Thời gian phản ứng và lượng mẫu thử phụ thuộc vào chỉ số iot

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình tái chế và bảo quản dầu thực vật (Trang 42 - 44)

Mục đích:Tìm nồng độ NaOH thích hợp cho quá trình trung hòa.

Chỉ số iot Lượng mẫu thử

(g) thời gian phản ứng(giờ)

Từ 5 - 20 1.0 6 20 – 50 0.6 8 100 - 150 0.3 12 150 - 200 0.2 18 > 200 0.15 0.1 2424

Nguồn: các phương pháp xác định chỉ số iot ( TCVN 2634 -78)

Sau đó, thêm vào bình 15 – 20 ml KI 10%, 100ml nước cất, lắc đều .Tiến hành chuẩn độ bằng Na2S2O3 0.1N cho đến khi dung dịch có màu vàng, thêm tiếp 1 ml hồ

tinh bột lắc mạnh và tiếp tục chuẩn độ đến khi mất màu. Đồng thời làm mẫu đối chứng giống như trên nhưng không có dầu.

+Tính kết quả:

Chỉ số iot được tính bằng % theo công thức sau :

X1 = (V1-V2).K.1000.0,01269 /m

Trong đó :

V2: lượng dung dịch Na2S2O3 0.01N dùng chuẩn độ mẫu thử, tính bằng ml V1: lượng dung dịch Na2S2O3 0.01N dùng chuẩn độ mẫu đối chứng, ( ml ) m : Lựơng mẫu thử, tính bằng g

K : hệ số hiệu chỉnh của dung dịch Na2S2O3 0.1N

0,01269 : lượng iot tương ứng với 1ml dung dịchNa2S2O3 0.1N tính bằng g + Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của 2 kết quả thử song song, chênh lệch cho phép giữa hai kết quả không quá 1 % .

7.6.Phương pháp xác định chỉ số axit ( TCVN 2639 -78 )

+ Dụng cụ và thuốc thử :

Microburet dung tích 2ml, buret 25 ml, cân phân tích, bình nón, bếp cách thuỷ. - Axit acetic đậm đặc, cloroform,KI bảo hoà, tinh bột 1%.

- Hổn hợp eter etylic và cồn theo tỉ lệ 2:1 trung tính. - NaOH 0.1N, phenolphtalein 1%.

+ Tiến hành thử :

Cân 2 - 5g mẫu ( chính xác 0.001g) đã được trộn đều vào bình nón và hoà tan hoàn toàn bằng 50 ml hổn hợpeter etylic và cồn theo tỉ lệ 2:1 trung tính, sau đó lắc cho tan dần. Trường hợp dầu không tan hết, phải vừa lắc vừa đun nhẹ trên bếp cách thuỷ, rồi làm nguội về 15-20oC, cho thêm 5 giọt phenolphtalein 1%.Tiến hành chuẩn độ bằng NaOH 0.1N hay KOH 0.1N cho đến khi dung dịch có màu hồng bền trong 30 giây.

+Tính kết quả:

Chỉ số axit tính bằng công thức sau :

Trong đó :

-V: lượng dung dịch NaOH 0.1N hay KOH 0.1N dùng chuẩn độ mẫu thử, ml - m : Lựơng mẫu thử, tính bằng g

-K : hệ số hiệu chỉnh của dung dịch NaOH 0.1N hay KOH 0.1N

-5,611 : lượng kali hydroxit tương ứng với 1ml dung dịchkiềm 0.1N, mg.

+ Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của 2 kết quả thử song song, chênh lệch cho phép giữa hai kết quả không quá 0.1 mg .

8 Các đặc trưng chất lượng dầu thực vật tinh luyện ( TCVN 6047:1995) 6047:1995)

8.1.Màu sắc : đặc trưng cho sản phẩm đã định.

8.2.Mùì và vị : đặc trưng cho sản phẩm đã định không có mùi vị lạ, ôi khét.

8.3.Chỉ số axit : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dầu chưa tinh luyện ≤ 4 mg KOH/g dầu - Dầu đã tinh luyện ≤ 0.6 mg KOH/g dầu

8.4.Chỉ số peroxit : không quá 10 mili đương lượng peroxit / kg dầu

9. Các phụ gia thực phẩm ( TCVN 6047:1995)

9.1.Các phẩm mầu: các phẩm mầu sau đây được phép dùng với mục đích khôi phục lại mầu tự nhiên đã mất trong quá trình chế biến hoặc với mục đích tiêu chuẩn hoá mầu sắc, sao cho các phẩm mầu thêm vào không đánh lừa hoặc làm cho khách hàng hiểu nhầm qua việc che dấu những hư hỏng hoặc chất lượng thấp kém hoặc làm cho sản phẩm dường như tốt hơn giá trị thực có.

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình tái chế và bảo quản dầu thực vật (Trang 42 - 44)