Quản lý dự án theo lĩnh vực chủ yếu

Một phần của tài liệu Tình hình QLDA tại BQLDA phát triển chè và cây ăn quả (Trang 36)

1.1.1.2.2.1 Quản lý phạm vi

(*) Với dự án chè-quả: - Xác định phạm vi dự án:

Bộ NN&PTNT đã lập dự án và qua đó xác định phạm vi của dự án là “cấp tín dụng dài hạn để phát triển cây ăn quả và chè đồng thời đưa ra các hỗ trợ về công nghệ. Chè và các loại cây ăn quả lâu năm như vải, nhãn, xoài, chôm chôm, hồng, dứa sẽ được cấp tín

dụng„. Mục tiêu của dự án là: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cho người dân, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản từ việc phát triển cây chè và cây ăn quả, tăng cường bảo vệ môi trường thông qua việc trồng chè, trồng cây ăn quả trên những vùng đất phù hợp đặc biệt là đất đồi, đất đã bị mất rừng. Dự án có 2 hợp phần là tín dụng (do VBARD quản lý) và phi tín dụng (do BQLDA chè-quả quản lý). Hợp phần phi tín dụng có các đầu ra sau: (i) Xây dựng và phổ biến gói công nghệ và thông tin thị trường gồm các hoạt động: cung cấp sổ tay kỹ thuật; chứng nhận vườn ươm; phân loại vùng trồng chè và cây ăn quả; dịch vụ thông tin thị trường; đảm bảo về chất lượng. (ii) Tăng cường nghiên cứu gồm các hoạt động: Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu chè và Viện Nghiên cứu rau quả để đạt được sự bền vững về tài chính và hình thành cơ cấu quản lý hiệu quả. (iii) QLDA gồm: Mua sắm ô tô, trang thiết bị văn phòng dự án; giám sát các hoạt động của hợp phần phi tín dụng. (iv) Đào tạo gồm: Tăng cường năng lực cho các cán bộ của CPMU, PPMU, các cán bộ khuyến nông, các cán bộ kỹ thuật của các Sở NN&PTNT. (v) Dịch vụ tư vấn gồm: trợ giúp về kỹ thuật và kinh doanh, QLDA, tăng cường năng lực nghiên cứu của các Viện, Trung tâm nghiên cứu...

Các chỉ số chính của từng sản phẩm đầu ra của dự án như sau: Tăng năng suất búp chè tươi từ 3 tấn lên 8-12 tấn/ha, đạt từ 5-8.5 tấn quả/ha, nâng cao thu nhập lên 213 USD và 525 USD/năm cho người làm chè và quả tương ứng; tăng sản lượng lên 20.000 tấn/năm đối với chè và 325.000/ tấn/năm đối với quả; tạo ra 26.000 việc làm. Dự án đã nêu cụ thể các mục tiêu mang tính định lượng và định tính trong khung theo dõi và thiết kế.

- Quản lý thay đổi phạm vi:

Để có thể xác định đối tượng tác động một cách có hiệu quả, BQLDA chè-quả đã thực hiện việc phân loại vùng trồng chè và phân loại đối tượng thụ hưởng. Trong đó, BQL đã chỉ đạo xây dựng gần 1.000 bản đồ (29 bản đồ cấp tỉnh, 210 bản đồ cấp huyện và 718 bản đồ cấp xã) tại các địa bàn có tiềm năng cao về trồng chè và cây ăn quả giúp xác định được các vùng mà người vay vốn cư trú. Các bản đồ này được cập nhật hàng năm và hỗ

trợ tỉnh xác định được sự phù hợp của các vùng đất canh tác do người vay vốn tiềm năng sở hữu. Đối với cây chè căn cứ vào việc điều tra đất đai, dự án đã đưa ra các khuyến nghị về loại dòng phù hợp nhất cho từng khu vực, đồng thời cũng hỗ trợ cho các nhà lập kế hoạch sử dụng đất đai xác định được khu vực nào cần có các biện pháp xử lý bảo vệ môi trường.

Về công tác đào tạo nhân lực: BQLDA đã kiến nghị tăng cường phạm vi đào tạo bằng việc tăng thêm các chuyến tập huấn nước ngoài. Ngoài ra nội dung đào tạo cũng cần bao gồm cả các nội dung về môi trường như sử dụng thuốc trừ sâu, tưới tiêu, chống xói mòn đất trong các vườn quả.

Về dịch vụ tư vấn: Trong khuôn khổ thiết kế dự án phát triển chè và cây ăn quả của Bộ NN&PTNT không có dự trù về điều tra cơ bản về kinh tế xã hội mặc dù đây là một nội dung hết sức quan trọng. Vì thế BQLDA chè-quả đã có đề nghị và được ADB chấp thuận bổ sung vào dòng chi để thuê 1 công ty tư vấn trong nước lập báo cáo điều tra kinh tế xã hội.

