…Trong những con người dung dị, đời thường

Một phần của tài liệu TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM – TRUYỆN NGẮN PAUXTỐPXKI: SỰGẶP GỠCỦA PHONG CÁCH NGHỆTHUẬT (Trang 39 - 42)

1 Tình yêu của Onhêghin – Tachianna ( Épghênhi Ônhêghin), Anđrâ y– Natasa (Chiến tranh và hòa bình), Rakônikốp – Sonya (Tội ác và trừng phạt)

2.2.1. …Trong những con người dung dị, đời thường

Thạch Lam và Pauxtốpxki hiếm khi kể chuyện về các “đại nhân”. Các nhà văn thường

đi sâu vào những mảnh đời, số phận của bao con người nhỏ bé, bình thường trong xã hội để

lắng nghe “tiếng lòng”, những xao động trong tâm tư nhân vật và trên hết là phát hiện ra những hạt ngọc ẩn dấu trong tâm hồn họ.

Con người từ khi sinh ra đã được đặt trong vô vàn giềng mối phức tạp. Thạch Lam và Pauxtốpxki đã khai thác văn hóa ứng xử, giao tiếp của con người, thể hiện trong mối quan hệ

giữa con người với quê hương, đất nước, nguồn cội, với đồng loại, gia đình và bản thân. Do vậy những vẻđẹp của họ lần lượt được khơi mở, bóc tách và trải lên trang văn Thạch Lam và Pauxtốpxki thật sống động, bất ngờ.

2.2.1.1. Tấm tình gắn bó thiết tha với quê hương xứ sở

Tình yêu quê hương đất nước vốn là “mẫu số” chung của con người ở mỗi quốc gia, mọi thời đại. Tuy vậy, cách biểu lộ tình cảm thiêng liêng ấy lại in dấu cách nhìn, cách nghĩ, hướng tiếp cảm của mỗi dân tộc. Theo quan niệm của Thạch Lam và Pauxtốpxki, trước hết

đó là tình cảm thiết tha với những sự vật bình dị, thân quen trong cuộc sống hằng ngày. Đây cũng là cm xúc thường trc trong mỗi con người. Đọc truyện ngắn Thạch Lam, ta bắt gặp

ở người lao động chân chất hay người trí thức bình dân sự gắn bó thiết thân với đồng đất quê hương. Chẳng hạn, ở Cô hàng xén tần tảo tên Tâm, dù trên vai trĩu nặng gánh hàng mưu sinh nhưng cô “bớt mệt hẳn đi khi thấy cây đa và cái quán gạch lộ ra trong sương mù” [44, tr. 210]. Tâm thuộc cả con đường “mấp mô vì trâu bước”; quen với tiếng lá tre khô “xao xác”; dễ dàng nhận ra “mùi bèo dưới ao và mùi rạđưa lên ẩm ướt”, “mùi phân trâu nồng ấm sặc ngay vào cổ” [44, tr. 211]. Cả “cái cổng gạch cũ”,“con cá sấu phục ngay trên bệ” ngoài

đình cũng quá gần gũi với cô. Với Tân, con người mà cuộc đời vốn gắn chặt lối sống ở chốn

đô thành lại tiềm ẩn một tình yêu sâu đậm với hương đồng gió nội chốn quê. Sau quãng thời gian bươn bả ở phố thị, Tân chợt nhận ra quê nhà mới là nơi đem lại cho chàng niềm hạnh phúc thực sự. Hòa mình vào “cái đời giản dị của người làm ruộng”, sống chân thành, gắn bó với những người nông dân chất phác, thật thà, Tân đã tìm thấy cảm giác bình yên, thanh

