- Xử lý vi phạm
3.2.1.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và đấu tranh kiên quyết kịp thời đối với các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm
với các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm
Pháp chế xã hội chủ nghĩa nhằm bảo đảm kỷ cương, duy trì trật tự pháp luật và trật tự xã hội. Vì vậy việc phát hiện và xử lý nghiêm minh những hành vi vi hạm pháp luật là vấn đề có tính nguyên tắc. Kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, dù là vi phạm nhỏ, không được bỏ qua hành vi vi phạm pháp luật; chống lại những hành vi bao che cho những hành vi vi phạm pháp luật; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện hành vi vi phạm pháp luật;
Thời gian qua, việc phát hiện các vi phạm có xu hướng ngày càng tăng như: chở quá tải, phương tiện không đăng ký, đăng kiểm, không đảm bảo các điều kiện an toàn kỹ thuật, bến khách ngang sông không phép, người điều khiển phương tiện không bằng cấp chứng chỉ chuyên môn.... điều này cho thấy việc xử lý đối với các vi phạm là chưa thật sự kiên quyết, chưa đủ sức để răn đe, đâu đó manh nha tâm lý coi thường pháp luật, đây là một hiện tưọng hết sức nguy hiểm cho việc củng cố, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Để
khắc phục tình trạng này đòi hỏi trong thời gian tới các lực lượng chức năng như cảnh sát giao thông đường thủy, thanh tra giao thông, các Đoạn quản lý đường sông và chính quyền cơ sở phải thực hiện những biện pháp đấu tranh vừa toàn diện, đồng bộ vừa thể hiện tính chủ động, tích cực, từ phòng ngừa, ngăn chặn đến xử lý kịp thời, kiên quyết khi xảy ra vi phạm.
Đối với vi phạm chở quá tải: cần xây dựng trạm kiểm soát trọng tải trên các tuyến sông chính có mật độ phương tiện lưu thông cao (như trạm cầu đường bộ) do Cục Cảnh sát giao thông Đường thuỷ chủ trì có sự phối hợp của cơ quan Quản lý đường sông, Cục Đăng kiểm trên các tuyến sông chính như sông Tiền và Sông Hậu. Trạm được trang bị cầu nổi, sà lan chứa hàng để hạ tải phương tiện chở quá tải rồi mới cho tiếp tục hành trình. Đây là vấn đề khó khăn phức tạp cần có sự quyết tâm của liên ngành chỉ đạo, phối hợp, đồng thời đòi hỏi có nguồn kinh phí trang bị ban đầu tương đối lớn, song song đó nghiên cứu ban hành cơ chế xử lý hàng hoá hạ tải.
Đối với các vi phạm của bến khách ngang sông: Kiên quyết đình chỉ hoạt động của các bến khách ngang sông không phép, phương tiện không đăng ký, đăng kiểm, không đảm bảo các điều kiện về an toàn kỹ thuật. Chính quyền cơ sở phải thật sự thực hiện nghiêm chỉnh các qui định về quản lý bến khách ngang sông, không vì lợi ích cục bộ từ việc thu phí đấu thầu các bến khách ngang sông mà buông lõng, bỏ qua các vi phạm này. Chính quyền địa phương quản lý bến phải thực hiện đúng qui định trích lập quỹ đầu tư trở lại (15%) từ nguồn thu đấu thầu các bến khách ngang sông để từng bước nâng cấp cơ sở vật chất cho các bến khách ngang sông nhằm bảo đảm các điều kiện an toàn kỹ thuật của bến. Đồng thời với việc trích lập quỹ để đầu tư trở lại cho các bến cần qui định kéo dài thời gian đấu thầu khai thác bến khách ngang sông, nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thu hồi vốn và các cá nhân, tổ chức trúng thầu khai thác tham gia đầu tư, nâng cấp và cải tạo cơ sở vật chất tại các bến khách ngang sông đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật.
