các thủ tục kiểm dịch để có thể rút ngắn thời gian lưu lại ở biên giới, tránh tình trạng chất lượng giống bị giảm sút, tỷ lệ thối hỏng cao do bị lưu lại kiểm dịch vì trong vài năm tới sản xuất trong nước vẫn phải dựa vào việc nhập khẩu khoai tây giống từ nước ngoài mà chủ yếu là từ Trung Quốc.

- Để phổ biến kỹ thuật canh tác một cách hiệu quả hơn thì ngoài việc tập trung vào các khóa tập huấn kỹ thuật cho nông dân thì còn cần chú trọng biên soạn lại và phổ biến các quyển sổ tay kỹ thuật với sự góp ý của không chỉ các chuyên gia của Đức, các chuyên gia thuộc các viện nghiên cứu, vụ khoa học, các trường đại học mà còn của cục bảo vệ

thực vật, các cơ sở khuyến nông tỉnh. Các ý kiến đóng góp của các đơn vị này được đánh giá là sát với thực tế và phù hợp với điều kiện của từng tỉnh do đó rất cần sự tham gia của họ vào việc biên soạn lại các quyển sổ tay này. Trong quá trình biên soạn cần tổ chức nhiều buổi hội thảo với sự góp mặt của các đơn vị kể trên cùng đóng góp ý kiến. Dựa vào các sổ tay này, định kỳ có thể tổ chức đánh giá và xếp loại các cánh đồng/hợp tác xã đồng thời cấp chứng chỉ chất lượng cho các hộ nông dân.

- Cần chú trọng hơn nữa vào việc kiểm định và tiêu chuẩn hóa các nguồn cung cấp giống được sản xuất trong nước thay vì tập trung vào nâng cao số lượng giống được sản xuất hàng năm. Mặc dù hiện này sản xuất giống chưa đáp ứng đủ về số lượng cho sản xuất trong nước và vẫn phải nhập khẩu nhưng thực tế cho thấy chất lượng giống sản xuất trong nước chưa đồng đều cộng với kỹ thuật canh tác của các hộ dân còn yếu nên nếu không kịp thời chấn chỉnh chất lượng nguồn giống thì sẽ không thể xây dựng được thương hiệu, không thể nâng giá bán, không tạo ra hiệu quả kinh tế rõ rệt và vì thế không thể cạnh tranh với khoai tây nhập khẩu, không thể nhân rộng mô hình sản xuất ra các tỉnh khác. Như vậy dự án sẽ không có tính bền vững và ngành sản xuất khoai tây sẽ không phát triển được sau khi dự án kết thúc và không còn hỗ trợ gì từ nước ngoài hay từ phía nhà nước.

- Cần có biện pháp giảm chi phí kiểm định và kiểm nghiệm như tăng thêm số cơ sở kiểm định, nhà nước tiếp tục hỗ trợ một phần cho các đơn vị này thay vì buộc các đơn vị nghiên cứu khoa học tự hạch toán độc lập theo lộ trình hiện nay hoặc có thể cân nhắc khả năng cấp phép cho các đơn vị tư nhân được thực hiện công tác này.

- Để có thể nâng cao nhận thức của các hộ nông dân về việc sử dụng khoai tây giống sạch bệnh và ý thức sử dụng giống xác nhận cần trình bày thêm về hiệu quả kinh tế của các phương pháp sản xuất mới này với các ví dụ thực tiễn từ các địa phương khác trong các buổi tập huấn về kỹ thuật sản xuất. Tuy vậy về lâu dài vẫn cần tập trung giảm chi phí sản xuất cũng như kiểm nghiệm, xây dựng thương hiệu, nâng cao giá bán thì mới có thể

tạo ra hiệu quả kinh tế rõ rệt từ việc sử dụng giống sạch bệnh và tạo động lực thực sự cho các hộ nông dân.

1.1.2.2.2.4 Quản lý nhân lực

- Vì việc dự tính, lập kế hoạch tuyển dụng chuyên viên kỹ thuật và tư vấn hỗ trợ cho BQLDA trung ương là khó chính xác, thường thì số lượng, mức lương, phụ cấp của các nhân sự này do nhu cầu thực tế phát sinh nên không khớp với thiết kế ban đầu của dự án dẫn đến phải làm thủ tục xin cấp vốn với rất nhiều bước phức tạp làm chậm tiến độ. Vì thế, để có thể tạo ra sự linh hoạt thì không nên dự tính và cố định ngân sách cho các chuyên vên tạm thời hỗ trợ BQLDA. Có thể tích hợp chi phí này vào khoản chi phí tư vấn hoặc QLDA khi dự tính kế hoạch ngân sách. Đến khi có thực chi thì BQLDA có thể tự điều tiết để cân đối các khoản chi này.

