Thơ Êxênin, sách Ngữ Văn 2, tập 2, chỉnh lí hợp nhất 2000.

Một phần của tài liệu TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM – TRUYỆN NGẮN PAUXTỐPXKI: SỰGẶP GỠCỦA PHONG CÁCH NGHỆTHUẬT (Trang 53 - 59)

Cùng với tuyết, hình ảnh của biển và những cánh rừng bạch dương cũng xuất hiện với tần số cao trong các truyện ngắn của Pauxtốpxki. Biển xuất hiện trong 11 truyện ngắn với nhiều dng v: “Biển xám, lạnh và yên tĩnh. Bờ biển ngập trong bóng tối màu tro” [65, tr. 40]; “Nước biển bao la đang dần xanh lên màu da trời nhợt nhạt” [65, tr. 44]; “Đại dương

đẩy những bọt sóng dài lên bãi cát. Năm qua tháng lại sóng ầm ĩ không mỏi” [65, tr. 60];

“Hắc Hải lấp lánh bốc khói. Biển đuổi vào bờ hàng ngàn con sóng bạc đầu nho nhỏ” [65, tr. 70 ]… Ở mọi góc nhìn, mọi thời điểm trong ngày, biển đều có nét đẹp riêng: “Bình minh mang đến màu đồng ảm đạm cho sóng” [65, tr. 368]; “trên vùng biển trời lặng gió, sương chiều tỏa mờ” [65, tr. 239]; chân trời biển cả tuy đã về đêm vẫn sáng đến hàng chục hải lí như hoàng hôn vừa đổ xuống” [65, tr. 245]. Biển là một sinh thể có hồn được con người kí thác bao nim ni: “Biển Bantich mùa đông hoang vắng và sầu tư [65, tr. 200]; “Hắc Hải

ầm ì một cách buồn thảm”[65, tr. 250]; “Bantich gầm thét trong phong ba và sủi lên bọt sóng lạnh giá như trong vạc dầu của quỷ sứ” [65, tr. 23] , “đại dương nổ tung và lay chuyển mọi bến bờ” [65, tr. 358]… Khám phá vẻđẹp của biển, Pauxtốpxki đã có dịp bày tỏ tình yêu lớn của mình với một “người bạn” mà ông yêu thích từ thủa bé. Trong một chuyến theo cha

đến Nôvôrôsiích vào mùa xuân, cậu bé Pauxtốpxki đã bị biển mê hoặc: “Từ xa tôi có cảm giác biển giống như một bức tường màu xanh lơ. Hồi lâu tôi không đoán ra đó là cái gì. Lát sau, tôi thấy một cái vịnh màu lục, một ngọn đèn biển, tôi nghe thấy tiếng ầm ầm của một con đập chắn sóng và biển cả đi vào tâm hồn tôi như một giấc mơ kì diệu, rất đẹp nhưng huyền ảo” [66, tr. 47]. Mặt khác, biển đã gắn liền với tâm thức của người Nga. Với diện tích lớn nhất thế giới, Nga có 2/3 đường biên giới là hải giới, phía Bắc và Đông tiếp giáp với hai

đại dương là Bắc Băng dương và Thái Bình Dương, tiếp giáp với nhiều biển trong đó có hai biển nội địa là Hắc Hải và Lí Hải. Tâm hồn Nga luôn hướng đến cái rộng lớn, khoáng đạt.

Thiên nhiên trong truyện ngắn Thạch Lam là những bức tranh của làng cnh Vit Nam. Theo thống kê, có 18/33 truyện ngắn của Thạch Lam có sự xuất hiện của hình ảnh

đồng ruộng. Đây là nét nổi bật của một đất nước nông nghiệp trồng lúa nước. Đó là cảnh:

“ruộng mạ non phớt theo chiều gió” [44, tr. 114]; “Cánh đồng lúa xanh rờn hiện ra trước mắt” [44, tr. 137]; “Cánh đồng lúa chín vàng dưới mặt trời buổi trưa. Từng chỗ, ở thửa ruộng nào đã gặt rồi, gốc rạ lấp lánh như giọt bạc” [44, tr. 98]; “Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng dâng hương thơm ngát” [44, tr. 196]… Gương mặt mùa đông Việt Nam với đầy đủ dáng nét khắc khổ (mưa phùn, gió bấc, cái rét cắt da…),

khi bước vào trang văn Thạch Lam, nó lấp lánh vẻ đẹp của chất thực hòa quyện trong chất thơ.