thản:“Mùi lúa chín thơm lại phảng phất lẫn với mùi rạ ướt mới cắt” đã “làm chàng say sưa như men rượu” [44, tr. 95]. Khi không còn “dửng dưng với những cái chung quanh mình”, Tân thụ cảm được cái đẹp của đời và cái đẹp trong tâm chàng nảy nở thật diệu kì: “Tân có cảm giác rằng mình sống” [44, tr. 100]. Tương tự, tình cảm cao đẹp ấy cũng chất chứa trong tâm hồn anh thanh niên trẻ trai hay những đứa trẻ thơ dại. Sự trìu mến, yêu thương với những cảnh vật thân thuộc chốn quê đã khiến Thanh “vẫn có cảm giác nhưở nhà” dù chàng xa nhà đã gần hai năm. Cái trường kỉ, ngọn đèn con và cái điếu cũ kĩ, con mèo già mắt lim dim… cảnh tượng cũ mà có một sức hút mạnh mẽ đối với chàng: “Lần nào trở về với bà chàng, Thanh cũng thấy thong thả và bình yên như thế” (Dưới bóng hoàng lan)[44, tr. 181]. Chàng đón cảm giác thanh lọc tâm hồn với mùi hoàng lan thoảng trong gió ngát: “Thanh thấy tâm hồn nhẹ nhõm tươi mát như vừa tắm ở suối. Chàng tắm trong cái không khí tươi mát này” [44, tr. 182]. “Ngôi nhà và thửa vườn”, người bà nhân hậu, cô bạn láng giềng xinh xắn…, tất cả trở thành “máu thịt” của Thanh, quyến luyến bước chân ra đi, chắp cánh niềm vui mỗi lần trở về. Khi mở rộng các giác quan để thu nhận mọi cảnh vật của miền hạ du quê mình, cậu bé thiếu niên trong Bên kia sông đã khám phá bao điều mới mẻ: “Tôi qua ở đấy tất cả cái tuổi niên thiếu của tôi, sung sướng và nhảy nhót như một con chim giữa cuộc sống hoạt động kia bao bọc lấy tôi, để hết cả mắt mà trông, cả tai mà nghe, cả mũi mà ngửi cái mùi cát, mùi đất lẫn mùi khói rác người ta đốt ởđầu làng buổi chiều, theo gió với sương mà tràn vào trong phố” [44, tr. 188]. Vì thế sự gắn bó đến thật tự nhiên như hơi thở: “Tất cả

chợ huyện, những kẽ ngách bãi không đối với tôi đều quen thuộc, thân mật như một vật cũ

trong nhà” [44, tr. 189]. Trong tâm hồn ngây thơ của hai đứa trẻ cũng vang động những tình cảm mến yêu đối với phố huyện nghèo: “một mùi âm ấm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này” [44, tr. 150]. Ở Bính, con người mà cuộc sống chỉ đo đếm bằng những cuộc truy hoan, vẫn le lói ngọn lửa yêu đời, yêu sống, chờ những cơn gió khơi nguồn là bùng lên mạnh mẽ. Chính không khí mát mẻ, trong lành của buổi sớm mai với “tiếng gà gáy” báo hiệu ngày mới, vẻ quen thuộc của “thềm gạch”, “gốc cau”, “mảnh vườn nhỏ” đã đánh thức những tình cảm trong trẻo, tốt đẹp ở chàng, người con từng lầm lạc, chìm đắm trong bao cuộc truy hoan: “Nhưng hôm nay, cái mát của buổi mai làm tươi lại những cảm giác trong sạch, thanh cao ngày nhỏ. Tiếng gù gù của chim bồ câu bên hàng xóm không còn nữa, nhưng tiếng cười nói của những người đi chợ sớm vẫn vang lên bên giậu thưa. Nước mưa bên bể vẫn mát như

hồng của nắng” (Buổi sớm)[44, tr. 252]. Chắc rằng cuộc đời của Bính sẽ sang trang khi cái

