• Quản lý phạm vi
Mục tiêu của dự án được đánh giá là nhất quán với chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ theo tiến trình cải cách chuyển dịch từ nền kinh tế quản lý tập trung sang nền kinh tế thị trường tự do. Thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính và tăng cường các hoạt động phát sinh thu nhập ở nông thôn, dự án này đã góp một phần đáng kể vào việc thành lập các doanh nghiệp mới và mở rộng tiến trình hiện đại hoá ở các doanh nghiệp đang hoạt động, từ đó làm giảm bớt sự cách biệt thu nhập đang gia tăng giữa thành thị và nông thôn. Thành công bước đầu của dự án, theo ADB là chấp nhận khoản vay phụ dành cho việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dự án này đã có ảnh hưởng không nhỏ đến việc giải quyết công ăn việc làm ở nông thôn bằng cách tạo ra 376.000 việc làm, đạt 460% chỉ tiêu ban đầu. Phần lớn các chỉ tiêu khác trong khung theo dõi và thiết kế đều đã đạt được, một số chỉ tiêu đã đạt gấp 2-3 lần yêu cầu. Nhìn chung, dự án này có thể được đánh giá có tính phù hợp cao, đạt được chỉ tiêu lợi nhuận đề ra và đi đúng hướng.
• Quản lý nhân lực
Cùng với việc giới thiệu các cuốn cẩm nang hướng dẫn và các khoá hội thảo tập huấn đã giúp cho nông dân có được cơ hội học tập các mô hình canh tác trong nước và nước ngoài . Một chuyến thăm quan học tập tại Thái Lan đã được tổ chức vào đầu năm 2003 giúp các thành viên của đoàn có cơ hội học hỏi kinh nghiệm về các tập quán canh tác, chế biến và tiếp thị sản phẩm cây ăn quả. Chuyến thăm quan này đã được tỉnh Tiền Giang rất quan tâm và đã tự tổ chức một chuyến tương tự bằng nguồn vốn riêng của tỉnh với 31 thành viên tham gia gồm các Lãnh đạo tỉnh/huyện, cán bộ Sở và nông dân chủ chốt. Chuyến thăm quan học tập về chè gồm 29 người đã được tổ chức tới nhiều nước có kinh nghiệm về chế biến và trồng chè. Có tổng số 74 người đã tham gia các chuyến thăm quan học tập nước ngoài trong đó có 15 phụ nữ. Có tổng số 1.945 người trong đó có 475
phụ nữ và 299 người dân tộc thiểu số đã có cơ hội thăm quan các vùng trồng chè tại các tỉnh khác thuộc Việt Nam. Có tổng số 1.117 người đã được tiếp thu thêm kinh nghiệm về trồng cây ăn quả trong khi có 805 người được tiếp thu thêm kinh nghiệm về trồng và chế biến chè.
Các chương trình đào tạo, các chuyến thăm quan học tập được thiết kế tốt đã hỗ trợ tích cực cho công tác thực hiện dự án. Hệ quả của công tác đào tạo tiểu giáo viên là các cán bộ khuyến nông cao cấp đã được sử dụng để tiếp tục chuyển giao kiến thức cho các xã trong đó có các sự tham gia của các cán bộ thuộc quỹ tín dụng nhân dân và bà con nông dân. Số cán bộ của BQLDA chè-quả và các BQLDA tỉnh được đào tạo là cao hơn gấp 2 lần so với mục tiêu (70 cán bộ so với 33 cán bộ theo mục tiêu đã thẩm định).