- Vì với mỗi dự án có một nhà tài trợ khác nhau nên yêu cầu về quản lý tài chính-giải ngân cũng khác nên BQLDA trung ương cần “đi trước” tìm hiểu các quy định này để có thể quán triệt cho các đơn vị thực hiện, đặc biệt là khi 2 dự án này do 2 đơn vị tài trợ vốn khác nhau với những yêu cầu về quản lý tài chính cũng khác nhau. Đây là việc cần làm ngay từ khi dự án bắt đầu triển khai để có thể có một hệ thống báo cáo tài chính thống nhất và đạt tiêu chuẩn. Do đó nên có các chính sách đào tạo tăng cường năng lực cho các cán bộ dự án bên cạnh các chính sách khuyến khích, động viên, tạo công ăn việc làm ổn định cho các cán bộ dự án trước và sau dự án để ngày càng có nhiều cán bộ đủ năng lực tham gia điều hành các dự án.

- Ngoài ra, một phần nguyên nhân của tình trạng chậm giải ngân là do các các bộ ở các cấp trung ương và không trực tiếp quản lý việc thực hiện dự án như Bộ Tài Chính, Bộ NN&PTNT. Các đơn vị này không thường xuyên quản lý dự án nên không nắm rõ về nhu cầu thực tế cũng như các khó khăn mà dự án gặp phải nhưng lại tham gia vào những phần việc rất quan trọng là phê duyệt các khoản chi và thay đổi thiết kế dự án. Trong khi

đó các khoản chi và việc thay đổi thiết kế dự án nông nghiệp là rất lắt nhắt, có nhiều phát sinh không lường trước được nên nếu không nắm rõ về dự án thì sẽ rất khó biết được các khoản mục đó có hợp lý hay không. Nếu chỉ dựa vào các báo cáo của các BQLDA gửi lên thì vai trò và ý kiến chủ quan của các đơn vị này là không đáng kể. Hơn nữa, các dự án đều có đặc thù riêng nêu nếu có thể nâng cao hiểu biết của các cán bộ chuyên viên tại các đơn vị này thì sẽ tạo điều kiện rất lớn cho việc rút ngắn thời gian trình duyệt, nhờ đó tăng cường giải ngân của dự án. Do đó việc đào tạo tăng cường năng lực cũng nên được thực hiện đối với các cán bộ tại các cơ quan trung ương làm nhiệm vụ theo dõi và duyệt các dòng chi về tài chính kế toán của dự án (các cán bộ của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Vụ tham gia quản lý tài chính của Bộ chủ quản dự án, ...). Có như vậy thì tình trạng chậm giải ngân phổ biến hiện nay mới có thể được khắc phục.

- Mặc dù hiện nay dự án có sự giúp đỡ của các chuyên gia kỹ thuật của Đức nhưng cũng cần có kế hoạch đào tạo chuyên sâu cho một số cán bộ chủ chốt để có thể nắm bắt được các bí quyết kỹ thuật, tiếp tục hỗ trợ cho ngành sản xuất khoai tây sau khi các chuyên gia này về nước hoặc sau khi dự án kết thúc. Đây là một điều kiện quan trọng để dự án có thể đạt được sự phát triển bền vững sau này.

- Cần cập nhật và chỉnh sửa các tài liệu kỹ thuật về gieo trồng khoai tây thương phẩm do trong giai đoạn 1 đã sử dụng thêm một số giống mới và dự định sẽ áp dụng thí điểm tại 2 tỉnh miền bắc. Ngoài ra cũng cần điều chỉnh tài liệu cho phù hợp với điều kiện sản xuất từng vùng dựa trên thực tế rút ra từ giai đoạn 1.

- Để có thể tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào QLDA thì cần tăng cương đào tạo, tập huấn cho các cán bộ, đặc biệt là các cán bộ tỉnh về kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm, quản lý cơ sở dữ liệu. Đây là các nội dung tương đối khó cho việc đào tạo vì đòi hỏi thời gian tập huấn tương đối dài, nội dung phải cập nhật và có tính ứng dụng cao tại từng địa phương, ngoài ra do trình độ và các hiểu biết cơ sở về tin học của các cán bộ QLDA tỉnh không đồng đều dẫn đến việc áp dụng một giáo trình chuẩn

chung là khó đạt được. Tuy vậy lợi ích mà công nghệ thông tin mang lại là rất lớn nên vẫn cần có các nội dung này trong các đợt đào tạo, tập huấn. Vì thế các khóa đào tạo cần tập trung hơn nữa cho nội dung này.

- Nội dung của các khóa tập huấn cho nông dân cũng cần đề cập đến các biện pháp canh tác ít ảnh hưởng tới môi trường, chống bạc màu đất, chống xói mòn, sử dụng phân bón hợp lý... vì các mục tiêu về môi trường đươc nhấn mạnh trong thiết kế ban đầu cảu dự án và cũng là một mối quan tâm của tổ chức tài trợ.

Một phần của tài liệu Tình hình QLDA tại BQLDA phát triển chè và cây ăn quả (Trang 92 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w