(*) Với dự án phát triển sản xuất khoai tây:

- Phạm vi dự án trong giai đoạn I: Với dự án này, Bộ NN&PTNT cũng thực hiện công tác lập dự án qua đó xác định địa bàn dự án gồm có 9 tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, trung du và miền núi phía Bắc. Mục tiêu dự án bao gồm mục tiêu tổng thể là “các hộ nông dân nhỏ tăng thu nhập từ sản xuất khoai tây„ (thu nhập từ sản xuất khoai tây của nông hộ tăng từ 20% tổng thu nhập lên 35% và số hộ tăng số nông hộ từ 7000 hộ lên 10.000 hộ). Các mục tiêu cụ thể gồm có: (i) Sản xuất giống và vật liệu trồng từ những giống thích hợp (sản xuất ít nhất 6000 tấn giống đến trước tháng 6/2008; Giống xác nhận được trồng trên diện tích ít nhất là 3000 ha). (ii) Kỹ thuật nhân giống phù hợp cho việc sản xuất và nhân rộng giống khoai tây bền vững tại địa phương được hoàn thiện và áp

dụng. (iii) Nâng cấp các phòng thí nghiệm kiểm tra chất lượng giống, ban hành các quy định cho chứng nhận chất lượng giống, cấp chứng nhận giống.

- Quản lý thay đổi mục tiêu: Trong giai đoạn II của dự án, các mục tiêu cần đạt được là: (i) hỗ trợ việc sản xuất giống bền vững; (ii) tăng cường việc tự công bố của các hợp tác xã sản xuất giống cũng như thanh tra và kiểm soát chất lượng giống; (iii) thiêt lập hệ thống sản xuất khoai tây thương phẩm từ việc sử dụng giống đã xác nhận; (iv) thành lập hiệp hội, nhóm những người sản xuất khoai tây.

1.1.1.2.2.2 Lập kế hoạch tổng quan

- Việc lập kế hoạch hoạt động hàng năm thường được lập vào cuối năm tại Hội thảo Lập kế hoạch và được chia thành 2 cấp: Ở cấp trung ương có sự tham gia của BQLDA trung ương và tất cả các cơ quan kể trên; kế hoạch cấp địa phương có sự tham gia của: nông dân trồng khoai tây, các thương gia, chế biến, cơ quan quản lý và hoạch định chính sách địa phương cũng như các đơn vị tham gia thực hiện dự án. Các kế hoạch cấp trung ương được lập trước sau đó Ban chỉ đạo dự án trung ương sẽ truyền đạt, cụ thể hóa ở từng địa phương mình thông qua Hội thảo Lập kế hoạch cấp địa phương, sau khi được sự thống nhất của giám đốc BQLDA trung ương và cán bộ phụ trách dự án sẽ trở thành văn bản pháp lý để các đơn vị thành viên thực hiện.

(*) Với dự án phát triển chè và cây ăn quả:

- Kế hoạch thực hiện hợp phần công nghệ: Quá trình biên soạn, phổ biến sổ tay kỹ thuật sẽ theo các bước sau: 1/ Các viện thành lập tổ biên soạn sổ tay kỹ thuật, các thành viên của tổ bao gồm các chuyên gia với các chuyên môn khác nhau; 2/ Hội đồngkhoa học-kỹ thuật của viện tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thống nhất nội dung; 3/ tổ biên soạn sẽ chỉnh sửa, hoàn chỉnh nội dung theo ý kiến đóng góp của hội đồng khoa học-viện; 4/ hội thảo lần 2 với sự chủ trì của ban lãnh đạo Vụ khoa học và công nghệ; 5/ tổ kỹ thuật kiểm soát và đánh giá của BQLDA trung ương kiểm tra, chỉnh sửa theo góp ý của các giáo sư;

6/ BQDLA trung ương trình Vụ khoa học và công nghệ thẩm định; 7/ phổ biến tài liệu qua nhiều hình thức như tọa đàm, hội thảo, tập huấn, khóa đào tạo...

- Kế hoạch thực hiện hợp phần chứng nhận chất lượng: Sau khi biên soạn và phổ biến các cuốn sổ tay kỹ thuật và tiêu chuẩn chứng nhận vườn ươm tới các hộ dân, hàng năm tại các tỉnh tham gia dự án đều tổ chức hội đồng hoặc đoàn kiểm tra, đánh giá, xếp loại vườm ươm. Tại các vườn ươm, đoàn sẽ đánh giá về số lượng, chất lượng cây giống, số lượng cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn, địa chỉ nguồn giồng gốc, khả năng tiêu thụ của chủ hộ v.v... sau nhiều lần kiểm tra, đoàn sẽ đánh giá, xếp loại các vườn ươm.

