NỘI DUNG TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ PAUXTỐPXK

Một phần của tài liệu TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM – TRUYỆN NGẮN PAUXTỐPXKI: SỰGẶP GỠCỦA PHONG CÁCH NGHỆTHUẬT (Trang 29 - 33)

PAUXTPXKI

Con người xuất hiện trong cõi đời và trở thành chứng nhân của thời đại, mỗi số phận

đều chứa một phần lịch sử. Cùng sống trong giai đoạn mà đất nước diễn ra nhiều sựđổi thay mới mẻ, những vấn đề trọng yếu của thời đại như đói nghèo, chiến tranh, hạnh phúc và bất hạnh, đổi thay và tha hóa… ít nhiều vang vọng vào các truyện ngắn của Thạch Lam, Pauxtốpxki. Thế nhưng, chúng chưa đủ điều kiện để trở thành nội dung tự sự. Chúng tôi

đồng tình với quan điểm cho rằng nội dung tự sự phải là “những nội dung đã thực sự trở

thành cảm hứng nghệ thuật và chịu sự chi phối của đặc trưng thể loại” [93, tr. 49].

Trong hầu hết truyện ngắn của mình, Thạch Lam và Pauxtốpxki thường kể với người

đọc những câu chuyện về các cảnh đời, số phận trong xã hội, những buồn vui thế sự mà bề

mặt chúng dường như vặt vãnh, cỏn con nhưng ẩn sâu trong đó là vẻ đẹp của cuộc sống và con người. Hai nhà văn đều không cốt tả chân các biến cố, sự kiện mà chỉ cốt diễn tả cho chân xác tâm trạng, tình cảm con người. Nhiều khi đó chỉ là những cảm xúc bất chợt, thoáng qua nhưng nếu tập hợp lại, chúng trở thành chiếc kính vạn hoa của tâm hồn.

2.1. Cm xúc mi m, bt cht…

2.1.1. …Trong tình yêu la đôi

Tình yêu lứa đôi là nguồn cảm hứng bất tận cho người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ

thuật, đồng thời cũng là một cánh cửa hé mở thế giới tâm hồn con người. Viết về tình yêu, Thạch Lam và Pauxtốpxki không “gia công”, sắp đặt mà để cho nhân vật lắng nghe và cảm nhận những biến thái, rung động tế vi diễn ra trong hồn mình.

Khác với các các nhà “tiểu thuyết luân lí” hay “tiểu thuyết sầu thảm” đương thời, Thạch Lam không mượn tình yêu phát ngôn cho tư tưởng hay phủ lên chúng màu sắc lâm li. Tình yêu trong truyện ngắn của ông mang màu sắc tươi tắn, lãng mạn và dù kết thúc không trọn vẹn, nó vẫn rất đẹp và đầy dư âm dư vị. Tình yêu, trước hết là những cảm giác chân thực, sống động mà nhân vật “nghe thấy”, “cảm thấy”: cảm giác “dịu ngọt chăng tơ” (Dưới bóng hoàng lan) hay “tâm hồn say sưa như nhấp rượu” (Cô hàng xén) của tình yêu mới chớm; “một cảm giác êm dịu tràn lấn vào người”“tim đập mạnh” khi bồi hồi thương nhớ người yêu (Bắt đầu); lòng “chán nản”, “khó thở”, “đau đớn nghẹn ngào” lúc tình yêu

đứng bên bờ vực tan vỡ (Trong bóng tối buổi chiều)… Bước vào thế giới của tình yêu, nhân vật phơi trải tâm hồn với đầy đủ các cung bậc của cảm xúc. Có cảm xúc hồn nhiên thơ trẻ

của một cậu bé với một người đẹp lớn tuổi hơn: “Khi Thúy để tay lên vai tôi, tôi cảm thấy rung động cả người. Tôi cảm thấy tôi bt đầu yêu nàng” [44, tr. 192] (Bên kia sông) (Chúng tôi nhấn mạnh). Chẳng hạn, trong Tình xưa, tâm hồn Bình đã có một quá trình tiếp diễn “phiền phức” (từ dùng của Thạch Lam), từ một khởi đầu êm đềm:“Đôi mắt nàng nhìn tôi, tôi bng rung động cả người; đôi mắt nàng phản chiếu một tình yêu mãnh liệt và tha thiết quá. Tôi hiểu ngay rằng nàng yêu tôi. T nhiên, một sự cảm động tràn lấn vào người.[…]

