Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và sự chỉ đạo của các cấp chính quyền

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường thủy ở tỉnh An Giang hiện nay doc (Trang 68 - 72)

- Xử lý vi phạm

3.2.1.4. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và sự chỉ đạo của các cấp chính quyền

chính quyền

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế, đây là biện pháp căn bản và bao trùm xuyên suốt trong quá trình tăng cường pháp chế XHCN. Đảng đề ra các chiến lược về pháp chế, Đảng đề ra chủ trương, đường lối để tổ chức thực hiện pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ cán bộ công chức làm công tác tư pháp; tổ chức lãnh đạo quần chúng tham gia trong phong trào phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm; đưa người của Đảng vào trong các cơ quan bảo vệ pháp luật; tổ chức chỉ đạo kiểm tra, giám sát đối với các cơ quan nhà nước làm công tác pháp chế.

Vấn đề tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với hoạt động giao thông đường thủy vừa qua đã được Trung ương Đảng hết sức quan tâm. ngày 24/02/2003 Ban Bí thư Trung ương Đảng có Chỉ thị số 22-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an toàn giao thông. Đây cũng là vấn đề luôn được đặt lên sự quan tâm hàng đầu của Tỉnh ủy An Giang thường xuyên được đôn đốc, nhắc nhỡ bằng các Chỉ thị số 16/CT-TU ngày 17/3/2003 và Chỉ thị số 23-CT/TU ngày 20/8/2007 của tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Các cấp ủy Đảng có trách nhiệm quán triệt đến từng Đảng viên, cán bộ, công chức tầm quan trọng và yêu cầu tất cả các cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức trong các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể từ đến tận cơ sở phải gương mẫu chấp hành pháp luật về giao thông khi tham gia các hoạt động giao thông đường thủy nội địa.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 22-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, triển khai thực hiện Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính

phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế ùn tắc và tai nạn giao thông, các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp tập trung chỉ đạo, thực hiện quán triệt sâu sắc các quan điểm của Nghị quyết số 32 của Chính phủ và triển khai ngay các giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông tại địa phương; phải đặt công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, liên tục và lâu dài trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Cấp ủy Đảng, Chủ tịch UBND các cấp phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn giao thông tại địa phận mình lãnh đạo và quản lý.

3.2.2. Kiến nghị

- Cục Đường sông Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải nhanh chóng lắp đặt hệ thống phao dẫn luồng trên sông Hậu (đoạn từ Bắc Vàm Nao đến Vàm Cái Sắn). Đồng thời quan tâm đầu tư đồng bộ hệ thống phao tiêu, tín hiệu trên các tuyến sông do TW quản lý.

- Đề nghị Bộ Giao thông vận tải sớm ban hành văn bản quy chế đào tạo thuyền, máy trưởng tàu sông, đối với việc đào tạo cấp chứng chỉ chuyên môn điều khiển phương tiện nên rút gắn chương trình đào tạo khoảng 01 tuần, vì những đối tượng này chỉ thiếu kiến thức về Luật (về phần thực hành do truyền thống họ sống bằng nghề sông nước cha truyền con nối nên họ đã điều khiển được phương tiện).

Mở rộng hình thức đào tạo tại chỗ do các Sở Giao thông vận tải (Giao thông công chính) chủ trì đối với bằng thuyền trưởng, máy trưởng hạng 3 và các chứng chỉ chuyên môn thuỷ thủ, thợ máy. Hỗ trợ kinh phí đào tạo cho các vùng sâu, vùng xa.

Đối với bằng thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhất, hạng nhì và các chứng chỉ chuyên môn (phụ trợ) điều khiển các phương tiện đặc biệt như chở khách tốc độ cao, hạng nguy hiểm bắt buộc phải qua đào tạo chính quy 18 tháng trở lên tại các trường chuyên ngành.

Có thể nghiên cứu cấp bằng điều khiển phương tiện thủy theo mục đích sử dụng là chuyên nghiệp và không chuyên áp dụng tương ứng cho điều khiển phương tiện vào mục đích thương mại và di chuyển phục vụ nhu cầu sinh hoạt.

- Hoạt động, khai thác bến khách sông: kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch & Đầu tư trình Chính phủ bổ sung hình thức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bến khách, đầu tư phương tiện thủy đạt tiêu chuẩn nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân được an toàn, nhanh chóng và thuận lợi vào danh mục ngành nghề khuyến khích đầu tư để

được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư. Qui định thời hạn khai thác bến nên có thời gian ít nhất là 3 năm nhằm giúp cho chủ khai thác bến đầu tư hoặc nâng cấp phương tiện, bến bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định.

