Ngân hàng căn cứ vào nhu cầu vay vốn và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của mình để tự quyết định mức cho vay.
Giới hạn tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng. Trừ trường hợp đối với những khoản vay từ các nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng, hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn; thì các Ngân hàng cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của Ngân hàng. Trong đó, mức cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định trên.
4.1.6. Quy định về trả nợ gốc và lãi:
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khả năng tài chính, thu nhập và nguồn trả nợ của khách hàng. Ngân hàng Phương Nam và khách hàng thỏa thuận về việc trả nợ gốc và lãi tiền vay.
Trả nợ gốc một (01) lần hoặc nhiều lần theo các kỳ hạn trả nợ hàng tháng, hàng quý, thỏa thuận kỳ hạn trả nợ riêng trong hợp đồng tín dụng. Ngân hàng có quyền quyết định loại kỳ hạn trả nợ và thông báo cho bên vay. Nếu Ngân hàng không thông báo thì bên vay trả nợ hàng quý.
Trả lãi hàng tháng, hàng quý, cuối kỳ, thỏa thuận kỳ hạn trả lãi riêng trong hợp đồng tín dụng.
Việc thu hồi nợ thực hiện theo thứ tự sau: các khoản phải trả khác (nếu có), lãi phạt, lãi trong hạn, nợ gốc.
Đối với các khoản vay không trả đúng hạn được Ngân hàng đánh giá là không có khả năng trả đúng hạn và không chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Thì số dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng đó là nợ quá hạn. Ngân hàng thực hiện các biện pháp thu
hồi nợ, việc phạt chậm trả đối với nợ quá hạn và nợ lãi vốn vay do hai (02) bên thỏa thuận.
Việc thu hồi nợ quá hạn theo thứ tự: nợ gốc, lãi trong hạn, lãi quá hạn, các khoản phải trả khác (nếu có). Riêng trường hợp quá hạn do vi phạm kỳ hạn trả nợ (thời hạn trước hợp đồng tín dụng vẫn còn) thì thu nợ vẫn theo thứ tự trên; nhưng kỳ hạn nào phát sinh trước thì thu trước, phát sinh sau thì thu sau.
Nếu khoản vay đã sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý thì việc thu hồi nợ theo thứ tự sau: nợ gốc nội bảng, nợ gốc ngoại bảng, lãi trong hạn, lãi quá hạn, các khoản phải trả khác (nếu có).
Trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn thì Ngân hàng căn cứ vào thời điểm khách hàng thanh toán để tính toán lãi. Đối với cho vay trả góp, khi khách hàng có nhu cầu tất toán khoản vay trước hạn thì thực hiện thu phí thanh lý trước hạn như sau:
Tính tổng số tiền lãi trả góp khách hàng đã nộp (a). Tính tổng số tiền lãi khách hàng phải trả theo lãi suất 120% lãi suất cho vay (theo lãi suất tại thời điểm tất toán), tương ứng với thời hạn khách hàng đã vay trên dư nợ vay thay đổi từng thời điểm (b). Nếu, (a)> (b) thì không thu; nếu (a) < (b) thì thu phần chênh lệch (b) – (a).
Trường hợp khách hàng chậm trả lãi vay thì cách tính lãi phạt như sau:
Số tiền phải trả * 150% Lãi suất cho vay (%/tháng) * Số ngày chậm trả Số tiền phạt =
30
Theo nguyên tắc, tính ngày đầu không tính ngày cuối. Nếu ngày chậm trả dưới hay bằng năm (05) ngày thì không tính phạt. Ngược lại, thì phạt tính từ ngày đầu chậm trả.
4.1.7. Điều chỉnh kỳ hạn và gia hạn trả nợ:
Các tổ chức tín dụng tự quyết định việc cơ cấu lại thời hạn hoàn trả nợ, trên cơ sở khả năng tài chính của mình và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ là việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và gia hạn nợ vay đối với các khoản vay của khách hàng.
4.1.7.1. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ:
Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ tại Ngân hàng Phương Nam là việc Ngân hàng chấp nhận thay đổi kỳ hạn trả nợ trong phạm vi thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, mà thời hạn trả nợ cuối cùng không thay đổi. Việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, khách hàng phải thỏa các điều kiện như sau:
Thứ nhất, khách hàng vay vốn tại Ngân hàng Phương Nam vì lý do khách quan không thể trả nợ gốc và lãi vay theo kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Thứ hai, khách hàng phải sử dụng vốn vay đúng mục đích.
Thứ ba, việc xác định thời hạn trả nợ chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Thứ tư, do biến cố ngẫu nhiên (thiên tai, hỏa hoạn…) không thuận lợi cho việc trả nợ.
Thứ năm, do biến động của giá cả, tiêu thụ, cạnh tranh...
Thứ sáu, thời hạn gửi đơn điều chỉnh kỳ hạn trả nợ chậm nhất trước ngày đến kỳ hạn trả nợ một (01) ngày làm việc.
Khi khách hàng xin điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, phải làm đơn đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi (ghi rõ lý do kèm theo phương án trả nợ khả thi). Trên cơ sở đó, Nhân viên tín dụng lập tờ trình đề xuất hợp đồng tín dụng xem xét, quyết định theo quy định hiện hành của Ngân hàng, có thực hiện điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho khách hàng hay không. Căn cứ vào quyết định đó, cán bộ tín dụng thông báo cho khách hàng biết bằng văn bản trong vòng năm (05) ngày làm việc và nêu rõ lý do. Nếu khách hàng đủ điều kiện được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, cán bộ tín dụng sẽ lập phụ kiện hợp đồng quy định về phân kỳ trả nợ. Đồng thời, thường xuyên theo dõi, đôn đốc khách hàng hoàn trả nợ gốc và lãi theo đúng thời hạn.