Tạo bối cảnh, không khí trữ tình

Một phần của tài liệu TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM – TRUYỆN NGẮN PAUXTỐPXKI: SỰGẶP GỠCỦA PHONG CÁCH NGHỆTHUẬT (Trang 84 - 94)

1 Nhân vật Mai trong tiểu thuyết Nửa chừng xuân (Khái Hưng), nhân vật Loan trong tiểu thuyết Đoạn tuyệt (Nhất Linh) lành ững người phụ nữ mạnh mẽ, có tư tưởng mới mẻ, tiến bộ.

3.2.4.Tạo bối cảnh, không khí trữ tình

Có thể nói sức cuốn hút của truyện ngắn Thạch Lam, Pauxtốpxki có sự đóng góp không nhỏ của bối cảnh, không khí trữ tình. Chúng là cái khung, đường viền cho tâm trạng, cảm xúc của nhân vật, tạo nên nguồn chất thơ dồi dào cho những trang văn.

Không gian và thời gian trong tác phẩm văn học vừa là một cảm thức nghệ thuật của người nghệ sĩ, vừa là phương thức xây dựng tác phẩm nhằm tạo dựng một thế giới nghệ

thuật sống động. Vì vậy, xây dựng cái trục không – thời gian nghệ thuật chính là việc làm nòng cốt trong kiến tạo bối cảnh, không khí cho câu chuyện.

3.2.4.1. Không gian nghệ thuật

@ Không gian phố huyện và không gian tỉnh lị

Nếu như truyện ngắn Thạch Lam mở ra không gian phố huyện thì ở truyện ngắn của Pauxtốpxki là không gian tỉnh lị bao trùm nhân vật. Chúng tuy khác nhau về “dung nhan” nhưng lại giống nhau về “chất”. Đó là vùng quê, cách trung tâm thành phố, gần với thiên nhiên. Nơi đây thưa vắng tiếng ồn ào và sự bon chen, cuộc sống diễn ra gần như tẻ nhạt nhưng tiềm ẩn những thú vị và thi vị. Nó mang hơi thở của hương đồng gió nội với gió mát, trăng thanh, sắc lúa chín vàng, sương mù huyền ảo, sao trời lấp lánh…

Không gian phố huyện trong truyện Thạch Lam mang gương mặt riêng với mô hình làng – phố, một nét đặc trưng của xã hội Việt Nam buổi giao thời. Tiêu biểu cho mô hình này là cảnh sống: “Chúng tôi ở một căn nhà nhỏ ba gian ở giữa phố, mặt trước nhìn ra

đường xe hỏa, mặt sau trông ra cảnh đồng ruộng” (Bên kia sông) [44, tr. 188]. Người đọc có thể quay về phía làng để chiêm ngưỡng “hai bên cánh đồng lúa xanh gió đưa như nổi sóng”

(Trở về) [44, tr. 22], rồi lại hướng ra phố để chứng kiến nhà ga, tàu hỏa, tiệm ăn, cao lâu. Không gian này của Thạch Lam không thuần nhất như làng VũĐại của Nam Cao, mà cũng khác xa với mô hình thành thị ở truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng. Nó là hệ quả tất yếu của công cuộc “đô thị hóa” mà thực dân Pháp tiến hành ở Việt Nam. Nó vọng về âm thanh náo nhiệt chốn thị thành nhưng cũng đủ yên tĩnh, lặng lẽđể con người suy ngẫm về cuộc sống và cảnh ngộ của bản thân. Đây là kiểu mô hình cấu trúc không gian phù hợp để nhà văn chiêm nghiệm cuộc đời, phơi bày thế giới nội cảm “phức tạp” của nhân vật và khám phá những vẻ

đẹp còn khuất lấp, đọng chìm trong tạo vật và con người.

