Trước tình hình cạnh tranh gay gắt trên địa bàn, Ngân hàng Phương Nam thực hiện nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nhu cầu cần thiết cho Chi nhánh.
Đối với Chi nhánh Ngân hàng Phương Nam hoạt động huy động tiền gửi gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua. Do Chi nhánh chưa thực hiện được công tác tiếp thị các sản phẩm tiền gửi đến với khách hàng, cũng như việc quảng bá hình ảnh Chi nhánh để thu hút khách hàng mới.
Bên cạnh đó, Chi nhánh tăng cường tiếp thị các sản phẩm tiền vay đến khách hàng. Tăng cường nhân sự cho bộ phận quản lý và xử lý nợ đối với các hồ sơ vay của khách hàng góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và đảm bảo tăng trưởng tín dụng bền vững trong tương lai. Tiếp tục thực hiện nghiệp vụ bán nợ cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản nhằm xử lý nhanh chóng các món nợ quá hạn.
6.1.3. Kiến nghịđối với Nhà Nước:
Trong việc hoạch định chính sách cần cân đối một cách thích hợp giữa các mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ và sự phát triển bền vững của hệ thống Ngân hàng thương mại. Tránh tình trạng thắt chặt hay nới lỏng quá mức, thay đổi định hướng đột ngột ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại.
Hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp lý liên quan đến tài sản đảm bảo tiền vay. Để trong các trường hợp Ngân hàng đã thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về thế chấp, cầm cố tài sản khi cho vay, thì khi xử lý nợ Ngân hàng được toàn quyền trong việc thanh lý tài sản nhận làm tài sản đảm bảo đó để thu hồi nợ. Nhằm khắc phục những khó
khăn về quy trình, thủ tục và thời gian chờ xử lý tài sản ảnh hưởng lớn đến việc thu hồi vốn cho Ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức để phát hiện và đề ra các biện pháp cải thiện hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại.
Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng, hiện đại hóa hệ thống mạng sao cho thông tin cung cấp được thông suốt, kịp thời. Điều kiện cần thiết để thực hiện quản lý rủi ro tốt là hệ thống thông tin tín dụng phải đầy đủ, cập nhật, chính xác. Chất lượng thông tin càng cụ thể, rõ ràng thì rủi ro trong cho vay của Ngân hàng sẽ càng giảm.
6.2. Kết luận:
Rủi ro tín dụng luôn song hành với hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Rủi ro xuất phát từ hoạt động luôn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng, nó diễn ra rất đa dạng và phức tạp, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trên cơ sở nghiên cứu tiếp xúc thực tiễn, tập hợp, phân tích số liệu về thực trạng hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang, đề tài nghiên cứu đã đạt được những nội dung cơ bản như sau:
Hệ thống hóa mang tính lý luận về các khái niệm, nguyên tắc, bản chất về hoạt động tín dụng và các biện pháp đảm bảo tiền vay. Một số vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng xoay quanh đề cập đến các vấn đề về: khái niệm, dự phòng rủi ro tín dụng, các nguyên nhân và những ảnh hưởng của rủi ro tín dụng, đưa ra các dấu hiệu cảnh báo các khoản vay có vấn đề. Dẫn chứng và giải thích một số chỉ tiêu dùng để đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng. Và phương pháp dùng để quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng. Thực tiễn đã giúp cho các vấn đề, cơ sở lý luận được đề cập được hoàn thiện hơn. Thông qua quá trình thu thập, tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu liên quan đến hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng để nhận định có sơ sở về thực trạng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Phương Nam qua các năm 2006 – 2008.
Nhìn chung về doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ tín dụng của Ngân hàng đều có xu hướng tăng cao qua các năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của dư nợ tín dụng tăng cao là do doanh số cho vay có xu hướng tăng cao, đặc biệt tăng cao nhất vào năm 2008. Trong khi đó, tình hình thu nợ có tăng nhưng không tăng cao như hai chỉ tiêu trên. Do đó, thực hiện tăng trưởng hoạt động cho vay là cần thiết cho sự phát triển của Chi nhánh, nhưng cần thiết hơn cả là công tác thu hồi và xử lý nợ kịp thời.