Tôi còn trẻ và tình yêu của một cô gái khiến tôi tựđắc” [44, tr. 232]; đến lúc sóng gió: “tôi thấy lòng nao nao vừa bực vừa buồn như thấy một sự gì êm đẹp đang mất đi mà không còn can đảm giữ lại được nữa”, “thấy lòng dửng dưng” [44, tr. 237]; và một kết thúc buồn trong xa cách: “một sự bâng khuâng nhẹ nhàng dìu tâm hồn người đến những tình cảm man mác, tôi bng thấy cả người xúc động vì nhận ra trong bọn người lác đác ở bến một cái xe đỗ vội, và trên xe bước xuống một người con gái ngơ ngác nhìn về phía tôi” [44, tr. 239]. Trong tình yêu, cảm xúc mới mẻ, bất chợt thường đi cùng trạng thái tâm lí khác lạ, kì quặc, tưởng chừng vô lí nhưng lại rất phù hợp với quy luật riêng của nó – quy luật dành cho những người lần

đầu bước vào thế giới của ái tình. Chàng trai và cô gái (Cô áo lụa hồng) cùng “bịa” ra cái tên (Tân và Lan) và mối quan hệ quen biết để “tiếp cận” nhau, rồi họ cùng vui vẻ tha thứ cho nhau vì những cái cớ dễ thương đó. Lan (Tình xưa) vốn là một cô gái hiền lành, nhu mì, ít nói mà nay “tính nết nàng hình như đổi hẳn, hay bây giờ nàng mới biểu lộ hết cái tính nết thực của nàng ra. Nàng không còn là cô gái lặng lẽ và kín đáo như trước kia nữa. Lan nói năng luôn miệng và tiếng cười của nàng vang lên trong nhà, mắt nàng sáng lên, và hơi một chút việc cũng làm cho nàng vui sướng [44, tr. 233]. Còn Hậu (Nắng trong vườn) cũng trở

thành một con người mới: “Hậu thành điềm đạm băn khoăn hơn trước, với những lúc bồng bột, những lúc tin yêu, càng ngày càng trở nên kì dị” [44, tr. 113]. Nếu như ngày trước cụ

Nguyễn Du – bậc thầy miêu tả tâm lý con người – đã để cho Thúy Kiều “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” đến nơi hẹn hò với Kim Trọng thì các nhân vật của Thạch Lam, các cô gái vốn là “gái quê” như Mai (Đêm sáng trăng), Lan (Tình xưa), Loan (Bắt đầu), Hậu (Nắng trong vườn) cũng bạo dạn, mạnh mẽ hành động theo tiếng gọi của trái tim.

Tình yêu còn có một sức hút ma mị không cưỡng nổi. Chuyện của Thân và Tiến trong

Tiếng sáo là một trường hợp điển hình. Mặc dù biết Tiến là một gã đàn ông vũ phu, “tính rất cộc, hàng xóm ai cũng chê anh chàng lười và bất hiếu”, lại nổi tiếng là “con người lừa lọc,

tệ bạc” mà Thân, “cô thiếu nữ xinh đẹp, người rất có duyên và biết chữ nghĩa” lại mê mẩn tiếng sáo tài hoa của Tiến và bỏ nhà đi theo cậu ta. Dường như Thạch Lam đã gửi gắm vào câu chuyện trên một thông điệp thú vị: Tình yêu chân thực vốn không có “bài học”. Những người đi sau cứ phải dẫm lên bước chân của người đi trước, dẫu đó là bi kịch, thì mới chắt chiu, gom góp được cho mình chút buồn vui cùng vài ba sự nhận biết về lẽ đời từ những trải nghiệm thiết thực của bản thân.

Phần lớn các câu chuyện tình trong truyện ngắn Thạch Lam được xây dựng theo môtíp: chàng là học sinh, sinh viên hoặc công chức từ chốn thị thành về thăm quê, hoặc trọ

học; nàng là cô bạn thủa thiếu thời hoặc con gái gia chủ; họ gặp nhau, nảy sinh tình yêu nhưng rồi phải xa cách nhau vì nhiều nguyên do. Có nguyên do khách quan (Đêm sáng trăng). Nhưng phần lớn là nguyên nhân chủ quan, do người trong cuộc cảm thấy sự cách biệt về mặt tâm hồn, nếp sống (Tình xưa, Nắng trong vườn, Trở về). Chàng trai chia tay với cô gái cũng là chia tay với chính mình, với những tình cảm hồn nhiên thơ trẻ. Cùng với sự ra đi

để tiếp nhận cái mới mẻ, để nhận biết cuộc sống toàn diện hơn, họ không còn cách nào khác là giã từ dĩ vãng và những xúc cảm bồng bột vừa trải qua. Ở đây, dấu ấn của buổi giao thời

đã thấp thoáng qua mỗi câu chuyện, bởi con người được đặt giữa điểm giao tranh văn hóa, nếp sống cũ – mới, việc lựa chọn một hướng đi phù hợp là không dễ dàng, có khi phải kèm theo cả sựđánh đổi.