Không gian huyện lị trong truyện ngắn Pauxtốpxki mang chất đìu hiu, lặng lẽ mà mơ

màng rất Nga. Đó là những vùng đất xa xôi, cách xa thủđô, thành phố. Nó có đủ hấp lực để

“níu giữ” những con người tình cờ ghé qua hay lần đầu tiên đến “chung sống”. Không gian như thực như mơ với cảnh sương mù đẫm nắng hay tuyết rơi trắng xóa, thảo nguyên rực rỡ

sắc hoa… thật phù hợp để Pauxtốpxki tạo ra một khung trời mơ mộng, nơi nhân vật thả hồn cho bao suy tư hay mở lòng với những cảm xúc mới mẻ chợt đến…

@ Không gian đời tư, cá thể và không gian hành trình

Một kiểu không gian chiếm ưu thế trong truyện ngắn Thạch Lam là không gian đời tư, cá th. Dạng thức không gian này xuất hiện trong 20/33 truyện ngắn của Thạch Lam. Đó là không gian sinh hoạt thường ngày của nhân vật: một căn phòng ấm cúng, một chỗ trọ, một túp lều lụp xụp, một căn nhà tranh xơ xác, cái quán chơ vơ đầu làng, gian hàng tạp hóa nhỏ, căn phòng nhà săm lạnh lẽo… Nó có tính chất tiếp nối, bắc cầu cái không gian bao quát của phố huyện để “hiển thị” rõ hơn từng cảnh đời của nhân vật. Từ không gian phố huyện đến không gian đời tư, cá thể, môi trường bao quanh con người càng lúc càng “co lại”, thu hẹp

đến mức bức bối, ngột ngạt. Nhân vật hiện ra trong bối cảnh ấy với bộn bề tâm trạng: nỗi lo toan cơm áo, hạnh phúc gia đình, đau khổ và vui sướng, ấm êm và buồn tủi… Trong cái quán nước chơ vơ đầu làng, người lính cảm thấy trơ trọi và hoài tiếc những mộng đẹp đã trôi qua trong đời (Người lính cũ). Cô bé Liên (Hai đứa trẻ) thấm thía cái buồn man mác của chiều quê khi ngồi trong gian hàng tạp hóa tối om và chứng kiến những liếp nhà xung quanh chỉ hắt ra vài “hột sáng”. Cuộc đời cô hàng xén là cái vòng luẩn quẩn từ chợ trở về nhà mẹ,

rồi nhà chồng. Đây là kiểu không gian thể hiện rõ nhất chất tù đọng, mỏi mòn, âm u trong cuộc sống các nhân vật ở trang viết của Thạch Lam.

Nếu như Thạch Lam tâm đắc với kiểu không gian sinh hoạt thì với Pauxtốpxki là

không gian hành trình. Không gian này trở lại trong nhiều truyện ngắn của Pauxtốpxki (15/40 truyện), cho thấy dường như trong vô thức, tác giảđã lặp lại chính mình. Đây là kiểu

không gian “động”, “mở” với sự chuyển cảnh nhanh. Chuyến tàu thủy đưa Masa đi qua những làng mạc, ruộng đồng, đặc biệt là vùng thảo nguyên rực rỡ sắc hoa và không gian của chuyến đi đã cho cô những phát hiện thú vị: “mọi vật quanh cô quả thật rất bình thường, nhưng cũng rất kì lạ” [65, tr. 257]. Cuộc hành trình từ nhà ga ở Matxcơva đến Ximfêrôpôn trên một chuyến tàu đã mở ra một không gian rộng lớn với chuỗi khung cảnh phong phú mà “lát cắt” của nó là những bức tranh tỉnh lị tuyệt đẹp: “Những cánh rừng bạch dương ẩm ướt, những bãi lầy nhỏ và ánh sao mờ, những nhà ga lát đá được một ngọn đèn hộp cô độc chiếu sáng, ánh lửa trong các làng, những cánh đồng cỏ vương vấn khói sương và rồi lại những cánh rừng bạch dương xào xạc chạy trong bóng tối” [65, tr. 380]. Chiều dài của không gian hành trình như “giãn nở” tối đa với các làng mạc nối tiếp nhau hiện ra trong tầm ngắm của nhân vật. “Cánh đồng lúa chín vàng óng và thảo nguyên bát ngát xanh lại trải dài trước mắt” [65, tr. 385]. Quả thật, không gian hành trình là sự “kéo giãn”, “nới rộng” không gian tỉnh lị. Điểm đầu và điểm cuối trong không gian ấy thường là nhà ga, bến tàu – nơi diễn ra những cuộc hội ngộ hay chia ly thú vị… Sân ga là nơi chàng sĩ quan Pêtrốp có cuộc gặp gỡ