Xuất phát từ nguyên nhân đó, tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh có xu hướng tăng cao cùng với xu hướng tăng của doanh số cho vay. Tỷ lệ nợ quá hạn tại Chi nhánh qua các năm đều cao hơn mức chấp nhận là 2%/tổng dư nợ. Tình hình nợ xấu qua các năm có xu hướng tăng lên. Đặc biệt chú ý, xuất hiện các khoản nợ có khả năng mất vốn (nhóm V) chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu. Đây chính là vấn đề đặt ra cần giải quyết đối với Chi nhánh trong thời gian sắp tới.
Từ thực trạng trên, luận văn đã đề cập đến một số biện pháp nhằm đo lường, kiểm tra, giám sát, phòng ngừa, hạn chế và xử lý rủi ro phát sinh từ hoạt động tín dụng. Đề tài đã đưa ra hai mô hình kiểm tra, đo lường tín dụng đối với khách hàng. Mô hình định tính dùng để kiểm tra, đánh giá cơ bản về khách hàng. Mô hình định lượng dùng để lượng
hay thu hẹp tín dụng đối với khách hàng. Ngoài ra, còn có biện pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, kiểm tra kỹ lưỡng từ trước, trong và sau khi tiến hành giải ngân. Một số biện pháp phòng ngừa, hạn chế và xử lý các khoản vay có vấn đề một cách hiệu quả và nhanh chóng. Trong đó, việc nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng và kiểm tra kỹ quy trình cho vay là biện pháp cơ bản nhất giúp giảm thiểu rủi ro sẽ phát sinh đối với Chi nhánh trong thời gian tới. Sử dụng đồng thời, các biện pháp xử lý rủi ro nhằm thu hồi các khoản nợ quá hạn tồn đọng góp phần tăng lợi nhuận kinh doanh cho Chi nhánh.
Hy vọng lớn nhất của nghiên cứu này, luận văn có thể đóng góp một phần nhỏ vào hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Phương Nam – Chi nhánh An Giang. Đề xuất ý kiến mong muốn tình hình phân tích, nhận diện sớm các khoản nợ vay có vấn đề để đưa ra các biện pháp thích hợp, kịp thời. Với hệ thống quản lý và xử lý các khoản nợ xấu chặt chẽ, chuyên nghiệp hơn để đảm bảo tỷ lệ nợ xấu tồn tại trong giới hạn chịu đựng của Chi nhánh. Đây là động lực thúc đẩy hoạt động tín dụng của Chi nhánh ngày càng phát triển an toàn và bền vững, đủ sức cạnh tranh với các Chi nhánh Ngân hàng đang tồn tại trên địa bàn.
Tóm tắt chương 6: Đây là chương tổng kết, từ những nhận xét chung về tình hình rủi ro tín dụng tại Chi nhánh đã đề xuất ý kiến đối với Ngân hàng TMCP Phương Nam và đối với Nhà nước. Cuối cùng, kết luận chung về tình hình hoạt động tín dụng và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và xử lý rủi ro tín dụng phát sinh tại Chi nhánh Ngân hàng Phương Nam.
- Phụ lục 01: Tỷ lệ tối đa áp dụng để xác định của tài sản đảm bảo.
- Phụ lục 02: Bảng thống kê các Chi nhánh Ngân hàng và tổ chức tín dụng trên địa bàn Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang.
- Phụ lục 03: Hướng dẫn cơ bản các bước về quy trình cho vay tại Ngân hàng TMCP Phương Nam.
- Phụ lục 04: Các bước thực hiện giải quyết thu hồi nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng Phương Nam.
- Phụ lục 05: Hệ thống các chỉ số tài chính đánh giá tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của khách hàng doanh nghiệp.
