Các biện pháp nhằm phòng ngừa, hạn chế và xử lý rủi ro tín dụng:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG NAM CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 68)

Kiểm tra kỹ lưỡng từ trước, trong và sau khi tiến hành giải ngân:

Hoạt động kiểm tra tín dụng là một công cụ nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng xuất phát trong suốt quy trình cho vay.

Phân tích và thẩm định tín dụng mục đích để hiểu và kiểm tra tính xác thực về các thông tin của khách hàng. Trong thẩm định tín dụng bao giờ cũng tồn tại hai mâu thuân cơ bản, giữa một bên là thẩm định quá kỹ thì chậm mất khách hàng, với một bên là thẩm định qua loa rủi ro cao. Do đó, việc thẩm định tín dụng phải quán triệt quy trình cho vay của Ngân hàng, thực hiện linh hoạt mà vẫn đảm bảo đầy đủ các bước đã xây dựng sẵn trong quy trình, nhằm hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh. Trong quá trình tìm hiểu thông tin về khách hàng, những kênh thông tin cung cấp thông tin mà Ngân hàng có thể tham chiếu như: trung tâm thông tin tín dụng (CIC), cơ quan thuế… Sau khi đã phân tích, đánh giá, thẩm định khách hàng, hồ sơ được duyệt, cán bộ tín dụng cần soạn thảo hồ sơ tín dụng mang tính ràng buộc chặt chẽ về mặt pháp lý và tiến hành giải ngân.

Quy trình tín dụng chưa thực sự chấm dứt, khi Ngân hàng chưa tiến hành thu hồi được khoản nợ đã giải ngân. Do đó, vấn đề giám sát, quản lý trong khi cho vay là cần thiết và quan trọng cho việc hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra sau khi cho vay. Tiến hành kiểm tra tất cả các loại tín dụng theo định kỳ nhất định, thông thường 30, 60, 90 ngày đối với các khoản tín dụng nhỏ và vừa. Tiến hành kiểm tra thường xuyên đối với những khoản tín dụng lớn; đặc biệt kiểm tra và giám sát những khoản tín dụng có vấn đề.

Đồng thời, cán bộ tín dụng cần theo dõi và kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng, thực thi các phương án, kế hoạch trả nợ, rà soát và bổ sung hồ sơ cần thiết. Mục đích là nhằm phát hiện nhanh chóng những dấu hiệu cảnh báo sớm, nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Từ đó, đề ra những biện pháp nhằm ngăn chặn, phòng ngừa, hạn chế khi tổn thất xảy ra. Một số biện pháp Ngân hàng thường thực hiện là tạm ngưng giải ngân tiếp tục, hay thu hồi nợ sớm, hay đưa ra các giải pháp, hướng đi khác cho khách hàng cải thiện lỗ. Thực hiện việc giám sát, quản lý sau khi giải ngân, giúp cho Ngân hàng và khách hàng tạo lập được mối quan hệ thân thiết. Cán bộ tín dụng có thể nắm bắt những nhu cầu hay khó khăn của khách hàng để tư vấn và cùng giải quyết. Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung quá trình kiểm tra một cách thận trọng và chi tiết, bảo đảm những khía cạnh quan trọng nhất của mỗi khoản tín dụng phải được kiểm tra kịp thời. Kiểm tra khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích ban đầu, kế hoạch trả nợ đúng theo hợp đồng tín dụng, kiểm tra chất lượng và điều kiện của tài sản bảo đảm. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng có phù hợp với dự đoán, ước tính ban đầu hay không, để đưa ra biện pháp khắc phục hiệu quả.