Đối với vi phạm lấn, chiến hành lang bảo vệ luồng và luồng chạy tàu: Để chấn chỉnh và từng bước xóa bỏ tình trạng lấn chiếm hành lang bảo về luồng, luồng chạy tàu. Cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra chuyên đề để kịp thời phát hiện các vi phạm. Chính quyền địa phương cần qui hoạch các khu vực vùng nước thuận lợi để di dời các bè nuôi cá lấn
chiếm hành lang bảo vệ luồng, luồng chạy tàu. Đồng thời kiên quyết xử lý đối với các trường hợp mới phát sinh. Thực hiện nghiêm qui định về cấm các hành vi giăng đáy, lưới, chất chà trong phạm vi luồng chạy tàu gây nguy hiểm đến hoạt động giao thông đường thủy.
Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát: Để tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát nhằm kịp thời phát hiện xử lý các vi phạm, cần tăng cường, bổ sung biên chế và cơ sở vật chất, phương tiện cho lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy. Hiện nay chỉ có 45 chiến sĩ CSGT đường thủy phụ trách địa bàn với 02 trạm kiểm soát tại ngã ba sông Vàm Nao và trên sông Hậu, chủ yếu tập trung trên tuyến sông chính từ Tân Châu về đến Long Xuyên, các tuyến còn lại chưa được thường xuyên tuần tra kiểm soát lực lượng quá ít, phương tiện không đảm bảo yêu cầu công tác và kinh phí được cấp cho công tác này còn hạn chế.
Công tác tuần tra xử lý đối với các vi phạm cũng cần phải có sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, khơi dậy phản ứng của dư luận xã hội đối với các vi phạm, vận động quần chúng tích cực đấu tranh, tố giác các vi phạm. Thời gian qua cho thấy hầu hết các vi phạm của các phương tiện khai thác cát trái phép, không đúng tọa độ đều do nhân dân, quần chúng phát hiện và thông báo cho cơ quan chức năng biết, vì đa số các vi phạm này đều xảy ra vào ban đêm. Kiểm tra, phát hiện kịp thời và đề xuất biện pháp xử lý nghiêm đối với các tàu khai thác cát vi phạm luồng chạy tàu, thuyền, dẹp bỏ đăng, đáy cá gây cản trở giao thông ĐTNĐ, đồng thời cần tăng cường và trang bị đầy đủ hệ thống phao tiêu, biển báo, đèn tín hiệu trên những tuyến sông chính. Đặc biệt là, cần tăng cường phương tiện cứu hộ, cứu nạn tại những vị trí trọng điểm. Tổ chức trực đảm bảo giao thông 24/24 giờ để kịp thời đối phó với các tình huống xấu có thể xảy ra.
Do đó để tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát cần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và các trang thiết bị hiện đại cho lực lượng CSGT đường thuỷ, thay thế các trang thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, so với yêu cầu còn thiếu cả về số lượng và chất lượng, không đồng bộ. Còn thiếu nhiều phương tiện đặc chủng và các trang, thiết bị, phương tiện phù hợp với đặc điểm thường xuyên hoạt động trên địa bàn sông nước.
Mặt khác, ngoài việc cần tăng cường biên chế, trang thiết bị cho các lực lượng chức năng, một vấn đề cũng sức quan trọng trong việc tổ chức tuần tra kiểm soát được thực hiện thường xuyên liên tục là vấn đề kinh phí phục vụ công tác này. Do đặc thù của
việc tuần tra đường thủy là sử dụng các phương tiện có công suất lớn, tiêu hao nhiều nhiên liệu, địa bàn trải rộng nên kinh phí cho công tác này thường nhiều hơn so với việc tuần tra trên đường bộ. Do đó cần tăng cường duy trì và bổ sung thêm kinh phí (chủ yếu là nhiên liệu) cho các lực lượng bảo đảm thực hiện tốt các kế hoạch tuần tra kiểm soát.