- Phụ lục 06: Minh chứng cụ thể về việc thực hiện mô hình chấm điểm tín dụng (mô hình điểm số Z):
Số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm bằng Đồng Việt Nam
tại TCTD 100%
Tín phiếu kho bạc, vàng, số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết
kiệm bằng ngoại tệ tại TCTD 95%
Trái phiếu Chính phủ:
- Có thời hạn còn lại từ 1 năm trở xuống - Có thời hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm - Có thời hạn còn lại trên 5 năm
95% 85% 80% Thương phiếu, giấy tờ có giá của TCTD khác 75%
Chứng khoán của TCTD khác 70%
Chứng khoán của doanh nghiệp 65% Bất động sản (gồm: nhà ở của dân cư có giấy tờ hợp pháp
và/hoặc bất động sản gắn liền với quyền sử dụng đất hợp pháp) 50%
Các loại tài sản đảm bảo khác 30%
2. Ngân hàng Ngoại Quốc Doanh VPBank Mỹ Bình
3. Ngân hàng Nam Việt NAVIBANK Mỹ Bình
4. PGD Ngân hàng Mỹ Xuyên MXBank Mỹ Bình
5. Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Sacombank Mỹ Bình
6. Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL MHB Mỹ Bình
7. Ngân hàng NN – PT Nông thôn Agribank Mỹ Bình
8. PGD Ngân hàng NN – PT Nông thôn Agribank Bình Khánh
9. Ngân hàng Việt Á Vietabank Mỹ Long
10. Ngân hàng Á Châu ACB Mỹ Long
11. Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội SHB Mỹ Long
12. Ngân hàng Ngoại Thương Vietcombank Mỹ Long
13. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển BIDV Mỹ Long
14. Ngân hàng Phát triển Việt Nam VDB Mỹ Long
15. Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank Mỹ Long
16. Ngân hàng Quốc Tế VIB Mỹ Long
17. Ngân hàng Kỹ Thương Techcombank Mỹ Long
18. Ngân hàng Phương Đông OCB Mỹ Long
19. Ngân hàng Công Thương Vietinbank Mỹ Long
20. Ngân hàng Kiên Long KienLong Bank Mỹ Long
21. Ngân hàng Sài Gòn Công Thương SaiGon Bank Mỹ Long
22. PGD Ngân hàng Đông Á Donga Bank Mỹ Xuyên
23. Ngân hàng An Bình AB Bank Mỹ Xuyên
24. Ngân hàng Sài Gòn SCB Mỹ Xuyên
25. Ngân hàng Miền Tây Westernbank Đông Xuyên
26. Ngân hàng Mỹ Xuyên MXBank Mỹ Xuyên
27. PGD Ngân hàng Sài Gòn SCB Mỹ Phước
28. Ngân hàng Đông Á Donga Bank Mỹ Thới
STT Quỹ Tín dụng Tên giao dịch Phường
1. Quỹ Tín dụng Trung Ương Mỹ Long
2. Quỹ Tín dụng Mỹ Bình Mỹ Bình
3. Quỹ Tín dụng Mỹ Phước Mỹ Phước
4. Quỹ Tín dụng Mỹ Hòa Mỹ Hòa
Nhân viên tín dụng tiếp nhận hồ sơ và tiếp xúc với khách hàng. Đây là khâu quan trọng và quyết định các bước tiếp theo của quy trình cho vay. Qua đó, nắm bắt được nhu cầu, mục đích của khách hàng, giới thiệu các thủ tục và chính sách tín dụng của Ngân hàng với khách hàng.
Nhân viên tín dụng cần trao đổi với khách hàng về các điều kiện cơ bản của việc cho vay: số tiền vay, lãi suất, mục đích vay, thời hạn cho vay, tài sản đảm bảo nợ vay, các nguyên tắc cho vay, điều kiện cho vay và quyền, nghĩa vụ của khách hàng.
Với khách hàng đã có quan hệ tín dụng với Ngân hàng Phương Nam, nhân viên tín dụng cần tìm hiểu thêm các nhu cầu vay như: bổ sung nguồn vốn, đầu tư ngắn hạn, mở rộng sản xuất kinh doanh trên cơ sở đánh giá về tư cách và uy tín của khách hàng qua các món vay trước đây.
Điều 2: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn
Nhân viên tín dụng nhận hồ sơ vay vốn, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay và thu thập đầy đủ bộ hồ sơ vay vốn theo đúng quy định của Ngân hàng Phương Nam.
Khi tiếp nhận hồ sơ, nhân viên tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ. Kiểm tra đối chiếu hồ sơ bản chính và bản photo mà khách hàng cung cấp.
Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn của khách hàng, nhân viên tín dụng có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá sơ bộ và báo cáo ngay cho Trưởng phòng hoặc phụ trách kinh doanh tại đơn vị để được chỉ đạo phân công thẩm định hồ sơ vay vốn.