Giai đoạn cuối cùng là thu hồi và xử lý nợ là vấn đề vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc thường xuyên theo dõi, giám sát quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Cán bộ tín dụng thực hiện xem xét tiến trình trả nợ gốc và lãi của khách hàng có đúng theo quy định trong hợp đồng tín dụng. Nếu khách hàng xuất hiện dấu hiệu chậm trả lãi, cần thực hiện các biện pháp nhắc nhở kịp thời, đôn đốc, tìm hiểu nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục cụ thể. Việc xử lý nợ cần thực hiện càng sớm, càng kịp thời càng tốt. Đối với những trường hợp nợ xấu thuộc nhóm III, IV, V Ngân hàng sau khi đã rà soát, tái thẩm định; cần thực hiện các biện pháp thông báo, khởi kiện tại các cơ quan

xuyên kiểm tra để phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro và sai sót nhằm đề nghị biện pháp giải quyết kịp thời. Thực hiện giám sát, quản lý, sắp xếp mã số hồ sơ theo đúng trình tự dễ dàng trong việc quản lý, truy lục và xem xét.

Tiến hành trích lập dự phòng tổn thất tín dụng:

Căn cứ vào hệ thống xếp hạng tín dụng, đánh giá rủi ro và năng lực của Ngân hàng thực hiện trích lập dự phòng trước các khoản cho vay. Việc phân loại, xếp hạng và trích lập dự phòng nhằm để bù đắp những khoản vay có rủi ro và thể hiện khả năng đối phó với rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, những khoản cho vay đã sử dụng dự phòng, không có nghĩa là xóa bỏ mà vẫn thực hiện theo dõi ngoại bảng, tiếp tục thu hồi và xử lý nợ. Việc trích lập dự phòng tổn thất nhằm giúp cho báo cáo của Ngân hàng được lành mạnh hơn.

Nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ tín dụng:

Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng là đồng nghĩa với việc nâng cao năng lực, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức của cán bộ tín dụng. Bởi vì, chính cán bộ tín dụng trực tiếp thực hiện, triển khai các quy trình tín dụng, quy chế cho vay vào thực tiễn, tiếp xúc khách hàng vay vốn. Cho nên, cán bộ tín dụng sẽ nắm được những nhu cầu cần thiết, những nguyên nhân dẫn đến khó khăn của khách hàng và sẽ có những ý kiến thiết thực nhất cho việc hình thành các biện pháp giải quyết.

Trước vai trò đó, Ngân hàng cần phải chuẩn hoá đội ngũ cán bộ tín dụng bằng nhiều biện pháp như tăng cường công tác quản trị điều hành, kiểm tra kiểm soát, thực hiện nghiêm túc các quy định, quy trình cấp tín dụng. Rà soát chấn chỉnh công tác tổ chức cán bộ, chọn người có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt bố trí vào các bộ phận thiết yếu quan trọng, giao dịch trực tiếp với khách hàng. Đồng thời, tăng cường lưc lượng cán bộ tín dụng phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của Ngân hàng. Chính sách lương bổng; phân công phân nhiệm phù hợp với năng lực, chuyên môn nghiệp vụ là một trong những chính sách thu hút cán bộ, nhân viên có năng lực.

Tiến hành đa dạng hóa danh mục cho vay phù hợp với khả năng cấp vốn của Ngân hàng:

Cần đa dạng hóa các danh mục cho vay nhằm phân tán rủi ro và hạn chế việc tập trung cao vào các khoản vay của một số đối tượng, lĩnh vực kinh doanh cụ thể, hay thời hạn cho vay. Đa dạng hóa danh mục cho vay không có nghĩa cho vay đại trà, tất nhiên phải phù hợp và đáp ứng đầy đủ các điều kiện cho vay của Ngân hàng. Việc đa dạng hóa cho vay đối với các doanh nghiệp thuộc cùng một ngành nghề, cùng quy mô, cùng địa bàn… vì có thể có tương quan rủi ro cao. Quản trị danh mục cho vay hợp lý sao cho với tỷ suất sinh lời chấp nhận. Điều này có nghĩa là: “Không nên bỏ trứng vào cùng một giỏ”.