- Kế hoạch thực hiện hợp phần thông tin thị trường: Sau khi triển khai, dự án sẽ xây dựng trang web riêng nhằm cập nhật kịp thời tình hình biến động về giá cả các sản phẩm chè và cây ăn quả tại từng địa phương, sau đó sẽ tổ chức các cuộc hội thảo và các lớp tập huấn nhằm giúp các PPMU tham gia xây dựng nội dung trang web, các biện pháp và thủ tục thẩm định nội dung trước khi đăng tải. Ngoài hình thức truyền thông này, dự án sẽ tổ chức các lớp tập huấn, cấp phát tạp chí, tuyên truyền trên tivi, báo, đài về thông tin thị trường cho các cán bộ PPMU, các đơn vị tham gia dự án và đặc biệt là trực tiếp với người dân tham gia vay vốn.

(*)Với dự án phát triển sản xuất khoai tây:

BQLDA đã lập“tài liệu lập kế hoạch dự án„ gồm “ma trận dự án„ và “kế hoạch hoạt động hàng năm„. Nhìn chung các tài liệu này có chất lượng tốt và đáp ứng chuẩn của GTZ. Việc lập ma trận dự án tuân theo mẫu giới thiệu trong hướng dẫn “Lập kế hoạch theo hướng mục tiêu dự án của GTZ„ theo đó BQL không xác định chỉ tiêu cho các mục tiêu chung trong ma trận dự án và cũng không xác định chỉ tiêu cho các giả định. Trong ma trận dự án này không cụ thể hóa phần tăng diện tích đất trồng khoai tây, năng suất tăng thêm hay thu nhập/ha mà các chỉ tiêu này được chi tiết hóa trong kế hoạch hoạt động hàng năm. Trong giai đoạn 1 thì công tác lập kế hoạch được thực hiện theo hướng sản xuất (tập trung vào khối lượng khoai tây giống sản xuất được, tăng diện tích, năng

suất...) nhưng trong giai đoạn 2, BQLDA đề xuất tập trung vào các chỉ tiêu lợi ích của người hưởng lợi cuối cùng (tăng thu nhập, tăng tỷ trọng thu nhập từ sản xuất khoai tây). Nhìn chung, quan điểm của dự án là rõ ràng và phản ánh đặc thù của khu vực sản xuất khoai tây ở Việt Nam. Khu vực can thiệp (sản xuất khoai tây giống, phát triển các kỹ thuật nhân giống thích hợp, cải tiến hệ thống xác nhận giống, can thiệp tăng cường hiệu quả sản xuất,...) đều khá phù hợp song chưa bao gồm khía cạnh khuyến nông và hoạt động can thiệp trong lĩnh vực này chưa cân xứng.

1.1.1.2.2.3 Quản lý nhân lực

(*) Với dự án chè-quả: BQLDA chè-quả phối hợp với BQLDA tỉnh đã tổ chức các chương trình đào tạo cho cán bộ thuộc CPMU và PPMU; cùng với đó là các khóa tập huấn cho các hộ nông dân bao gồm hội thảo tập huấn, toạ đàm và các khoá học được thiết kế nhằm phổ biến các thông tin về tài chính, kỹ thuật, hỗ trợ cho nông dân có đủ điều kiện vay vốn từ VBARD và Quỹ tín dụng nhân dân, sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Chương trình đào tạo bao gồm các lĩnh vực về canh tác, đảm bảo chất lượng, hình thành vườn ươm, thông tin thị trường, quản lý dịch hại tổng hợp… đã được triển khai tại tất cả các tỉnh tham gia dự án. Các khoá đào tạo đã tận dụng các nguồn lực có sẵn của các Viện nghiên cứu như các cơ sở vật chất giảng dạy và nơi cư trú. Dự án đã tổ chức 287 khoá đào tạo về thông tin thị trường cho gần 15.000 người; đăng tải 576 bài báo trên trang web nhằm phổ biến các biện pháp cách tác và tiếp thị. CPMU đã tổ chức được 7 khóa tham quan học tập nước ngoài, giúp cho 118 cán bộ nâng cao kiến thức và tầm nhìn về công nghệ phát triển chè và cây ăn quả, học tập kinh nghiệm kỹ thuật, quản lý sản xuất, tiếp thị mở rộng thị trường cũng như kỹ năng QLDA vốn ODA.