Ngoài ra, bức tranh thiên nhiên trong truyện ngắn của Thạch Lam tăng thêm nét duyên dáng bởi sự góp mặt của cây tre Việt Nam. Nếu như người Nga có niềm kiêu hãnh về xứ sở

bạch dương của mình thì người Việt cũng tự hào về cây tre, loài cây tượng trưng cho cốt cách dân tộc. Trong trang viết của Thạch Lam, tre là một nét chấm phá cho khung cảnh làng phố, gợi vẻđẹp gần gũi, thân quen: “Một cái cảm giác mát lạnh bỗng trùm lên hai vai: Tâm ngẩng đầu lên nhìn; chàng vừa đi vào dưới vòm tre xanh trong ngõ” [44, tr. 22]; “Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời” [44, tr. 149]; “Chàng nhìn trăng qua cành lá tre, cành lá sắc và đen như mực vắt qua mặt trăng, như một bức tranh Tàu” [44, tr. 196]. “Cùng một lúc, dãy tre đầu làng gần hẳn lại, cành tre nghiêng ngả dưới gió thổi và cô nghe thấy tiếng lá rào rào và tiếng thân tre cót két” [44, tr. 210], “Cái vòng đen của rặng tre làng Bằng bỗng vụt hiện lên trước mặt, tối tăm và dày đặc” [44, tr. 225]…

Với nhãn quan của một họa sĩ, nhạc sĩ bậc thầy, cả Thạch Lam và Pauxtốpxki đã phát hiện ở phố huyện, tỉnh lị đìu hiu vẻ thi vị, quyến rũ và chuyển tải vẻ đẹp đó vào trang văn của mình với những bức tranh thiên nhiên chân thực, sống động bằng ngôn từ, có sự hòa phối nhuần nhụy giữa thanh âm và hương sắc. Cảnh sống động, quyến rũ, có hồn bởi nó

được kí thác tâm hồn con người.

Ở truyện ngắn của Pauxtốpxki, không gian tĩnh mịch ca tnh l vào thời khắc “nửa

đêm” với bến vắng, mưa bụi, sương mù đã khơi gợi ở Kuzmin cảm giác cô đơn, lẻ loi xen lẫn niềm yêu mến. Đặc biệt, đêm tối và tiếng mưa rơi trong những bụi cây đã trở thành “người đệm đàn” cho những cung bậc tình cảm xôn xao trong lòng chàng và người thiếu phụ

Onga. Mưa trong bình minh, “bầu trời sũng nước đã rạng xanh bên kia sông”, “mùi cát ướt, hơi lạnh của đêm khuya” (Bình minh mưa) [65, tr. 321], khu vườn xao động khi gió kéo qua… tất cảđã dệt nên một bầu không khí lãng mạn và dịu êm bao bọc lấy Kuzmin và Onga trong cuộc chia tay đầy nuối tiếc. Một bức tranh giao thoa tối, sáng với cảnh vật thơ mộng, nhuốm màu kì ảo và tiếng mưa rơi tựa bản nhạc không lời đã làm nổi bật một tình yêu lặng lẽ mà dư ba. Cũng vào ban đêm, sương mù, không khí tươi mát với mùi lá liễu dịu ngọt đã khơi gợi những xúc cảm mới mẻ ở cô sinh viên vừa tốt nghiệp: “Masa có cảm tưởng như

con tàu không rõ vì sao bỗng dưng mọc lên giữa mặt đất, giữa những bụi cây rậm rạp” (Cây tường vi) [65, tr. 247]. Bản hợp xướng của tiếng hót chim họa mi, tiếng cá quẫy, tiếng tù và mục đồng là khúc nhạc nền cho cảnh gặp gỡ tình cờ, thú vị giữa Masa và anh phi công. Bức

tranh cánh đồng quê rực rỡ, sống động thật hòa hợp với tâm trạng vui tươi, háo hức khám phá điều mới mẻ ở họ. Những màu sắc được hòa phối khéo léo, tạo thành một bức tranh tuyệt mĩ của vùng thảo nguyên. Ởđó, Pauxtốpxki như nhà họa sĩ tài hoa đã nắm bắt được cái hồn của hoa cỏ và tạo nên những tuyệt tác của thiên nhiên:

“Hai bên đường, những cây tường vi mọc cao lút thành một bức tường dựng đứng. Hoa tường vi nở còn ướt át, đỏ rực như những ngọn lửa, đến nỗi những tia nắng nằm trên vùng lá bên những bông hoa tường vi cũng trở nên lạnh lẽo và nhợt nhạt hơn. Tưởng như những đóa hoa tường vi đó đã vĩnh viễn đứt lìa khỏi những cành đầy gai góc và lơ lửng trên không như

những ngọn lửa nhỏ rực rỡ.