Êlêna, người con gái có tâm hồn đồng điệu với anh (Cầu vồng trắng); nơi cô gái Naxtia thức tỉnh và sống thật với cảm xúc đang trào dâng trong lòng. Cuộc chia tay bùi ngùi, lưu luyến trong tình yêu giữa Masa và anh phi công (Cây tường vi); Onga – Kuzmin (Bình minh mưa)

đã diễn ra ở bến tàu thủy. Trên thùng xe tải, một chuyến xe đêm, hay tàu tốc hành, các nhân vật có cuộc hội ngộđầy bất ngờ, những cuộc chuyện thân tình, ấm cúng. Do vậy, không gian hành trình còn là nơi gặp gỡ của tình yêu, của cái đẹp, là môi trường thích hợp để chủ thể

nhận thức khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn của tạo vật và cảm xúc mới mẻ trong lòng mình. Việc lựa chọn kiểu không gian này có sự chi phối của sở thích “xê dịch” mà ông đã thực hiện nó trong hầu hết cuộc đời.

Không gian tâm tưởng là dạng thức không gian phổ biến trong cả truyện ngắn Thạch Lam và truyện ngắn Pauxtốpxki. Không gian này rất đa chiều, giàu sức biểu hiện, phụ thuộc vào sự vận động tư tưởng, tình cảm, thế giới tinh thần của nhân vật, của tác giả. Nó có sự

trộn hòa giữa hiện thực và ước mộng. Pauxtốpxki đã sử dụng không gian tâm tưởng để biểu

đạt sự tưởng tượng phong phú của con người. Trên thùng xe tải, nhân vật “tôi” thả hồn phiêu du vào miền thảo mộc thơ mộng: “Khu rừng kéo thành một dải hẹp (chỉ độ hai cây số, không hơn), còn sau rừng là cả một bình nguyên cát, nơi những cánh đồng lúa mì đang chín, lấp lánh và lay động theo chiều gió. Đằng sau bình nguyên là một rừng tùng bách hoang dại thẳng cánh chim bay” [65, tr. 230]. Trí tưởng tượng tiếp tục dẫn dắt nhân vật xâm nhập sâu hơn vào thế giới của rừng: “Nếu anh bước vào trong, anh sẽ cảm thấy như mình bước vào một giáo đường to lớn, hùng vĩ, tràn đầy bóng mát. Thoạt đầu, anh phải theo con đường tắt hẹp đi ngang một cái ao phủ đầy bèo tấm giống như một chiếc thảm cứng màu xanh lá mạ. Nếu anh đứng lại bên ao, anh sẽ nghe thấy lép bép: đó là những con cá chép tìm ăn rong nước” [65, tr. 231]. Không gian tâm tưởng của nhân vật mở rộng cả ba chiều theo dòng ý nghĩ miên man của nhân vật “tôi”. Tương tự, Alan đã “đi” lạc vào cõi mộng, liều thuốc độc không ngăn được đôi cánh của tâm hồn ông: “Trời trở nên tối và ngột ngạt hẳn, nhưng trong bóng đêm Alan vẫn nhìn thấy bình nguyên nởđầy hoa tím” (Bình nguyên tuyết phủ) [65, tr. 371]. Một không gian của hoài niệm và mộng ước đã đồng hiện trong tâm trí của ông lão Iôhan qua tiếng đàn diệu kì của nhạc sĩ thiên tài Môza: “Tôi thấy ngày tôi gặp Mácta và nàng, vì xúc động đã đánh vỡ vò sữa. Lúc ấy vào mùa đông, và Mácta cười. Nàng cười” (Người bếp già) [65, tr. 375]. Trong dòng chảy âm nhạc của Êđua Grigơ, cô bé Đanhi nhận ra “đó đúng là cánh rừng của nàng, quê hương nàng”, “những ngọn núi của nàng, những bài hát của những chiếc tù và, tiếng động của biển quê” (Lẵng quả thông) [65, tr. 395]. Không gian tâm tưởng trong truyện ngắn của Pauxtốpxki thường sống động, tươi tắn, êm đềm như

một khung trời cổ tích để nhân vật tìm thấy sự chở che, nâng đỡ cho tâm hồn mình.