Với cảm quan của một bậc thầy tâm lý, Thạch Lam đã thấu hiểu và miêu tả chân thực tâm trạng, cảm xúc của những đôi lứa đang yêu.

Trong các truyện ngắn của Pauxtốpxk, “tình yêu giống như gió thoảng” [65, tr. 287] – những cơn gió mát lành thổi vào hồn người, chữa lành những vết nứt đau, làm tươi lại con tim cằn héo, đem lại chút ấm êm cho những chiếc đời vắng lạnh… Để rồi, cõi “kì bí, huyền diệu” của tâm hồn lại đột khởi những cảm xúc mới mẻ, trong trẻo từ sự rung động của con tim. Cuộc đời của Nikôlai – Tachiana (Tuyết), Onga – Kuzmin (Bình minh mưa), vị thống chế quân đội Napôlêông – Maria Tsernưi (Suối cá hương), Pêtrốp – Êlêna Pêtrốpna (Cầu vồng trắng), anh lính thủy – người thiếu phụ (Gió biển) đã được sưởi ấm bởi những cơn gió kì diệu ấy. Trong truyện Tuyết, Tachiana tình cờ biết được nỗi khát khao về hạnh phúc bình dị của Nikôlai qua nội dung bức thư anh gửi cho người cha. Chính sựđồng cảm sâu sắc với người con trai chưa một lần gặp mặt đã khiến nàng nỗ lực làm tất cả đúng nhưước nguyện của anh. Khi Nikôlai trở về thăm nhà, anh “không sao xua đuổi được cái cảm giác kì lạ là mình đang ở trong một giấc mộng nhẹ nhàng nhưng vững chắc” [65, tr. 277]. Bất chợt ở anh

một sợi dây cảm xúc nối liền giữa quá khứ và hiện tại, anh có linh cảm nàng là người con gái mình đã thầm yêu và chờ đợi cả quãng đời. Tình yêu của Maria đã mang đến cho vị thống chế, vốn là “người nhà binh”, “chẳng hề biết gì gia đình, lễ tết và yên vui cả” niềm xúc

động lớn lao: “những giọt lệ của đàn ông vềđiều mà trái tim không bao giờ ngờ trước, về sự

dịu hiền, sự âu yếm, về tiếng thì thầm không dây mối giữa đêm rừng tịch mịch” (Suối cá hương) [65, tr. 407]. Khi hai tâm hồn giá lạnh, hai nỗi cô đơn tìm thấy và hòa vào nhau, nó sẽ biến thành một niềm vui chất ngất – “cảm giác của một niềm hạnh phúc hư ảo gần như

không thể chịu đựng nổi” [65, tr. 330]. Đó là chuyện tình giữa Êlêna Pêtrốpna, cô gái có giọng nói “nghe như một lời hứa hẹn của hạnh phúc”, và anh sĩ quan Pêtrốp (Cầu vồng trắng). Vì muốn mang lại sựấm áp, an ủi dành cho người con trai cô đơn “đang bị thương ở đầu”, Êlêna đã không quản ngại bao khó khăn, nguy hiểm để tìm đến với anh vào thời khắc nửa đêm, và cô đã tìm thấy tình yêu đích thực mà mình chờ đợi cả cuộc đời. Ở Bông hồng vàng, tình yêu với “tất cả sự trìu mến” mà Giăng Samet dành cho Xuyzan đã cho anh được nếm trải sự loạn nhịp của con tim: “Ai chưa từng được xúc động với hơi thở nhè nhẹ của thiếu nữ trong giấc ngủ, người đó chưa hiểu thế nào là dịu dàng. Môi nàng tươi hơn cả

những cánh hoa ẩm ướt và đôi hàng mi nàng lấp lánh những giọt lệ đêm” [65, tr. 16], và cả

nỗi đắng cay tuyệt vọng: “Thoạt đầu, Samet thậm chí còn thấy nhẹ hẳn người. Nhưng rồi tất cả sự chờđợi cuộc gặp gỡđầm ấm với Xuyzan, không hiểu sao, đã biến thành một mảnh sắt gỉ. Mảnh sắt nhọn ấy mắc trong lồng ngực anh, ngay ở bên tim và Samet cầu trời cho nó mau mau đâm thẳng vào trái tim ốm yếu ấy đi, cho tim anh vĩnh viễn ngừng đập” [65, tr. 18]. Tình yêu, đôi khi chỉ là dự cảm mơ hồ nhưng dư âm của nó hẳn còn vang vọng mãi trong lòng những con người có duyên hạnh ngộ. Tình yêu của Onga – Kumin (Bình minh mưa) là một trường hợp như thế. Với việc chuyển giúp cho người bạn nằm cùng quân y viện một bức thư cho vợ cậu ta, Kumin đã gặp Onga trong một hoàn cảnh thật đặc biệt. Tình yêu của họ, hay chính xác – những xúc cảm dường như là…tình yêu – tựa một bản nhạc không lời giữa đêm tối, nơi “mưa vẫn đều đều xào xạc” [65, tr. 317]. Tình yêu ấy sưởi ấm hai tâm hồn buồn bã, cô đơn để giờ phút li biệt, họ cảm thấy “tim se lại”, lưu luyến, bùi ngùi.