Ngân hàng chỉ tiếp nhận những hồ sơ phù hợp với chính sách tín dụng, quy chế, quy định hiện hành về hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phương Nam và Ngân hàng Nhà nước. Đối với các hồ sơ không hợp lệ, nhân viên tín dụng có trách nhiệm trả lại và thông báo cho khách hàng lý do trả hồ sơ.
Điều 3: Tiến hành thẩm định
Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin phục vụ cho công tác thẩm định. Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ của khách hàng, nhân viên tín dụng cần phải xem qua hồ sơ để nắm bắt được tổng quát các thông tin mà khách hàng cung cấp. Những thông tin mà khách hàng cần cung cấp bổ sung hoặc có những thông tin cần khách hàng làm rõ để phục vụ cho công tác thẩm định. Sau đó, nhân viên tín dụng chủ động hẹn khách hàng để thăm viếng thực tế tại nơi ở, nơi sản xuất kinh doanh, dịch vụ của khách hàng, viếng thăm trực tiếp chủ sở hữu tài sản thế chấp và viếng thăm thực tế tài sản thế chấp.
Kiểm tra, xác minh, đối chiếu thông tin thu thập được với các thông tin từ hồ sơ vay vốn, những thông tin thứ cấp từ báo chí, CIC, đối thủ cạnh tranh hay khách hàng của người vay.
Thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng. Thẩm định về hồ sơ pháp lý, mục đích sử dụng vốn, uy tín khách hàng, nguồn thu nhập trả nợ, tài sản đảm bảo tiền vay, tính pháp lý của tài sản này, tình hình sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư…
Đối với các khoản vay trên 50 triệu đồng Việt Nam, phải tra cứu thông tin của trung tâm thông tin tín dụng (CIC).
Khi hoàn tất việc thẩm định, nhân viên tín dụng chuyển toàn bộ hồ sơ và tờ trình thẩm định cho Trưởng phòng hay phụ trách kinh doanh kiểm tra, xem xét và đề xuất tín dụng cho hợp đồng tín dụng tại đơn vị xem xét, quyết định.
Điều 5: Trình duyệt khoản vay
Trên cơ sở tờ trình thẩm định của nhân viên tín dụng và đề xuất của lãnh đạo Phòng Kinh doanh, Hội đồng tín dụng tại đơn vị có trách nhiệm xem xét, phê duyệt hay đề xuất tín dụng.
Để rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay và tránh làm phiền hà khách hàng. Sở giao dịch/Chi nhánh/Phòng giao dịch đóng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh cần kết hợp với Phòng Quản lý Chi nhánh và Công ty Quản lý nợ – khai thác tài sản để cùng kết hợp thẩm định và đánh giá tài sản đảm bảo tiền vay.
Đối với tất cả các khoản vay không có tài sản đảm bảo (ngoại trừ các trường hợp cho vay không có tài sản đảm bảo đã được Hội đồng tín dụng Ngân hàng Phương Nam chấp nhận trước khi trình Hội đồng quản trị Ngân hàng xét duyệt.
Điều 6: Quyết định thời gian giải quyết hồ sơ tín dụng của khách hàng
Thời gian nhân viên tín dụng tiến hành thẩm định, lập xong báo cáo và hợp đồng tín dụng tại cơ sở phê duyệt/đề xuất tín dụng kể từ khi nhân viên tín dụng nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và các thông tin cần thiết theo yêu cầu của Ngân hàng Phương Nam.
Đối với khách hàng quan hệ lần đầu tiên với Ngân hàng: Vay ngắn hạn và vay trả góp tối đa là 03 ngày làm việc, trung và dài hạn là 07 ngày làm việc.
Đối với khách hàng đã quan hệ với Ngân hàng: Vay ngắn hạn và vay trả góp tối đa là 02 ngày làm việc, trung và dài hạn là 05 ngày làm việc.
Thời gian giải quyết hồ sơ tại Phòng Quản lý chi nhánh: Thực hiện thẩm định và đề xuất tín dụng tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của đơn vị.
Trường hợp giải quyết hồ sơ vay vượt mức phán quyết của Hội đồng tín dụng tại