[] Từng quãng một, những bụi tường vi lại cắt quãng bằng những bụi hoa cựa gà nở

rộ chĩa lên những bông hoa hình nến màu xanh sẫm gần như màu đen. Phía sau, cỏ và hoa

đủ các loại, quấn quýt vào nhau, lấp lánh gờn gợn như những làn sóng đầy nắng, cả một khu vườn um tùm trăm hồng nghìn tía: xa trục thảo đỏ và trắng, hoa hồng tử thái, hoa cẩm quỳ

dại, ánh sáng rọi vào cánh hoa trong suốt hồng lên, hoa cúc trắng như tuyết và hàng trăm thứ hoa khác mà cả hai đều không biết gọi chúng là gì” [65, tr. 254].

Bức tranh hoa đồng cỏ nội có thêm nét duyên dáng, sinh động bởi sự góp mặt của các loài vật vùng thảo nguyên:

“Trong rặng tường vi, những con ong vàng vành đen cần mẫn bay vo vo.Thực vậy, trong bầy ong giống như những dải băng ngắn của những chiếc mề đay Xanh Gioóc ngày xưa. Và bọn ong này cũng dũng cảm như những chiến sĩ dạn dày chiến trận, chúng chẳng sợ

người, lại còn sẵn sàng gây gổ với người nữa.

[...] Những con cun cút phành phạch vụt bay lên từ mặt đất. Một con gà nước núp dưới cái hốc ẩm ướt của một thân cây đã chết, cất tiếng kêu cùng cục, nhạo bác tất cả mọi chuyện trên đời. Đàn sơn ca run rẩy bay lên không, nhưng tiếng hót của chúng lại không từ nơi chúng đang bay lên mà như từ phía sông đưa lại” [65, tr. 254].

Quả thật, sự phối hợp, đan cài giữa chúng đã tạo nên bức tranh toàn cảnh tựa như một kì quan của tạo hóa.

Gió biển, trong phút giây bối rối vì hạnh phúc, ngỡ ngàng, cảnh được khúc xạ qua tâm trạng của anh lính thủy thật lãng mạn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Sương mù đẫm nắng nằm trên Maxcơva. Mọi cửa sổ đều mở toang. Cái tươi mát của ban đêm ùa vào những khung cửa sổ ấy. Buổi sáng ra đời trong ánh lấp loáng ẩm ướt của trận mưa vừa qua. Trong buổi sáng này người ta đã cảm thấy trước một mùa hè dài, những

cơn mưa rào ấm áp, những buổi hoàng hôn trong suốt, những cánh hoa đoạn bay dưới chân” [65, tr. 289].

Trong Cầu vồng trắng, lúc Pêtrốp cô đơn, cảnh thật ảm đạm, đìu hiu: “Dãy núi Alatao

đứng sững ở phía nam thành phố như một bức trường thành màu xám. Tuyết đã rắc lên các

đỉnh núi. Buổi tối trong những căn nhà đều giá lạnh, im lìm và tối tăm”, “ban đêm vừng trăng nhô lên trên những rặng thùy dương trơ trụi và trong ánh sáng chói chang, thành phố

có một vẻ gì dữ dội” [65, tr. 324]. Còn trong niềm hạnh phúc vô biên khi chạm tay đến tình yêu, cảnh bỗng chuyển đổi đầy thơ mộng: “Và vùng sáng xanh biếc của những vì sao mọc trên đỉnh núi nối đuôi nhau thành chuỗi dài lấp lánh” [65, tr. 331]. ỞBình nguyên tuyết phủ, ngay từ những dòng đầu của truyện, cảnh vắng lặng, rợn ngợp bởi tuyết trắng, báo hiệu một cuộc đời cô đơn, u buồn: “Đại dương đẩy những bọt sóng dài lên bãi cát. Năm qua tháng lại sóng ầm ĩ không mỏi và Alan đã quen với tiếng sóng đến nỗi chàng không còn để ý đến nó nữa. Ngược lại, sự yên lặng ở chung quanh đã làm chàng ngạc nhiên. Chàng có cảm giác cùng với tuyết, yên lặng đang từ trên trời rơi xuống” [65, tr. 355]. Bóng tối và sắc trắng của

bình nguyên tuyết phủđan dệt thành một khung cảnh kì ảo, êm đềm, làm dậy lên trong Alan dòng tâm tư như những đợt sóng cồn