Không gian tâm tưởng trong truyện ngắn của Thạch Lam chủ yếu thể hiện qua dòng hồi ức, sự cắt dán không gian quá khứ vào không gian hiện tại. Khung cảnh của những “hàng cà phê”, “tiệm khiêu vũ”, “cánh đồng nho”, “giếng rượu nho giữa làng”, những tỉnh lị xa xôi của nước Pháp được tái hiện qua sự hồi tưởng của người lính cũ với một niềm tiếc nhớ xót xa. Khung cảnh của miền quê thân thương hiện lên trong trí Diên với bao hoài tiếc: “Diên lại nghĩđến cánh đồng ruộng ở quê hương, đến những rặng cây mà ánh sáng buổi ban mai làm

rung động đến cái hình dáng đáng yêu của Mai khi đi bên mình chàng” (Trong ánh sáng buổi chiều) [65, tr. 169]. Không gian bao quanh chàng văn sĩ Thành nhuốm màu hiu hắt của một tâm hồn hụt hẫng, chơi vơi: “Mưa bụi đã tạnh từ lâu và nền mây xám tách ra, để lọt một tia nắng vàng dịu lướt nhẹ trên ruộng mạ xanh non, trong trẻo và mong manh quá như sắp tắt” (Cuốn sách bỏ quên) [65, tr. 178]. Khung cảnh lạnh lẽo của Hà Nội đêm ba mươi dù hiện lên qua sự miêu tả của người kể chuyện nhưng người đọc vẫn thấy rõ ràng nó thấm

đượm tâm tư của hai cô gái sống đời trụy lạc: “Mưa bụi vẫn bay tơi tả, hình như bóng tối khắp nơi dồn lại quãng phố hẹp này. Trên hè ướt át và nhớp nháp bùn, không một bóng người qua lại. Cái vắng lạnh như mênh mông ra tận đâu đâu khắp cả các phố Hà Nội đêm nay” (Tối ba mươi) [65, tr. 205]. Không gian tâm tưởng trong truyện Thạch Lam thường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được tái tạo bởi nỗi niềm hoài tiếc quá vãng của nhân vật nên nó mang dư vị xót xa, thể hiện sự xung đột giữa quá khứ và hiện tại trong cuộc đời nhân vật.

3.2.4.2. Thời gian nghệ thuật

Con người tồn tại trong không gian và suy ngẫm bằng thời gian. Thời gian nghệ thuật bao giờ cũng là thời gian được quan niệm, thời gian cảm nhận, lí giải theo một ý tưởng nghệ

thuật của người nghệ sĩ. Vì vậy, thời gian nghệ thuật mang tính cá nhân của chủ thể sáng tạo. Hai dạng thức thời gian chủ yếu trong truyện ngắn Thạch Lam và truyện ngắn Pauxtốpxki là thời gian vật lí và thời gian tâm trạng

@ Thời gian vật lí

Thời gian vật lí được hai nhà văn lựa chọn trên cơ sở thời gian thời lịch. Đó là dạng thời gian đơn giản, có tính chất ổn định, trực tiếp gắn liền với việc miêu tả các hành động, các sự kiện và biến cố trong tác phẩm. Thời gian vật lí xuất hiện trong sáng tác của Thạch Lam và Pauxtốpxki với sắc thái nhạt nắng. Với thời gian trong ngày, phần lớn các nhà văn

ưa thích thời gian không chói sáng nắng, thường là từ chiều tà, đêm tối, rạng sáng, buổi sớm. Với thời gian trong năm, phần lớn họ chọn thu và đông, xuân ít hơn và hè rất hiếm hoi. Gương mặt bốn mùa xuất hiện cụ thể (trong 33 truyện ngắn Thạch Lam và 40 truyện ngắn Pauxtốpxki) với tần số như sau:

(Bảng khảo số tần số xuất hiện của các mùa trong truyện ngắn Thạch Lam và truyện ngắn Pauxtốpxki)

Qua khảo sát chúng tôi thấy mặc dù hai nhà văn tập hợp trong trang viết của mình hương sắc bốn mùa thì gương mặt mùa đông vẫn chiếm vị trí chủđạo.

