Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường thủy ở tỉnh An Giang hiện nay doc (Trang 50 - 53)

- Xử lý vi phạm

2.3.2.Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế trong việc thực hiện pháp chế XHCN trong lĩnh vực giao thông đường thủy nêu trên là do nhiều nguyên nhân chi phối. Có thể khái quát những nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là, hệ thống pháp luật giao thông đường thủy tuy ngày càng được hoàn thiện song chưa theo kịp yêu cầu phát triển, chưa thật sự phù hợp với đặc điểm của địa phương.

Hai là, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nhận thức về pháp luật nói chung và pháp luật trong lĩnh vực giao thông thủy nói riêng còn hạn chế. Điều này đã chi phối đến tình cảm, thái độ, hành động tuân thủ pháp luật của người dân và kể cả chủ thể tổ chức thực hiện pháp luật làm ảnh hưởng đến bảo đảm pháp chế trong lĩnh vực giao thông thủy ở tỉnh An Giang.

Ba là, sự bất cập giữa yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, bảo đảm pháp chế XHCN nói chung và trên lĩnh vực giao thông thủy nói riêng với các điều kiện thực hiện, mà nhất là cơ sở hạ tầng giao thông đường thủy còn yếu kém do thiếu sự quan tâm đầu tư; tổ chức bộ máy thực hiện pháp luật còn thiếu và yếu, sự phối hợp giữa các lực lượng chưa được chặt chẽ.

Bốn là, một số cấp ủy và chính quyền địa phương về tính pháp chế trong quản lý xã hội nói chung và trong lĩnh vực giao thông đường thủy còn hạn chế nên công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa thường xuyên, thậm chí không ít nơi còn bị lợi ích cục bộ chi phối; lực lượng tổ chức thực hiện pháp luật thiếu kiên quyết trong xử lý vi phạm, còn nặng tình nhẹ lý, kỷ cương chưa nghiêm.

Những nguyên nhân và bất cập nêu trên chính là những tiền đề, những gợi ý để hình thành phương hướng giải pháp tăng cường pháp chế XHCN trong lĩnh vực giao thông đường thủy ở tỉnh An Giang.

Tiểu kết chương 2

Người và phương tiện tham gia giao thông đường thủy ngày càng tăng, việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân vùng sông nước gặp không ít khó khăn do những đoạn sông còn nhiều đoạn cua cong, bãi cạn, đăng chày đáy vó vẫn còn; phao tiêu, báo hiệu hướng dẫn luồng chưa hoàn chỉnh có nơi bị mờ, bị che khuất tầm nhìn, không còn tác dụng hướng dẫn…; việc phát triển mạnh ngành nghề nuôi trồng thủy sản nên đăng quầng, bè nuôi cá neo đậu lấn chiếm luồng lạch. Từ đó tạo cho tình hình trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa thêm phức tạp, các lỗi vi phạm của phương tiện và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông khá phổ biến như người điều khiển phương tiện, vận hành máy không có bằng cấp cấp chứng chỉ chuyên môn phù hợp, phương tiện không đăng ký đăng kiểm lại, chở quá mớn nước an toàn…

Trên các tuyến sông, tình trạng phương tiện chở quá tải cứ ngang nhiên tiếp diễn. Đa số phương tiện vi phạm là của tư nhân, nên rất khó quản lý cũng như xử lý khi phát hiện vi phạm. Ngoài việc chở quá tải, hầu hết các phương tiện này đều đã cũ nát, xập xệ, không có hoặc thiếu các trang bị an toàn; không có đăng ký, đăng kiểm, hoặc có nhưng đã quá hạn. Mặt khác, việc hành nghề trên sông theo kiểu “cha truyền con nối” đã dẫn tới tình trạng người điều khiển không có bằng, chứng chỉ chuyên môn còn tồn tại khá nhiều. Điều đó dẫn tới việc không thể xử lý được các tình huống xấu trong quá trình vận hành trên sông.

Nguyên nhân chính để tình trạng vi phạp pháp luật giao thông đường thủy trở nên phổ biến và có xu hướng gia tăng là do chế tài áp dụng đối với các lỗi vi phạm chưa đủ sức răn đe, lực lượng chức năng tuần tra kiểm soát quá ít nên việc phát hiện, xử lý vi phạm chưa

kịp thời và điều quan trọng hơn là do ý thức chấp hành pháp luật của chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện và hành khách tham gia hoạt động giao thông đường thủy còn chủ quan thiếu ý thức, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và chính quyền địa phương thiếu quan tâm và kiên quyết xử lý triệt để các vi phạm.

Chương 3

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường thủy ở tỉnh An Giang hiện nay doc (Trang 50 - 53)