Quản lý hệ thống thông tin tín dụng:

Hệ thống thông tin tín dụng được xây dựng đảm bảo cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, rõ ràng và chính xác. Hệ thống thông ti rủi ro tín dụng được chia làm hai loại: Các thông tin từ môi trường vĩ mô (như: các hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước, những quyết định, thông tư liên quan đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, thông tin về sự suy giảm của một ngành nghề kinh tế…). Các thông tin phục vụ trực tiếp đến hoạt động quản lý rủi ro tín dụng (như: hệ thống thông tin khách hàng vay vốn do quá trình thu thập, thẩm định đối với khách hàng, thông

xấu, danh sách khách hàng nợ xấu….). Quản lý thông tin tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý rủi ro tín dụng, bởi rủi ro có thể phát sinh do sự mất cân xứng về thông tin giữa Ngân hàng và khách hàng.

Thực hiện các biện pháp thu hồi và xử lý các khoản nợ quá hạn có tài sản đảm bảo:

Sử dụng nghiệp vụ mua bán nợ: Đồng thời với việc tận lực thu hồi các khoản nợ xấu, việc xử lý nợ thông qua việc bán nợ cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản sẽ giúp cho Ngân hàng nhằm thu hồi sớm các khoản nợ quá hạn tồn đọng tại Ngân hàng.

Tiến hành giảm lãi cho các khách hàng nợ xấu có khả năng mất vốn: Thực hiện các chính sách giảm lãi vay quá hạn phát sinh đối với những khách hàng có cố gắng tìm kiếm được nguồn trả nợ sau một thời gian gặp khó khăn về kinh tế. Bởi vì, khi lâm vào tình trạng khó khăn khi thất bại trong việc hoạt động kinh doanh, khách hàng không đủ nguồn vốn để thực hiện trả nợ cho Ngân hàng. Tình hình lãi suất quá hạn tăng cao trên cơ sở một phân vốn gốc quá hạn sẽ tạo thêm áp lực đối với khách hàng trong việc tất toán. Đây là một trong những chính sách khuyến khích thiện ý trả nợ của khách hàng và xây dựng được uy tín, thương hiệu của Ngân hàng đối với khách hàng. Việc thất bại của khách hàng hôm nay không có nghĩa là mãi mãi và mối quan hệ tín dụng của Ngân hàng cùng khách hàng cũng không chỉ trong hiện tại. Chính sách giảm bớt lãi quá hạn tăng cao nhằm khuyến khích khách hàng trả dứt nợ và tiếp tục hoạt động kinh doanh với phương án khả thi hơn.

Tóm tắt chương 5: Đề cập một số biện pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Phương Nam. Từ việc xây dựng, thực hiện chính sách tín dụng thích hợp đến việc thực hiện các mô hình tín dụng (định tính và định lượng) nhằm hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh. Đồng thời, thực hiện một số biện pháp xuất phát trên cơ sở nguyên nhân tín dụng gây ra nhằm phòng ngừa, hạn chế và xử lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng.

CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN 6.1. Nhận xét và kiến nghị:

6.1.1. Nhn xét chung:

Qua quá trình phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro xuất phát từ hoạt động này đã giúp nhận định cụ thể hơn về những mặt đạt được và mặt hạn chế của Chi nhánh trong những năm vừa qua. Trong tình hình hoạt động cho vay, vấn đề lưu ý ở đây là chất lượng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh trong thời gian 2006 – 2008. Tình hình nợ quá hạn tăng cao, với tình hình nợ xấu mà cụ thể là các khoản nợ có khả năng mất vốn và lãi theo dõi ngoại bảng ở mức đáng lo ngại. Chính vì thế, trong thời gian qua Ngân hàng đã thực hiện đưa ra các sản phẩm tín dụng với giá trị lớn. Mục đích là vẫn đảm bảo doanh số cho vay tăng trưởng, một mặt hạn chế thời gian thẩm định và quản lý các hồ sơ nhỏ lẻ. Nhằm thực hiện phân công cán bộ tín dụng rà soát, kiểm tra, giám sát và tiến hành thu hồi nợ khi đến hạn và tiến hành khởi kiện xử lý các món vay đã quá hạn. Đây chỉ là chính sách mang tính chất giải quyết kịp thời trong ngắn hạn. Với tình hình cạnh tranh gay gắt trên địa bàn, với một chính sách tín dụng đa dạng, linh hoạt sẽ dễ dàng thâm nhập vào không khí chung của hệ thống Ngân hàng đang hoạt động hiện nay trên địa bàn.

