Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG NAM CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 25 - 27)

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ:

Số dư nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ =

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ càng thấp càng tốt đối với mọi Ngân hàng thương mại. Theo quyết định của Hội sở Ngân hàng Phương Nam: Tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ tín dụng tại Ngân hàng Phương Nam – Chi nhánh An Giang cho phép nên dưới 2%/tổng dư nợ. Với mức tỷ lệ này, chứng tỏ Chi nhánh có quy trình về quản lý chất lượng tín dụng tốt. Nghĩa là, trong 100 đồng vốn Ngân hàng bỏ ra thì nợ quá hạn chấp nhận được là 2 đồng. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn trên 5%, Ngân hàng Nhà Nước yêu cầu Ngân hàng thương mại thực hiện kiểm soát đặc biệt về nợ và hạn chế một số quyền như: không cho mở rộng mạng lưới, không cho vay kinh doanh chứng khoán, bất động sản….

Nợ quá hạn là các khoản nợ đã quá hạn một phần hay toàn bộ cả gốc và/hoặc lãi. Nợ xấu (non performing loan – NPL) là khoản nợ bao gồm nợ gốc hay lãi đã quá kỳ hạn trả nợ theo quy định thuộc từ nợ nhóm III đến nhóm V. Để quản lý chặt chẽ các khoản nợ quá hạn trong hệ thống Ngân hàng, theo Quy định của Ngân hàng Nhà nước việc phân loại nợ quá hạn từ nhóm II đến nhóm V.

Nợ nhóm II (Nợ cần chú ý): Quá hạn dưới 90 ngày.

Nợ nhóm III (Nợ dưới tiêu chuẩn): Quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày. Nợ nhóm IV (Nợ nghi ngờ): Quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. Nợ nhóm V (Nợ có khả năng mất vốn): Quá hạn trên 360 ngày.

Tỷ lệ nợ quá hạn trên quỹ dự phòng tổn thất đã trích:

Số dư nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn trên quỹ

dự phòng tổn thất đã trích = Quỹ dự phòng tổn thất đã trích ¯100% Quỹ dự phòng tổn thất đã trích bao gồm dự phòng tổn thất đã trích riêng cho mỗi nhóm nợ và dự phòng tổn thất chung. Tỷ lệ trích lập dự phòng được quy định cụ thể theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN. Tỷ lệ nợ quá hạn trên quỹ dự phòng tổn thất đã trích thể hiện khả năng chịu đựng rủi ro tín dụng của Ngân hàng.

Thông thường các Ngân hàng có xu hướng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng từ thấp hơn đến bằng mức trích lập dự phòng theo Quyết định trên. Nhưng, mức trích lập dự phòng theo Quyết định cũng không trích hết 100% số dư nợ quá hạn. Do đó, tỷ số giữa dư nợ quá hạn trên quỹ dự phòng tổn thất đã trích càng thấp càng tốt.

Hệ số thu nợ:

Hệ số thu nợ thể hiện khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng với doanh số cho vay. Hệ số thu nợ càng cao thì khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng càng hiệu quả và rủi ro xuất phát từ hoạt động cho vay thấp. Song, khi xem xét hệ số thu nợ cần cân nhắc về cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay của Ngân hàng. Vì, một chính sách tín dụng tập trung phần lớn các khoản trung và dài hạn thì thời gian thu hồi nợ sẽ chậm hơn so với tập trung cho vay ngắn hạn.

Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ =

Tỷ lệ khách hàng có nợ xấu:

Tỷ số này có nghĩa, trong tổng số khách hàng hiện có dư nợ tại Ngân hàng thì số khách hàng có nợ xấu chiếm bao nhiêu phần trăm. Cho nên, tỷ lệ khách hàng có nợ xấu luôn nhỏ hơn hay bằng 1 (hoặc nhỏ hơn hay bằng 100%). Tỷ số này càng cao chứng tỏ khách hàng có nợ xấu trên tổng khách hàng có dư nợ càng cao. Điều này, còn có ý nghĩa công tác thẩm định tín dụng, chính sách tín dụng của Ngân hàng chưa phù hợp và hiệu quả. Việc phân khúc thị trường và tìm kiếm khách hàng tiềm năng có khả năng hoàn trả cao là cần thiết cho sự phát triển bền vững cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Tỷ số này, không chỉ giúp đánh giá về hệ thống quản trị tín dụng của Ngân hàng, mà còn giúp phân nhóm khách hàng và đưa ra các biện pháp kịp thời để hạn chế hay mở rộng từng đối tượng khách hàng. Việc Ngân hàng chỉ tập trung vào một hay một số nhóm khách hàng nào đó cũng mang đến nguy cơ về rủi ro tín dụng cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG NAM CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 25 - 27)