Hầu hết các câu chuyện tình trong truyện ngắn của Pauxtốpxki thật bất ngờ và lãng mạn, giữa một bên là “người nhà binh”, một bên là người phụ nữ nhạy cảm và đầy nữ tính. Những người lính vốn là những tấm gương về lòng gan dạ, quả cảm, phi thường, hình ảnh của họ thường được bao bọc trong cảm hứng lãng mạn, anh hùng ca. Ở họ, phần “riêng tư” dường như là một khoảng trống bị lãng quên. Đồng cảm sâu sắc với nỗi niềm của người lính,

và trên hết là mong muốn tạo ra những nhân vật văn học mang dáng dấp của con người đời thường, Pauxtốpxki đã đi vào thế giới tâm hồn họ: nỗi cô đơn, sự mong chờ, khao khát hạnh phúc, niềm vui khi tìm thấy tình yêu... Với tấm lòng ấm áp thương yêu, Pauxtốpxki “mang lại” cho người lính những cuc gp g bt ng, thoáng qua nhưng hứa hẹn hạnh phúc, bởi ông hiểu rằng họ cũng cần lắm một điểm tựa tinh thần, một “hậu phương” vững chắc. Tất cả

dịu ngọt như “chăng tơ” trong tâm hồn người lính, khiến chân dung họ hiện ra chân thực hơn.

Không phải là kiểu tình yêu sét đánh, không có sự hiện diện của dối trá, phụ bạc, lọc lừa, tình yêu trong truyện ngắn của Pauxtốpxki mang vẻ đẹp trong trẻo, thuần khiết, lấp lánh ánh sáng của lòng bao dung, vị tha.

Cùng viết về đề tài tình yêu, Thạch Lam và Pauxtốpxki đều cố gắng diễn tả sâu sắc

đời sống nội tâm phiền phức của những người đang yêu. Đó là một “dải quang phổ” tình cảm cực kì tinh tế, phức tạp của những cảm xúc, cảm giác mới mẻ đột khởi từ tâm hồn, sự rung

động của con tim. Bởi lẽ, bản chất của tình yêu là luôn tươi mới, nhất là với những ai lần đầu bước vào thế giới đầy bí ẩn, mê hoặc của nó. Những câu chuyện tình trong truyện ngắn của Thạch Lam có màu hồng của hạnh phúc, đam mê; vị chát của lãng quên và duyên nợ không thành; chút bâng khuâng, ngậm ngùi tiếc nhớ… Dấu ấn của xã hội buổi giao thời hiện lên qua khoảng cách giữa chốn thị thành và thôn quê. Tình yêu tan vỡ vì sự xa cách về tâm hồn, lối sống nhưng ý thức cá nhân của nhân vật được khẳng định. Còn tình yêu trong trang viết của Pauxtốpxki là những chuyện tình đẹp như cổ tích, dù chỉ mới những dự cảm ban đầu thì nó cũng đầy ám ảnh. Nó phảng phất tính chất hồi sinh và khả năng cứu rỗi của tình yêu cá nhân – một mô típ tình yêu phổ biến trong văn học Nga trung đại1. Mặt khác, phải chăng âm hưởng của thời đại đã chi phối cách xây dựng những con người lí tưởng với tình yêu lí tưởng qua cái nhìn lãng mạn, bay bổng ở Pauxtốpxki.

2.1.2. …Trong khong ti tâm hn

Tâm hồn con người là một thế giới phong phú, huyền bí với bộn bề cảm xúc. Có những trạng thái vui buồn, hờn giận, yêu thương… người ta có thể đoán định qua các hành vi, cử chỉ của nhân vật. Nhưng cũng có các cảm giác, cảm xúc mới mẻ nảy sinh trong vùng khuất lấp, nó là cả một kho bí mật, “thách thức” sự khám phá của con người.

Một phần của tài liệu TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM – TRUYỆN NGẮN PAUXTỐPXKI: SỰGẶP GỠCỦA PHONG CÁCH NGHỆTHUẬT (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)