Các giải pháp về phía nhà nước

Một phần của tài liệu Phát triển hiệu quả thị trường tín dụng bất động sản của Việt Nam (Trang 83 - 84)

Hiện các kênh tín dụng qua ngân hàng và tư khách hàng đang bị tắc nghẽn, do vậy Nhà Nước cần cĩ những nghiên cứu đề xuất hành lang pháp lý tạo điều kiện cho sự hình thành các định chế tài chính, tín dụng phí ngân hàng như: quỹ đầu tư bất động sản, Tổ chức tái cho vay thế chấp nhà ở, trái phiếu dự án, quỹ tiết kiệm nhà ở, hệ thống tiêu chí thẩm định các khoản cho vay nhà ở... Các hành lang pháp lý này cần cải tiến, dỡ bỏ những rào cản đang hạn chế hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và ngân hàng thương mại. Bên cạnh đĩ, cần phải nghiên cứu và ban hành các hành lang pháp lý để một số thị trường hổ trợ thị trường truyền thống ra đời và hoạt động như thị trường thế chấp

cầm cố thứ cấp, hay như các cơng ty ủy thác đầu tư bất động sản …

Mặt khác, Nhà Nước cần rà sốt, chỉnh sửa và bổ sung để cĩ một hành làng pháp lý về bất động sản và tín dụng bất động sản đồng nhất hơn, tránh sự đá nhau giữa các luật với nhau. Như: Luật Đất đai 2003 và Bộ Luật dân sự quy định, đối với hộ gia đình và cá nhân ở trong nước sử dụng đất khơng phải là đất thuê, được Nhà nước giao đất khơng thu tiền, cịn đất được Nhà nước giao cĩ thu tiền thì được sử dụng để thế chấp tại các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân để vay vốn kinh doanh. Nhưng Luật Đất đai 2003 cũng quy định, các ngân hàng khơng được giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì thế, cĩ trường hợp, một ngân hàng cho một chủ thể thế chấp bất động sản nhưng lại khơng hề biết rằng bất động sản đĩ đã bị thế chấp tại một tổ chức khác. Đến lúc đáo hạn, chủ thể khơng trả được nợ nhưng ngân hàng lại khơng thể phát mãi vì khơng giữ cơ sở pháp lý quan trọng là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hồn thiện và phát triển thị trường thế chấp - cầm cố, trong đĩ cĩ việc xem xét cho phép hình thành thị trường thứ cấp. Ngồi ra, Chính Phủ cũng nên xem xét việc cho phép thế chấp - cầm cố bằng bất động sản tại các ngân hàng nước ngồi là hướng mở rộng cũng rất hiệu quả. Lực vốn của các ngân hàng trong nước rất hạn chế, việc mở rộng thị trường thế chấp - cầm cố với sự tham gia của các tổ chức tín dụng nước ngồi là một cách khơi được nguồn vốn rất mạnh cho đầu tư. Việc mở rộng thị trường thế chấp - cầm cố là một giải pháp đúng đắn cho việc tăng vốn đầu tư đối với thị trường bất động sản hiện nay.

Một phần của tài liệu Phát triển hiệu quả thị trường tín dụng bất động sản của Việt Nam (Trang 83 - 84)