• Huy động và giải ngân vốn
- Cả 2 dự án đều có sự đóng góp vốn của các đơn vị tham gia thực hiện hợp phần và của người hưởng lợi. Đây là yếu tố tích cực giúp việc sử dụng vốn có trách nhiệm và hiệu quả hơn. Trên thực tế, quy mô đóng góp của các chủ thể này còn lớn hơn trong bản kế
hoạch ban đầu của dự án (xem bảng 1.2) thể hiện sự ủng hộ của những người hưởng lợi và qua đó cho thấy lợi ích mà dự án mang lại.
- Dự án đã được thực hiện có hiệu quả theo đúng hướng dẫn nêu trong thẩm định. Việc giải ngân hợp phần tín dụng sớm trước khi xây dựng mô hình trình diễn, tuyển dụng tư vấn và in ấn các báo cáo kỹ thuật không ảnh hưởng tiêu cực nhiều đến dự án. Mặc dù dự án chè-quả bị trì hoãn hơn 1 năm nhưng sau khi chính thức triển khai thì tiến độ giải ngân vốn luôn đạt yêu cầu (xem bảng 1.4) và thực tế thì tổng vốn giải ngân đã lớn hơn dự kiến. Hợp phần phi tín dụng đã hoàn thành được hết các mục tiêu chính của dự án và đóng góp nhiều trong việc quản lý và hỗ trợ kỹ thuật cho hợp phần tín dụng. Hầu hết các cơ sở chế biến và canh tác chè và cây ăn quả được dự án tài trợ đều có lãi với tỷ suất hoàn vốn nội suy (FIRRs) là 12% đến 35%.
- Kinh phí dành cho công tác QLDA là khá đáng kể (xem bảng 1.4) qua đó dự án chè- quả đã thành lập được 1 BQLDA trung ương và 13 BQLDA tỉnh. Văn phòng làm việc của các Ban này đã được trang bị tất các các thiết bị đồ dùng cần thiết. Công tác QLDA đã được tăng cường cùng với sự hỗ trợ tài chính nhằm theo dõi hoạt động tín dụng-phi tín dụng. Các dịch vụ tư vấn, đào tạo và hội thảo tập huấn nhằm hỗ trợ QLDA một cách hợp lý. Sau khi được Chính phủ phê duyệt, quỹ lương năm 2003 cho các cán bộ thuộc BQLDA cấp tỉnh đã được tăng lên từ 25 triệu đồng/năm lên 36 triệu đồng năm 2003. Một số BQLDA cấp tỉnh đã sử dụng phần tăng thêm này để thuê thêm một số cán bộ thực địa tại cấp huyện và xã chứng tỏ bộ máy tại cấp tỉnh đã hoạt động tốt.
- Với dự án phát triển sản xuất khoai tây: việc huy động thêm được nguồn vốn của các đơn vị hợp phần và đặc biệt là của Bộ NN&PTNT đã thể hiện tính trách nhiệm và sự quan tâm của Bộ, góp phần đem lại hiệu quả và tính bền vững trong việc thực hiện các hoạt động dự án.
• Phối hợp với các đơn vị khác
(*) Đối với dự án chè-quả:
- Có sự phối hợp tốt giữa các BQLDA, các cơ quan tài chính của Chính phủ, các đơn vị tài chính tư nhân, các trường/Viện nghiên cứu do đó không có sự biến động nhiều trong quá trình thực hiện dự án. Dự án có tính phù hợp, nhất quán tính từ lúc thẩm định đến lúc hoàn thành dự án, phù hợp với chương trình và chiến lược Quốc gia của ADB, các mục tiêu phát triển Quốc gia, có tính hợp lý trong thiết kế và có tính đầy đủ trong quá trình xây dựng dự án.
- Các trang thiết bị của dự án đều được mua theo hướng dẫn của ADB mặc dù các hướng dẫn này thiếu thân thiện, không linh hoạt cho các các nhà cung cấp Việt nam - một phần nguyên nhân gây trì hoãn. Việc mua trang thiết bị phục vụ nghiên cứu kỹ thuật cho các viện thường thấp hơn so với dự toán, chi phí thực tế về xây lắp, thiết bị, xe cộ đều giảm 19% so với kế hoạch ngân sách.
- Công tác cải cách chính sách và thể chế cũng được triển khai một cách hiệu quả hơn vì có sự thống nhất giữa VBARD, CPMU, các PPMU, các viện nghiên cứu và các cơ quan của Chính phủ ngay từ khi bắt đầu thực hiện dự án. Một kế hoạch hành động có khung thời gian rõ ràng cho công việc thực hiện công tác cải cách này và các điều kiện giải ngân cũng đã được thống nhất ngày từ thời điểm ban đầu của dự án
- Các quy định và thủ tục về thực hiện dự án đã được BQLDA chè-quả thống nhất và phổ biến cho các BQLDA địa phương ngay từ đầu, điều này đóng góp rất quan trọng cho sự thành công của dự án. Tiến độ về tăng cường xây dựng năng lực được triển khai kết hợp với quá trình thực hiện dự án rất hữu ích trong việc đẩy nhanh tiến độ dự án. Việc phân cấp thực hiện dự án đã giúp địa phương có tính chủ động ở mức nào đó. BQLDA trung ương đóng vai trò then chốt trong công tác theo dõi và giám sát dự án, giúp tạo điều kiện thúc đẩy công việc.