đẹp của cuộc đời thường nhật đã trở lại trong chàng. Thậm chí cả những cô gái vốn thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội như Huệ, Liên (Tối ba mươi), qua ngòi bút của Thạch Lam, ở họ

vẫn toát lên vẻ đẹp của một tâm hồn thanh sạch. Tuy ở trong nhà săm, họ vẫn cố gắng bày biện lễ cúng giao thừa và tấm lòng thành kính hướng về tổ tiên,

Cũng như Thạch Lam, Pauxtốpxki đã phát hiện ở những con người tuy khác nhau về

lứa tuổi, nghề nghiệp nhưng có sự gặp gỡ ở nét đẹp tâm hồn - tấm tình sâu nặng với quê hương xứ sở. Anh lính thủy Nikôlai (Tuyết) yêu thiết tha cái tỉnh lị quê hương, tình yêu ấy tiếp thêm sức mạnh cho anh để chiến đấu chống lại kẻ thù. Trong một bức thư gửi cha, Nikôlai chân thành bộc bạch: “Con biết rằng con đang bảo vệ không riêng gì tất cảđất nước mà cả cái góc nhỏ bé và thân yêu ấy trong lòng con: tức là cả cha, cả khu vườn nhà ta, cả

những em bé đầu bù tóc rối trong làng ta, cả những cánh rừng bạch dương bên kia sông và cả con mèo Ackhíp nữa” [65, tr. 277]. Trong trái tim thơ trẻ của cô bé Varusa chất chứa tình cảm mãnh liệt và niềm tự hào về vẻđẹp của ngôi làng thân yêu:“Không ởđâu trên thế gian này đẹp bằng làng Mokhova, làng mình. Không phải vô cớ ông Kudơma bảo rằng quê mình là thiên đường và thực sự chẳng đâu có được mảnh đất tuyệt vời như vậy trên khắp đất nước này” [65, tr. 354]. Tình yêu quê hương đất nước trải dài theo những vùng đất xa xôi của Tổ

quốc, nơi con người đặt chân đến. Thiếu tá Kuzmin khát khao được ở lại cái tỉnh Navôlôki xa lạ cũng bởi: “Chàng yêu những tỉnh lị Nga, nơi đứng ở thềm nhà cũng có thể nhìn thấy những cánh đồng cỏ bên kia sông, những con đường rộng bò lên núi, những chiếc xe chở

rơm trên những chuyến phà. Tình yêu ấy làm cho chính chàng cũng phải ngạc nhiên” (Bình minh mưa) [65, tr. 312]. Chàng còn muốn nhảy ngay ra khỏi toa tàu khi nó đang chạy để được ở lại với “một cánh rừng bạch dương thưa thớt và một lưới mạng nhện mùa thu ánh lên trong nắng” [65, tr. 319], thu vào tầm mắt “những cánh rừng, những bãi cỏ, những con ngựa, những nẻo đường đang vùn vụt chạy về phía sau” [65, tr. 319] và biết rằng đó là điều mà bản thân chàng “chờ mãi suốt đời”. Những cô gái đôi mươi vốn là “liễu yếu đào tơ” mang trong mình bầu nhiệt huyết tuổi trẻ, vẻ đẹp của họ toát ra từ sự cứng cỏi, mạnh mẽ, khát vọng cống hiến cho quê hương. Masa tình cờ ghé thăm cánh đồng quê, nơi con tàu dừng lại dọc đường, và cô thật khó khăn khi phải chia tay với nó: “Masa cảm thấy bịn rịn phải xa bờ sông này, với cánh đồng hoa, với mái lều và ông già đan lát nọ. Tất cả cảnh vật chợt đã trở nên thân thuộc đối với cô hệt như cô đã lớn lên ở đây, và ông lão kia là người đã nuôi nấng, dạy dỗ cô” (Cây tường vi)[65, tr. 254]. Sau đó, cô sinh viên mới tốt nghiệp này đã trải

qua tháng ngày tuổi trẻ ở một vùng đất mới; tâm huyết với việc trồng rừng và chăm chút, nâng niu từng cây con. Tương tự, cô gái trong truyện Hạt cát cảm thấy ngày càng gắn bó với những vùng đất trồng nho miền Krưm, cả cái khắc nghiệt ở đây cũng trở nên đáng yêu lạ

lùng. Cô sung sướng chia sẻ với một nhà văn:

“Đất chẳng khác gì đá, rễ nho cũng rắn nhưđá, chung quanh, đá bị mặt trời hun đốt, phả hơi nóng hầm hập. Lúc đầu cháu khổ vì nóng, thậm chí phát khóc lên. Ấy thế mà bây giờ

cháu lại đâm ra yêu cái nóng ấy, giò đây cháu có cảm giác nó làm cho đất đai đẹp thêm. Nhưng khoảng thời gian thú nhất là lúc cái nóng dừng lại lúc gần tối, nó bắt đầu giảm dần

đi một cách khó nhận thấy và không khí trở nên yên lặng, có thể nói là dịu dàng, đến nỗi cháu cảm thấy cháu thực hạnh phúc” [65, tr. 418].

Với tâm trạng “nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương” 1, các nhân vật trên cùng chuyến tàu tốc hành Ximfêrôpôn(nhà thổ nhưỡng học, nhà văn, cô bé Naxtia) có chung lòng say mê với những làng mạc đã đi qua. Thậm chí, nhân vật “tôi” còn nảy sinh ý định: “bỗng muốn bỏ con tàu ở ngay ga sau để quay lại làng đó, đến ở ngay ngôi nhà gỗ bé nhỏ với những cây cẩm quỳ giữa đồng cỏ kia, dưới những đám mây lười biếng, trong đại dương vô tận của lúa mì” [65, tr. 385]. Tình yêu quê hương xứ sở còn được bồi đắp thêm lòng tự hào, tự tôn dân tộc khi con người đặt chân đến một vùng đất nằm ngoài đường biên của đất nước:“Chỉ có qua nước ngoài ta mới biết được đến đầu đũa hai chữ ‘của mình’. Mùi cây dâu, những sườn đồi đất sét hung đỏ, tiếng vó ngựa trên những đường qua đầm lát gỗ trong rừng, tiếng cà cưỡng hót, tất cả những cái đó là ‘của mình’. Cái ‘của mình’ khi nào cũng làm lòng ta tĩnh lại và làm tim ta tràn ngập sự dịu dàng” (Pari chốc lát)[65, tr. 471].

Chính tình yêu Tổ quốc làm cho những con người bình thường trong truyện ngắn Pauxtốpxki bỗng trở nên lớn lao. Vania, một thanh niên hiền lành, tính tình vốn nhút nhát lại sở hữu một lòng dũng cảm phi thường. Anh lái máy bay tiêu diệt trọng pháo Đức, dọn đường cho “quân ta” tiến vào thành phố. Khi sa vào tay giặc, đối mặt với cái chết, Vania vẫn thể

hiện rõ bản lĩnh mạnh mẽ, gan góc của một đấng anh hùng. Trong Lời cầu nguyện của Mađam Bôvê, có ai ngờ ở người đàn bà giúp việc nhà lớn tuổi bỗng bừng lên vẻđẹp của lòng yêu nước nồng nàn, của cốt cách một quý tộc chân chính. Dù sinh sống trên đất Nga, trái tim bà vẫn đau đáu hướng về Tổ quốc Pháp thân yêu. Giọt nước mắt của Mađam đã nhỏ xuống cho niềm hạnh phúc vô bờ khi hay tin quân phát xít bị đẩy lùi khỏi quê hương. Bà đã mở tiệc

ăn mừng, chơi những bản đàn hay nhất, gửi gắm khát vọng trong những lời cầu nguyện chân

Một phần của tài liệu TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM – TRUYỆN NGẮN PAUXTỐPXKI: SỰGẶP GỠCỦA PHONG CÁCH NGHỆTHUẬT (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)