Mùa đông trong trang viết của Pauxtốpxki nổi bật bởi sắc trắng của tuyết. Trong 40 truyện ngắn mà chúng tôi khảo sát, có 19 truyện có sự xuất hiện của tuyết. Ở một số truyện, mật độ xuất hiện của nó thật dày đặc. Chẳng hạn: Tác phẩm Số lượng trang của truyện Tần số xuất hiện của từ “tuyết” (lần) Tỉ suất Tuyết 10 13 1.30 Chiếc nhẫn bằng thép 6 19 3.16 Cầu vồng trắng 7 15 2.14 Suối cá hương 6 8 1.33

(Bảng khảo sát tần số xuất hiện của từ “tuyết” trong truyện ngắn Thạch Lam và Pauxtốpxki )

Do nằm ở vĩ độ cao nên khí hậu Nga thuộc loại hàn đới và ôn đới – mùa đông kéo dài rất lạnh, mùa hè ngắn. Hơn nữa, “những vùng gần cực thì hầu như không có mùa hè, đất đai quanh năm bị cứng lạnh do các dãy núi bao bọc phía Tây Nam và Đông đã ngăn chặn ảnh hưởng của các đại dương là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương cũng như khối khí vùng Nam Á. Riêng vùng băng giá và vùng đài nguyên, nhiệt độ rất lạnh, băng tuyết phủ kín chín tháng liền” [90, tr. 32]. Truyện Gương Mặt các mùa Truyện ngắn Thạch Lam Truyện ngắn Pauxtốpxki Số lượng tác phẩm Số lượng tác phẩm Xuân 0 2 Hè 3 1 Thu 1 2 Đông 11 19

Nếu như mùa đông ở Nga ngập tràn tuyết trắng thì ở Việt Nam là cảnh mưa phùn, gió bấc và cái rét cắt da. Dù chỉ xuất hiện trong 8/33 truyện ngắn nhưng gương mặt mùa đông

đồng bằng Bắc Bộđã được Thạch Lam khắc họa rõ nét. Nó có đầy đủ những đường nét khắc khổ, dữ dội: “gió lạnh rít qua mái tranh, giá lạnh và gió mưa lầy lội” [44, tr. 17], “mưa phùn ẩm ướt và tối tăm” [44, tr. 35], “trời rét như cắt ruột mà gió lại thổi mạnh” [44, tr. 69], “mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên tanh tách dưới nhịp guốc hai chị em” [44, tr. 91], “gió bấc vi vút từng cơn” [44, tr. 210], “sương trắng còn đầy

ở các ngõ trong làng” [44, tr. 216]… Đây là vùng đồng bằng duy nhất ở Việt Nam có một mùa đông thực sự với ba tháng có nhiệt độ trung bình dưới 18 Co. Hơn nữa, khó khăn trở

ngại của khí hậu vùng này là tính chất thất thường của nó. Tuy nhiên, nó trở thành nét đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc bộ, bước vào trang văn Thạch Lam, nó lấp lánh vẻ đẹp của chất thực hòa quyện trong chất thơ.

Cố nhiên, gắn liền với thời gian của giá lạnh, buồn bã ấy là một không gian thưa vắng tiếng ồn ào, có nhiều khoảng tối. Bối cảnh ấy tương hợp với cái “gu” ưa sự nhẹ nhàng, sự

xao động không phải ở cảnh vật mà ở tâm tư con người của Thạch Lam và Pauxtốpxki. Mặt khác cái giờ khắc cuối ngày, cuối năm ấy kết hợp với không gian phố huyện tạo thành cái trục không – thời gian thích hợp, hiển thị rõ chất tù đọng, bế tắc, mỏi mòn để cảnh đời các nhân vật của Thạch Lam được phơi bày. Cũng trong bối cảnh ấy, một cuộc gặp gỡ tình cờ, một cảm xúc mới mẻ chợt đến bỗng nhiên trở thành điều huyền diệu mà có lẽ nó “đi theo” nhân vật của Pauxtốpxki suốt cả cuộc đời.

Phương thức thể hiện thời gian trong tác phẩm thường là tuyến tính, vận động xuôi, từ

buổi chiều đến đêm tối (thường gặp ở truyện ngắn Thạch Lam) hay từđêm tối đến rạng sáng (thường gặp ở truyện ngắn Pauxtốpxki). Tiết tấu của thời gian chậm, nhịp nhàng, không dồn

Một phần của tài liệu TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM – TRUYỆN NGẮN PAUXTỐPXKI: SỰGẶP GỠCỦA PHONG CÁCH NGHỆTHUẬT (Trang 84 - 94)