Bảng 1.8: Kế hoạch và kết quả thực tế về đào tạo Đơn vị: Người Đào tạo/ tập huấn/ hội thảo Kế hoạch Thực tế QLDA, giám sát, kế toán, đánh giá môi trường 33 70 Đào tạo tiểu giáo viên/cán bộ khuyến nông 2480 7787

Số nông dân được đào tạo về canh tác chè 1500 63224 Nông dân được đào tạo về canh tác cây ăn quả 7000 78534 Số cán bộ thuộc các PIU được đào tạo về đánh giá khoản vay 660 680 Số nông dân chủ chốt được đào tạo về kỹ thuật 1020 13140 Số nông dân được đào tạo về đảm bảo chất lượng 1950 963

Nguồn: Báo cáo hoàn thành dự án phát triển chè và cây ăn quả - tháng 12/2008

Từ bảng trên ta có thể thấy rằng số cán bộ của CPMU và PPMU được đào tạo là cao hơn gấp 2 lần so với mục tiêu (70 cán bộ so với 33 cán bộ theo mục tiêu đã thẩm định). Các cán bộ này được đào tạo về quản lý dự án, kế toán, theo dõi và đánh giá, song không có trường hợp nào được đào tạo về đánh giá môi trường như yêu cầu tại giai đoạn thẩm định. Trừ các khoá đào tạo cho bà con nông dân về đảm bảo chất lượng trong chế biến và xử lý sau thu hoạch, số lượng người tham gia nhiều khoá đạo tạo/hội thảo do dự án tổ chức cao hơn so với mục tiêu. Theo BQLDA chè-quả, thiết kế dự án đã dự toán kinh phí cao và các mục tiêu của dự án lại được dự liệu thấp. Thiết kế của dự án không ăn khớp với mục tiêu về số người hưởng lợi như đã nêu ở trong khung theo dõi, thiết kế và số lượng người tham gia các khoá đào tạo. Chỉ duy nhất số nông dân được đào tạo về đảm bảo chất lượng là giảm đi do CPMU quyết định sẽ có các cán bộ chuyên trách đi kiểm tra và hướng dẫn trực tiếp quy trình kỹ thuật cũng như thu thập số liệu; đồng thời nội dung này cũng được lồng ghép trong các buổi tập huấn về kỹ thuật canh tác cho từng nông hộ. BQLDA chè-quả đã có kiến nghị tăng thêm ngân sách cho hoạt động này đồng thời mở rộng quy mô của các lớp học.

(*) Với dự án phát triển sản xuất khoai tây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vì Việt Nam vẫn phải nhập khẩu giống từ các nước khác, chủ yếu là từ Trung Quốc nên công tác kiểm dịch tại cửa khẩu là một hoạt động hết sức quan trọng nhằm kiểm soát sự phát tán sâu bệnh. Vì thế dự án đã hỗ trợ Cục bảo vệ thực vật tổ chức lớp tập huấn cho 18 cán bộ về đánh giá nhanh nguy cơ dịch hại do chuyên gia Úc giảng dạy và sau đó đã áp dụng vào đánh giá dịch bệnh trên khoai tây giống nhập từ Trung Quốc, Hà Lan và

Đức. Với kinh nghiệm và kiến thức đã tiếp thu được, các cán bộ của Cục sẽ tiếp tục thực hiện đánh giá với khoai tây nhập khẩu từ các nước khác, đáp ứng được các yêu cầu của hiệp định SPSS khi Việt Nam gia nhập WTO.

Nguồn nhân lực cho các đơn vị hợp phần, phục vụ cho công tác nhân giống và xác nhận giống được tăng cường thông qua các khóa đào tạo trong và ngoài nước. Năm 2008, 4 cán bộ phòng nuôi cấy mô của các đơn vị được đào tạo về nhân giống tại Hà Lan, 12 người được đi tham quan hệ thống nhân khoai tây giống tại Trung Quốc, 30 người được tập huấn kỹ thuật trồng củ bi từ củ siêu bi và cây in vitro, 6 cán bộ tham gia hội nghị khoai tây quốc tế tại Côn Minh và 3 cán bộ tham gia hội nghị về bảo quản và chế biến khoai tây tại Canada. Nông dân vùng dự án được hưởng lợi từ 40 lớp tập huấn (1500 người, trung bình 35-40 người/lớp) về kỹ thuật sản xuất khoai tây giống và khoai tây thương phẩm, đáp ứng những yêu cầu của thị trường tiêu thụ và chế biến. Ngoài các lớp học nêu trên còn có các sổ tay về kỹ thuật sản xuất khoai tây giống được biên soạn và in

Một phần của tài liệu Tình hình QLDA tại BQLDA phát triển chè và cây ăn quả (Trang 36)