Quản lý vi mô thực hiện dự án

Một phần của tài liệu Tình hình QLDA tại BQLDA phát triển chè và cây ăn quả (Trang 85 - 87)

- Để có thể giảm thiểu sự chậm trễ trong giai đoạn đầu dự án (do sự không thống nhất giữa các cơ quan chức năng trong việc xác định cơ chế quản lý tài chính và cơ chế ra quyết định), cần có sự tham gia và thống nhất của các cơ quan có liên quan như Bộ Tài Chính, Kho Bạc, Bộ Xây Dựng, chính quyền địa phương... ngay từ khi nghiên cứu, lập hồ sơ dự án trong đó có sự chú trọng đúng mức hơn vào việc nghiên cứu cơ cấu quản lý dự án cấp trung ương.

- Cần tập trung phát triển sản xuất khoai tây ở từng vùng trọng điểm để có thể có các hộ, hợp tác xã có quy mô đủ lớn với chất lượng bảo đảm, đồng nhất để giảm chi phí sản xuất, xây dựng thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh với khoai tây nhập khẩu đồng thời rút kinh nghiệm trước khi nhân rộng ra các địa phương khác. Hơn nữa khi tập trung vào một vùng nhất định thì sẽ xây dựng được các nhóm, tổ, hiệp hội sản xuất có thể giúp đỡ lẫn nhau, làm giảm chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ và cũng có thể xây dựng được thương hiệu theo vùng địa lý từ đó có thể tạo ra sự khác biệt trên thị trường và nâng cao giá bán, tăng thu nhập của nông dân từ việc sản xuất khoai tây chất lượng cao. Đó sẽ là tiền đề để có thể nhân rộng mô hình sản xuất ra các địa phương khác và xây dựng phương pháp sản xuất hàng hóa sau này.

- Cần thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý. Hệ thống này sẽ liên kết giữa các cơ quan quản lý của địa phương với mạng máy tính ở các cơ quan điều phối quản lý cấp trung ương như Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính, văn phòng Chính phủ,... với các Ban QLDA và với nhà tài trợ. Ngoài ra, cần thống nhất các phần mềm được sử dụng giữa các cơ quan trung ương và địa phương.

- Do lượng giống sản xuất còn hạn chế mà một trong những khâu quan trọng là nuôi cấy mô nên cần tăng cường cung cấp trang thiết bị cho các phòng nuôi cấy mô, cung cấp nhà lưới, kho lạnh và lưới.

- Nhằm hỗ trợ nông dân ổn định về giá, trong dự án phát triển chè và cây ăn quả thì một số tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi bằng cách tổ chức cho các thương nhân và bà con nông dân gặp mặt trước vụ mùa để ký kết các hợp đồng mua bán chè (tỉnh Thái Nguyên) và quả (tỉnh Bắc Giang). Mục đích này là nhằm làm ổn định về giá trong suốt thời gian vụ mùa. Đây cũng là một gợi ý có thể áp dụng được cho dự án phát triển sản xuất khoai tây giai đoạn 2 vì hiện nay giá cả khoai thương phẩm vẫn phụ thuộc nhiều vào giá khoai nhập từ Trung Quốc nên không ổn định. Nếu có thể thành lập một vùng chuyên canh về khoai tây thì các hộ nông dân có thể hỗ trợ nhau bình ổn giá cả.

- Cần tổ chức điều tra nghiên cứu thị trường bổ sung vì lần điều tra trước không đạt yêu cầu của các chuyên gia. Lần điều tra này cần tập trung xác định hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của 2 phương pháp nhân giống so với các giống khoai tây nhập khẩu từ Trung Quốc để từ đó quyết định xem có nên tiếp tục áp dụng 2 phương pháp này trong giai đoạn 2 hay không. Ngoài ra việc xác định nhu cầu thị trường trong 10 năm tới cũng là một yêu cầu của GTZ và cần phải được triển khai trước khi thực hiện giai đoạn 2. Để tránh lạp lại các sai sót như trong lần điều tra thị trường lần trước và mở rộng phạm vi nghiên cứu, đảm bảo tính tin cậy và tính dự báo thì cần chú trọng hơn nữa vào tính tin cậy của nguồn thông tin và phương pháp thu thập số liệu, cần có thêm các ý kiến tham khảo của các chuyên gia trong ngành ngay từ khi thu thập thông tin. Ngoài ra có thể thuê dịch vụ tư vấn nghiên cứu thị trường để đảm bảo tính trách nhiệm và chính xác trong nghiên cứu. Công tác này cần được tiến hành càng sớm càng tốt để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch và xác định phạm vi dự án cho giai đoạn 2.

- Ngoài điều tra thị trường thì dự án cũng cần có điều tra kinh tế xã hội để có thể phân loại vùng dự án, xác định đối tượng thụ hưởng để từ đó có thể tập trung vào một số vùng

sản xuất trọng điểm, có thể thu hẹp vùng dự án và tập trung vào địa phương có tiềm năng phát triển sản xuất hoặc nhu cầu tiêu thụ thuận lợi để mở rộng sản xuất.

Một phần của tài liệu Tình hình QLDA tại BQLDA phát triển chè và cây ăn quả (Trang 85 - 87)