- Kiến nghị Chính phủ điều chỉnh Nghị định 09/2005/NĐ-CP ngày 27/01/2005 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa theo hướng tăng mức tiền phạt và bổ sung thêm biện pháp tạm giữ phương tiện vi phạm (giống như áp dụng đối với đường bộ) để hạn chế tình trạng chở quá tải, phương tiện không đăng kiểm kỹ thuật.

- Đề nghị UBND tỉnh An Giang có kế hoạch đầu tư 02 địa điểm (tại Long Xuyên và Châu đốc) chuẩn bị cho việc neo đậu tạm giữ phương tiện đường thủy vi phạm;

- Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, Cục Đường Sông Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam cho phép tỉnh An Giang thành lập Chi cục Đăng kiểm phương tiện thủy nội địa để tiến hành đăng kiểm phương tiện thủy (dưới 15<tấn); dự kiến cũng sẽ bố trí cùng với bộ phận đăng ký phương tiện tại 02 cơ sở (tại Long Xuyên và Châu Đốc) để giảm thời gian đi lại của nhân dân;

- Đề nghị Cục Đường Sông Việt Nam quan tâm phê duyệt kế hoạch và cấp kinh phí cho Đoạn Quản lý đường Sông số 15 phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức xác định và cắm chỉ giới hành lang bảo vệ luồng chạy tàu thuộc phạm vi quản lý làm cơ sở pháp lý cho việc ngăn chặn và từng bước chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm hành lang bảo vệ luồng và luồng chạy tàu.

Tiểu kết chương 3

Để tăng cường pháp chế, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, không chỉ đòi hỏi xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, mà quan trọng hơn là tổ chức thực hiện pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành thường xuyên và nghiêm chỉnh, đấu tranh kiên quyết với những hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm. Việc chấp hành thường xuyên, nghiêm chỉnh những đòi hỏi của pháp chế, phòng ngừa những hành vi vi phạm pháp luật tất yếu dẫn đến thiết lập trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa bền vững.

Việc xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ, có tính khả thi cao, theo đúng đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Chính phủ về giao thông đường thuỷ tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước chuyên ngành và mọi hoạt động trong

lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địa, làm cơ sở củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

KẾT LUẬN

Nhà nước pháp quyền là Nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật và đề cao quyền của con người, quyền của công dân. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Đó là Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế, xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi vi phạm pháp luật nhằm thực hiện và bảo vệ các quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân, tất cả các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, kể cả tổ chức Đảng đều phải hoạt động theo pháp luật, tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước nhân dân về các hoạt động của mình.

Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông thủy là một bộ phận của việc bảo đảm pháp chế nói chung, pháp chế XHCN trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ không tồn tại độc lập tuyệt đối và tách rời pháp chế XHCN, mà còn là bộ phận cấu thành hệ thống thống nhất của pháp chế XHCN. Vì vậy trong thời gian tới vấn đề tăng cường pháp chế phải đi liền với mối quan tâm làm sao để đưa pháp luật giao thông thủy vào cuộc sống, tạo thói quen và nếp sống tôn trọng pháp luật giao thông thủy trong cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân. Nhiệm vụ hàng đầu của việc xây dựng pháp luật và đưa pháp luật vào cuộc sống đặt ra là phải bằng mọi cách nâng cao hiểu biết pháp luật giao thông thủy cho mọi tổ chức và công dân; Bộ máy và con người được nhà nước trao quyền thực thi quyền lực và thi hành pháp luật là những hoạt động luôn luôn cần đến sự kiểm tra, giám sát đầy đủ và hữu hiệu trong đấu tranh, xử lý nghiêm minh đối với các vi phạm pháp luật giao thông thủy. Trong một Nhà nước pháp quyền các hình thức và cơ chế kiểm tra, giám sát phải thực sự được coi trọng và hoàn thiện ở mức cao nhất, bảo đảm cho quyền lực Nhà nước luôn nằm trong quỹ đạo thực thi tốt nhất quyền dân chủ của công dân, phục vụ lợi ích chung của xã hội, của đất nước, pháp luật luôn được tôn trọng, pháp chế và kỷ cương phải được giữ vững, trật tự an toàn giao thông thủy luôn được bảo đảm.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường thủy ở tỉnh An Giang hiện nay doc (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)