Với dự án phát triển chè và cây ăn quả: Dự án sẽ gặp phải một số rủi ro trong cả hai lĩnh vực tăng cường thể chế và tín dụng. Việc thiết kế dự án có phân tích ảnh hưởng của các nhân tố này và BQLDA trung ương đã có những góp ý để hạn chế các rủi ro có thể có.
- Về tăng cường thể chế: Trong thiết kế dự án, việc cổ phần hóa các tổn công ty nhà nước có ảnh hưởng lớn đến thành công của dự án nhưng do thực tế triển khai chậm chạp nên để giảm sự phụ thuộc mức độ thành công của dự án vào các xí nghiệp quốc doanh,
BQLDA trung ương đã đề xuất hỗ trợ tín dụng cho các xưởng chế biến trong khu vực tư nhân hiện đang cạnh tranh với các xí nghiệp quốc doanh trong ngành chè và cây ăn quả.
- Về tín dụng: Các nhân tố có thể ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án là: (i) giá cả hoặc sản lượng thấp hơn dự tính; (ii) việc giải ngân vốn vay thấp; (iii) việc thực hiện dự án chậm. Trong thiết kế dự án đã có bảng phân tích độ nhạy của tỷ lệ thu hồi kinh tế đối với các nhân tố này.
Bảng 1.9: Phân tích độ nhạy đối với tỷ lệ thu hồi kinh tế Đơn vị: %
Giả thiết 1 Giả thiết 2 Giả thiết 3 Giả thiết 4
Giá cả - sản lượng 100 80 70 60
Giải ngân vốn vay 100 50 20 10
Tỷ lệ thu hồi kinh tế 25 19 15 10
Nguồn: Tài liệu dự án khả thi của dự án phát triển chè và cây ăn quả – Bộ NN&PTNT Như vậy việc phân tích ảnh hưởng các nhân tố về hiệu quả đã cho thấy dự án vẫn khả thi ngay cả khi giá cả và sản lượng thấp hơn 30% so với dự kiến. Về khả năng chậm trễ trong việc thực hiện dự án thì theo dự tính, dự án có thể sau vài năm mới bắt đầu nhưng sẽ không thực sự bị ảnh hưởng nhiều đối với việc chậm trễ như vậy. Thậm chí có thể kéo dài 2-3 năm nhưng tỷ lệ thu hồi kinh tế không bị giảm đi đáng kể.