Tình hình nợ quá hạn trên quỹ dự phòng tổn thất:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG NAM CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 52 - 53)

Thực hiện trích lập dự phòng tổn thất nợ khó đòi tiến đến gần theo Quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước nhằm sử dụng dự phòng xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng. Tình hình nợ quá hạn trên quỹ dự phòng tổn thất đã trích cho thấy khả năng chủ động xử lý rủi ro của Chi nhánh trong thời gian qua.

Bảng 4.3.11. Tỷ lệ nợ quá hạn trên quỹ dự phòng tổn thất

ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1 Nợ quá hạn 2.912 4.856 10.421 2 Quỹ dự phòng tổn thất đã trích 452 506 625 3 N quá hn/qu d phòng tn tht (%) 644,25 959,68 1.667,36

(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Phương Nam – Chi nhánh An Giang) Tỷ lệ nợ quá hạn trên quỹ dự phòng tổn thất tăng qua các năm, cho thấy quỹ dự phòng tổn thất tăng không đáng kể so với mức tăng nợ quá hạn. Nếu chỉ xét đến quỹ dự phòng tổn thất thì năm 2008 đã trích tăng cao hơn 23,52% so với năm 2007. Song, quỹ dự phòng tổn thất đã trích vẫn thấp hơn so với quy định số 493/2005/QĐ–NHNN. Mà khoản chênh lệch này xuất phát từ việc trích lập dự phòng chung thấp hơn so với quy định.

Vì khoản dự phòng tổn thất phải thu khó đòi được tính vào chi phí, nên sẽ ảnh hưởng đến lương của các nhân viên và còn những yếu tố khác. Mà việc trích lập dự phòng tổn thất luôn thấp hơn so với quy định. Nếu trích lập dự phòng không thể tăng hơn được thì việc quản lý các khoản nợ đến hạn và quá hạn cần chặt chẽ hơn. Trong giai

đoạn hiện nay, Chi nhánh đã ra sức đôn đốc, rà soát và tiến hành công tác thu hồi và xử lý các khoản nợ đã quá hạn một cách nhanh nhất có thể.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG NAM CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)