Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong 03 năm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường thủy ở tỉnh An Giang hiện nay doc (Trang 42 - 44)

Tổng kiểm tra 48.640 trường hợp, phát hiện lập biên bản vi phạm hành chính 43.664 trường hợp (89,7%), ra quyết định xử phạt 42.954 trường hợp với số tiền 18.975,3 triệu đồng; bao gồm các loại vi phạm sau đây:

+ Vi phạm của phương tiện:

. Vi phạm về quản lý và bảo vệ công trình kết cấu hạ tầng giao thông 24 trường hợp; . Vi phạm về phương tiện thủy nội địa 16.170 trường hợp;

. Vi phạm về thuyền viên, người lái phương tiện 6.414 trường hợp; . Vi phạm qui tắc giao thông và tín hiệu của phương tiện 162 trường hợp;

. Vi phạm qui định về hoạt động của cảng, bến thủy nội địa và vận tải đường thủy nội địa 21.054 trường hợp (trong đó chở quá vạch mớn nước, quá tải 20.463 trường hợp).

Kết quả kiểm tra, xử lý các lỗi vi phạm chủ yếu của các phương tiện thủy cho thấy tình trạng chở quá vạch mớn nước, quá tải của các phương tiện thủy diễn ra khá phổ biến nhất (chiếm 46,9% / tổng số vi phạm), vi phạm về điều kiện kỹ thuật phương tiện (37,3%), vi phạm về bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện (14,6%).

Đây là những lỗi vi phạm trực tiếp và do ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật về giao thông đường thủy của bộ phận không nhỏ người điều khiển phương tiện, chủ phương tiện. Việc các chủ phương tiện chấp nhận đóng phạt để chở quá tải là căn bệnh phổ biến của các phương tiện vận tải thủy ở đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và của tỉnh An Giang nói riêng, nguyên nhân là do chủ phương tiện không có ý thức chấp hành pháp luật, do lợi nhuận về kinh tế chi phối và điều quan trọng là chế tài áp dụng đối với lỗi vi phạm này còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe.

+ Vi phạm của bến cảng, bến khách ngang sông

Theo báo cáo của Đại diện Cảng vụ khu vực IV, đến nay đã quản lý 261 cảng, bến (trong đó có 3 cảng do Cục Đường Sông Việt Nam công bố), qua kiểm tra đã tạm đình chỉ 35 bến, 26 bến ngưng hoạt động, 47 bến hết hạn , 51 bến không giấy phép mở bến.

Lực lượng thanh tra giao thông trong 03 năm đã tổ chức 11 đợt kiểm tra 259 lượt bến khách ngang sông với 576 phương tiện đưa rước. Trong đó phát hiện: 44 bến không có giấy phép mở bến, 98 bến vi phạm các điều kiện về bảo đảm an toàn giao thông - an toàn kỹ thuật, 256 phương tiện không đăng ký, đăng kiểm; không bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn 229 trường hợp; giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật phương tiện hết hiệu lực 157 trường hợp.

Hoạt động vận tải hàng hóa và khai thác của các bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh An Giang nhìn chung rất sôi nổi và nhộn nhịp. Tuy nhiên tình trạng không có giấy phép mở bến, phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật, người điều khiển phương tiện không có hoặc bằng cấp chứng chỉ chuyên môn không phù hợp diễn ra khá phổ biến. Nguyên nhân tình trạng này còn tồn tại dai dẳng và ngày càng có xu hướng tăng là do chế tài xử lý đối với các hành vi này còn quá nhẹ, việc tạm đình chỉ hoạt động đối với các bến khách ngang sông là khó thực hiện vì ảnh hưởng đến việc đi lại của bộ phận không nhỏ của nhân dân trong khu vực, chính quyền địa phương thiếu kiên quyết, buông lõng quản lý.

+ Vi phạm hành lang bảo vệ luồng và luồng chạy tàu

Nghề nuôi trồng thủy sản ở địa phương đã hình thành và phát triển từ lâu, nhất là các làng bè nổi trên sông Tiền, sông Hậu. Đồng thời với tập quán sống của người dân Nam Bộ (trên bến, dưới thuyền) đã gây cản trở không nhỏ đến hoạt động giao thông vận tải đường thủy tại địa phương; Tình trạng bè nuôi cá neo đậu lấn chiếm hành lang bảo vệ luồng,

thậm chí lấn chiếm luồng chạy tàu hiện nay vẫn còn xảy ra trên tuyến Sông Hậu, Sông Tiền. Đặc biệt, trong những năm gần đây với phong trào nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu chế biến xuất khẩu thì các vùng nước nông trên sông, bãi bồi đã được nhân dân tận dụng tối đa để lập đăng quầng nuôi cá, bất chấp việc vi phạm các qui định về hành lang bảo vệ luồng và luồng chạy tàu. Mặc dù Tỉnh đã có qui hoạch 8 vùng nuôi, neo đậu bè cá nhưng việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn do người dân ngại đi xa và việc di chuyển cũng khá tốn kém; Việc di dời các hộ dân đã định cư lâu năm dọc các tuyến sông kênh cũng gặp không ít khó khăn do đây là tập quán sống của người dân, địa điểm di dời không phù hợp hoặc gây khó khăn đối với hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân.

Hoạt động khai thác khoáng sản cát sông trái phép mặc dù cơ bản đã được chấn chỉnh, tuy nhiên vẫn còn xảy ra tình trạng khai thác không đúng phạm vi, tọa độ đã được cấp phép, điều này gây ra tình trạng mất an toàn giao thông (do hoạt động khai thác không đúng tọa độ chỉ diễn ra vào ban đêm), mặt khác đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc làm thay đổi dòng chảy, gây xói lở nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của nhân dân sống ven sông.

2.3. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN 2.3.1. Mặt hạn chế 2.3.1. Mặt hạn chế

Luật Giao thông đường thủy nội được ban hành đã kịp thời đáp ứng được yêu cầu quản lý xã hội, sau 03 năm triển khai thực hiện đã đạt được những kết quả nhất định, đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong hoạt động giao thông đường thủy, đưa sản xuất kinh doanh vận tải thủy từng bước phát triển ổn định khẳng định vị thế của phương thức vận tải ưu việt.

Bên cạnh những thành tựu và động lực tích cực, lĩnh vực giao thông đường thủy vẫn còn một số vướng mắc, hạn chế đã dẫn đến hiệu lực quản lý nhà nước chưa cao, vi phạm pháp luật vẫn còn xảy ra. Cụ thể như:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường thủy ở tỉnh An Giang hiện nay doc (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)