- Tiến độ thực hiện dự án đươc đảm bảo rất tốt. Những kết quả đạt được là phù hợp với mục tiêu lớn ban đầu của dự án. Kết quả này đạt được là do có sự tổ chức hợp lý, cơ cấu quản lý, hợp tác tốt giữa các cơ quan thực hiện dự án
- Dự án này đã có sự hợp tác với một số dự án khác do GTZ tài trợ ở Việt Nam như: “dự án lâm nghiệp xã hội” tại Sơn La và Lai Châu, “dự án quy hoạch phát triển vùng” tại Hà Tĩnh; các dự án ở Trung Quốc như: “dự án phát triển khoai tây Quinghai” (thăm quan, trao đổi thông tin, hội thảo về nhân giống nhanh), và ở Đức với chương trình “quản lý sâu bệnh tổng hợp”. Ngoài ra dự án đang tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của “Trung tâm khoai tây quốc tế” tại Peru.
• Quản lý vi mô thực hiện dự án
- Công tác thực hiện hợp phần phi tín dụng (do BQLDA chè-quả điều hành) được xếp ở mức thỏa mãn. Tiến độ thực hiện dự án là tương đối tốt mặc dù, có sự chậm chễ về mặt thủ tục trong công tác điều hành dự án đã khiến cho dự án bị trì trệ trong năm đầu nhưng do các vấn đề về thủ tục đã được nhanh chóng giải quyết nên từ các năm sau, dự án đã đạt được nhiều tiến độ khả quan.
- Dự án đã cho vay tín dụng để phát triển 1.222 vườm ươm thương mại cao hơn 7 lần so với mục tiêu yêu cầu tại giai đoạn thẩm định (150 vườn ươm). Số lượng nhà máy chè đen và chè xanh đã được phục hồi đúng bằng mục tiêu đề ra (2 nhà máy cho mỗi loại). Tuy nhiên, số lượng các cơ sở chế biến chè xanh quy mô nhỏ được nâng cấp là 6.156 cơ sở đạt 747% mục tiêu đề ra (727 cơ sở); và số lượng các cuộc hội thảo tập huấn về chế biến chè được dự án tài trợ là 493 cuộc hội thảo cao hơn 19 lần so với mục tiêu.
- Các nhà thầu và nhà cung ứng xây lắp nói chung đều thực hiện tốt và hoàn thiện công việc của mình đúng thời gian. Các hợp đồng được trao thẩu đều thông qua đấu thầu cạnh tranh trong nước và theo báo cáo, không có trường hợp nào không hoàn thành hay bị
phạt vì sự chậm chễ trong quá trình hoàn thành thi công công trình. Việc thực hiện của các nhà thầu và nhà cung ứng xây lắp được xếp ở mức hài lòng.
- Về cung cấp thông tin thị trường: Dự án đã xây dựng các hệ thống thông tin thị trường tại tất cả các tỉnh nhằm phổ biến các thông tin về các chủ đề đồng sở thích của bà còn nông dân. Công tác này được tiến hành kết hợp với đài phát thanh và truyền hình địa phương. Các hình thức phổ biến thông tin khác bao gồm các bản tin, tờ rơi, tập san cũng đã được phổ biến cho các cơ quan Nhà nước, cán bộ kỹ thuật và nông dân nhằm cập nhật các xu hướng và tình hình phát triển thị trường hiện nay. Có tổng cộng 29.700 tạp chí và 84.800 cuốn sách nhỏ đã được phân phát cho nông dân trồng chè và cây ăn quả. Khoảng 40.000 bản tin đã được phát thanh trên các trạm phát thanh địa phương và các phương tiện phát thanh cấp thôn bản. Nhằm hỗ trợ nông dân ổn định về giá trong suốt thời gian vụ mùa, một số tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi bằng cách tổ chức cho các thương nhân và bà con nông dân gặp mặt trước vụ mùa để ký kết các hợp đồng mua bán chè (tỉnh Thái Nguyên) và quả (tỉnh Bắc Giang).
• Đánh giá dự án
- BQL đã thực hiện tốt công tác đánh giá giữa kỳ, làm cơ sở để rút kinh nghiệm cho các kỳ tiếp theo của dự án. Tuy vậy việc đánh giá dự án phát triển chè và cây ăn quả mất khá nhiều thời gian do đay là một dự án có quy mô lớn và thực hiên trong thời gian dài. Dự án kết thúc phần kỹ thuật từ T12/2007 nhưng phải đến cuối năm 2008 thì BQLDA chè- quả mới hoàn thành xong các thủ tục đánh giá dự án, thanh quyết toán vốn và lập báo cáo đánh giá cuối kỳ.
- Với cả 2 dự án, BQL đều hoàn thành kịp thời các báo cáo đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ trong đó nêu lên được các khó khăn và đề xuất định hướng cho giai đoạn sau.