Khảo sát lượng dung dịch NaOH sử dụng đến hiệu suất thu hồi

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình tái chế và bảo quản dầu thực vật (Trang 76 - 78)

Nồng độ dung dịch kiềm sử dụng tùy thuộc vào chỉ số acid của dầu. Khi nồng độ kiềm cao, lượng dư nhiều, nhiệt độ cao thì xúc tiến nhanh quá trình xà phòng hóa dầu mỡ làm giảm hiệu suất thu hồi của dầu sau tái chế. Thông thường, nồng độ kiềm càng cao thì dùng loại dầu có chỉ số acid cao và nhiệt độ khi tinh luyện phải thấp (Nguyễn Quang Lộc-Lê Văn Thạch-Nguyễn Nam Vinh, 1993).

Qua đồ thị hình 14 cho thấy:

Đối với mẫu trung hòa ở các thể tích 5,55-6,0 ml có nồng độ NaOH 0.1N, chỉ số acid chỉ giảm nhẹ và hiệu suất thu hồi không cao . Do thể tích NaOH thấp, tức là lượng kiềm sử dụng ít, không trung hoà hết lượng acid béo tự do có trong dầu.

Mặt khác, với mẫu sử dụng các thể tích nhiều, ngay vị trí dung dịch tiếp xúc dầu sẽ xảy ra phản ứng luôn với chất béo làm mất bớt NaOH nên không còn đủ xút để phản ứng với acid béo tự do ở các chỗ khác trong dầu và lượng kiềm xà phòng hoá dầu cao làm giảm hiệu suất thu hồi. Kết quả là dùng NaOH có thể tích 10-12 ml thì chỉ số acid lại tăng lên.

Qua đó cho thấy, khi nồng độ kiềm càng cao thì chỉ số acid và xà phòng hóa không giảm nhiều mà có khuynh hướng tăng trở lại. Từ kết quả thu được, chọn thể tích NaOH 0.1N là 8 ml cho hiệu quả quá trình trung hòa tốt nhất và

Khảo sát hiệu suất thu hồi dựa vào thể tích NaOH 0.1N, ml

0 2 4 5.55 6 8 10 12 88 90 92 94 96 0 5 10 15 Thể tích NaOH 0.1N,ml H iệ u s u ất t h u h ồi , % Hiệu suất thu hồi

hiệu suất thu hồi tốt nhất. Ngoài ra, tại nồng độ trên, việc tháo cặn xà phòng và nước muối cũng dễ dàng hơn do chúng tách lớp tốt hơn, đồng thời còn tiết kiệm được thời gian lắng cặn. Màu của dầu trong sáng hơn so với khi chưa trung hòa.

7. Khảo sát sự ảnh hưởng của chỉ số xà phòng và lượng dung dịch NaOH sử dụng đến hiệu suất thu hồi

Bảng 20: Sự thay đổi hiệu suất thu hồi theo chỉ số xà phòng và thể tích NaOH 0.1N sử dụng sau khi trung hòa

Thể tích NaOH0.1N ( ml )

Chỉ số xà phòng hóa

(mg KOH/g dầu) Hiệu suất thu hồi,%

0 261.02 95.16 2 200.01 94.13 4 194.58 90.17 5.55 214.01 90.50 6 199.11 92.32 8 187.22 95.78 10 197.16 90.13 12 201.01 89.43

Nồng độ dung dịch kiềm sử dụng tùy thuộc vào chỉ số acid của dầu. Khi nồng độ kiềm cao, lượng dư nhiều, nhiệt độ cao thì xúc tiến nhanh quá trình xà phòng hóa dầu mỡ làm giảm hiệu suất thu hồi của dầu sau tái chế. Thông thường, nồng độ kiềm càng cao thì dùng loại dầu có chỉ số acid cao và nhiệt độ khi tinh luyện phải thấp (Nguyễn Quang Lộc-Lê Văn Thạch-Nguyễn Nam Vinh, 1993).

Qua kết quả ở bảng 20 cho thấy:

Đối với mẫu trung hòa ở các thể tích 5,55-6,0 ml có nồng độ NaOH 0.1N, chỉ số xà phòng chỉ giảm nhẹ và hiệu suất thu hồi không cao . Do thể tích NaOH thấp, tức là lượng kiềm sử dụng ít, không trung hoà hết lượng acid béo tự do có trong dầu.

Mặt khác, với mẫu sử dụng các thể tích nhiều, ngay vị trí dung dịch tiếp xúc dầu sẽ xảy ra phản ứng luôn với chất béo làm mất bớt NaOH nên không còn đủ xút để phản ứng với acid béo tự do ở các vị trí khác trong dầu và lượng kiềm xà phòng hoá dầu cao làm giảm hiệu suất thu hồi. Kết quả là dùng NaOH có thể tích 10-12 ml thì chỉ số xà phòng lại tăng lên.

Qua đó cho thấy, khi nồng độ kiềm càng cao thì chỉ số acid và xà phòng hóa không giảm nhiều mà có khuynh hướng tăng trở lại. Từ kết quả thu được, chọn thể tích NaOH 0.1N là 8 ml cho hiệu quả quá trình trung hòa tốt nhất và hiệu suất thu hồi tốt nhất. Ngoài ra, tại nồng độ trên, việc tháo cặn xà phòng và nước muối cũng dễ dàng hơn do chúng tách lớp tốt hơn, đồng thời còn tiết kiệm được thời gian lắng cặn. Màu của dầu trong sáng hơn so với khi chưa trung hòa.

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình tái chế và bảo quản dầu thực vật (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)