Cũng theo cơ chếấy, truyện của Thạch Lam là những bức tranh xoay theo cái trục tâm trạng của nhân vật. Đó là cảnh đẹp thần tiên của một đêm trăng vùng hạ du ở Nắng trong vườn: “Trên mặt sông, một cơn gió mát hiu hiu thổi, tiếng sông róc rách vỗ vào mạn thuyền như một thứ nhạc vui (…) Hai bên bờ sông, ruộng mạ non phớt theo chiều gió, nương chè sắn thắm ở ven đồi, mờ dần đằng xa sau một làn sương nhẹ” [44, tr. 69]. Bức họa vùng quê có sự đan cài giữa các điệu xanh của cây cối thể hiện một sức sống tràn trề và những thanh âm trong trẻo, mộc mạc từ thiên nhiên. Cảnh làm nổi bật “cái tình yêu đang réo rắt trong lòng nàng (nhân vật Hậu – người viết chú thích)” [44, tr.69] và cả nhân vật tôi. Hai đứa trẻ

mở đầu với bức tranh phố huyện chiều tối. Bức tranh ấy mở ra khung cảnh yên ả, thanh bình:“Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái ngoài đồng ruộng theo gió nhẹđưa vào” [44, tr. 149].

Tóm lại, chính tình yêu nước thiết tha và niềm rung cảm mãnh liệt trước cái đẹp của tạo hóa là “nội lực” để Thạch Lam và Pauxtốpxki, qua những truyện ngắn của mình, đã tái tạo nên gương mặt thiên nhiên mang đậm phong vị, “hồn cốt” dân tộc.

Ở phương diện nội dung tự sự, Thạch Lam và Pauxtốpxki đã có sự gặp gỡ trong việc lựa chọn hiện thực phản ánh là những cảm xúc mới mẻ, bất chợt của con người và cái đẹp

tiềm tàng, khuất lấp. Bằng sự nhạy cảm bản năng của người nghệ sĩđích thực, Thạch Lam và Pauxtốpxki đã lng nghe nhng vang động trong tâm hn nhân vt và khc ha mt thế

gii ni cm đa dng, phong phú mà hết sc vi tế ca con người.

Bên cạnh đó, ngòi bút của Thạch Lam và Pauxtốpxki hướng đến những con người dung dị bình thường trong cuộc sống, khai qut va qung tâm hn, li sng của họ và tri lên trang văn nhng nét đẹp sng động, bt ng. Pauxtốpxki đã phát hiện trong những con người Nga chân chất, bình dị một tâm hồn đa cảm, thánh thiện, yêu cái đẹp, luôn hướng đến những điều cao cả. Họ đại diện tiêu biểu cho tính cách Nga: nhân hậu, bộc trực, bao dung, cao thượng. Thạch Lam phơi bày lên trang văn của mình vẻ đẹp kín đáo của tâm hồn Việt, (nhất là vẻđẹp của người phụ nữ): danh dự, nghĩa tình, triết lí sống dung hòa, cởi mở.

Sự giao thoa giữa văn hóa Việt và Nga đậm nhất ở lĩnh vực lối sống là cách ứng xử đậm đà tình nghĩa của họ. Tình người được thăng hoa. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, văn hóa ứng xử của người Việt là trọng tình: “Xét về quan hệ giao tiếp, nguồn gốc văn hóa nông nghiệp với đặc điểm trọng tình đã dẫn đến người Việt Nam lấy tình cảm, lấy sự yêu, sự ghét làm nguyên tắc ứng xử. Nếu trong tổng thể, người Việt Nam lấy sự hài hòa âm dương làm nguyên lý chủđạo nhưng vẫn thiên về âm tính thì trong cuộc sống, người Việt Nam sống có lí có tình nhưng vẫn thiên về tình hơn. Khi cần cân nhắc giữa tình với lí thì tình được đặt cao hơn lí” [90, tr. 181]. Trong ứng xử hàng ngày với nhau, người Việt luôn tâm niệm: “Một trăm cái lí không bằng một tí cái tình”, “Chín bỏ làm mười”, “Giơ cao

đánh khẽ”... Mặc dù chuộng sự bình đẳng, rành mạch, rõ ràng, trong ứng xử và quan hệ

giữa người và người, ta vẫn cảm nhận được ở con người Nga tấm lòng hào hiệp, đôi mắt hiền từ, nhân hậu và trái tim đằm thắm yêu thương.

Mặt khác, chính tình yêu nước thiết tha và niềm rung cảm mãnh liệt trước cái đẹp của tạo hóa là “nội lực” để Thạch Lam và Pauxtốpxki, qua những truyện ngắn của mình, đã tái tạo nên gương mặt thiên nhiên mang đậm phong vị, “hồn cốt” dân tộc.

Chương 3

Một phần của tài liệu TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM – TRUYỆN NGẮN PAUXTỐPXKI: SỰGẶP GỠCỦA PHONG CÁCH NGHỆTHUẬT (Trang 53 - 59)