Để cải thiện tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh cần sự hỗ trợ nhiều từ Ngân hàng Hội sở và Chính quyền địa phương trên địa bàn Tỉnh An Giang.

6.1.2. Kiến nghđối vi Ngân hàng thương mi c phn Phương Nam:

Trước tình hình cạnh tranh gay gắt trên địa bàn, Ngân hàng Phương Nam thực hiện nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nhu cầu cần thiết cho Chi nhánh.

Đối với Chi nhánh Ngân hàng Phương Nam hoạt động huy động tiền gửi gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua. Do Chi nhánh chưa thực hiện được công tác tiếp thị các sản phẩm tiền gửi đến với khách hàng, cũng như việc quảng bá hình ảnh Chi nhánh để thu hút khách hàng mới.

Bên cạnh đó, Chi nhánh tăng cường tiếp thị các sản phẩm tiền vay đến khách hàng. Tăng cường nhân sự cho bộ phận quản lý và xử lý nợ đối với các hồ sơ vay của khách hàng góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và đảm bảo tăng trưởng tín dụng bền vững trong tương lai. Tiếp tục thực hiện nghiệp vụ bán nợ cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản nhằm xử lý nhanh chóng các món nợ quá hạn.

6.1.3. Kiến nghđối vi Nhà Nước:

Trong việc hoạch định chính sách cần cân đối một cách thích hợp giữa các mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ và sự phát triển bền vững của hệ thống Ngân hàng thương mại. Tránh tình trạng thắt chặt hay nới lỏng quá mức, thay đổi định hướng đột ngột ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại.

Hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp lý liên quan đến tài sản đảm bảo tiền vay. Để trong các trường hợp Ngân hàng đã thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về thế chấp, cầm cố tài sản khi cho vay, thì khi xử lý nợ Ngân hàng được toàn quyền trong việc thanh lý tài sản nhận làm tài sản đảm bảo đó để thu hồi nợ. Nhằm khắc phục những khó

khăn về quy trình, thủ tục và thời gian chờ xử lý tài sản ảnh hưởng lớn đến việc thu hồi vốn cho Ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước thực hiện công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức để phát hiện và đề ra các biện pháp cải thiện hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại.

Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng, hiện đại hóa hệ thống mạng sao cho thông tin cung cấp được thông suốt, kịp thời. Điều kiện cần thiết để thực hiện quản lý rủi ro tốt là hệ thống thông tin tín dụng phải đầy đủ, cập nhật, chính xác. Chất lượng thông tin càng cụ thể, rõ ràng thì rủi ro trong cho vay của Ngân hàng sẽ càng giảm.

6.2. Kết luận:

Rủi ro tín dụng luôn song hành với hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Rủi ro xuất phát từ hoạt động luôn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng, nó diễn ra rất đa dạng và phức tạp, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trên cơ sở nghiên cứu tiếp xúc thực tiễn, tập hợp, phân tích số liệu về thực trạng hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang, đề tài nghiên cứu đã đạt được những nội dung cơ bản như sau:

Hệ thống hóa mang tính lý luận về các khái niệm, nguyên tắc, bản chất về hoạt động tín dụng và các biện pháp đảm bảo tiền vay. Một số vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng xoay quanh đề cập đến các vấn đề về: khái niệm, dự phòng rủi ro tín dụng, các nguyên nhân và những ảnh hưởng của rủi ro tín dụng, đưa ra các dấu hiệu cảnh báo các khoản vay có vấn đề. Dẫn chứng và giải thích một số chỉ tiêu dùng để đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng. Và phương pháp dùng để quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng. Thực tiễn đã giúp cho các vấn đề, cơ sở lý luận được đề cập được hoàn thiện hơn. Thông qua quá trình thu thập, tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu liên quan đến hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng để nhận định có sơ sở về thực trạng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Phương Nam qua các năm 2006 – 2008.

Nhìn chung về doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ tín dụng của Ngân hàng đều có xu hướng tăng cao qua các năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của dư nợ tín

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG NAM CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)