…Trong sự “giải mã” bản thân

Một phần của tài liệu TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM – TRUYỆN NGẮN PAUXTỐPXKI: SỰGẶP GỠCỦA PHONG CÁCH NGHỆTHUẬT (Trang 36 - 39)

1 Tình yêu của Onhêghin – Tachianna ( Épghênhi Ônhêghin), Anđrâ y– Natasa (Chiến tranh và hòa bình), Rakônikốp – Sonya (Tội ác và trừng phạt)

2.1.3. …Trong sự “giải mã” bản thân

Không tìm hiểu, nắm bắt hiện thực khách quan, con người còn tìm vào cõi nội tâm nhằm thỏa mãn nhu cầu tri giác của mình. Tuy nhiên, thế giới nội cảm của con người vô cùng phong phú đa dạng với bao chuyện bất ngờ, bí mật, chẳng phải điều gì cũng nói cho rành rọt, tường minh. Vì vậy, khát vọng “giải mã” chính bản thân mình là biểu hiện cao nhất của ý thức cá nhân ở nhân vật.

Các nhân vật chính trong truyện ngắn của Pauxtốpxki thường có nỗi băn khoăn về

những trạng thái cảm xúc bất chợt hiện hữu trong tâm hồn mình. Masa, một cô gái vừa tốt nghiệp đại học lâm nghiệp và đang đi về hạ lưu sông Vônga để trồng rừng cho một công trường, tự vấn bản thân: “Không hiểu tại sao mình lại buồn thế này nhỉ ? [] Có lẽ tại mình

đang chờđợi một cái gì chăng? Mà chờ gì, chính mình cũng không biết nữa” (Cây tường vi) [65, tr. 248]. Tuy tự trấn an mình bằng câu trả lời có vẻ logic: “Cuộc sống tự lập của mình

đang bắt đầu, và vì thế mình mới có vẻ lo sợ ít nhiều đấy thôi” [65,tr. 249] nhưng nỗi buồn của cô vẫn không dứt. Êlêna trăn trở với hàng loạt suy tư khi trở lại Maxcơva: “Lại về với công việc quen thuộc, với bạn bè. Mọi chuyện lại như cũ. Còn muốn gì hơn nữa? Vậy mình còn mong muốn điều gì hơn nữa. […] Giá mà biết được hạnh phúc bí ẩn là gì? Nó ởđâu?”

(Cầu vồng trắng) [65, tr. 326]. Và dường như cô đã giải đáp được ngọn nguồn của cảm xúc bí ẩn len lỏi trong lòng – nỗi cô đơn: “Khó mà sống thui thủi mãi một mình và nhìn thấy tất cả, dù chỉ là đêm nay, và suy nghĩ về mọi điều, không mỉm cười với ai, không đặt tay lên vai ai và không bảo: Anh xem, tuyết đang rơi kìa” [65, tr. 327]. Tương tự, chàng sĩ quan Pêtrốp vô cùng ngạc nhiên trước sự đổi thay diễn ra trong tâm hồn mình: “Pêtrốp ngạc nhiên nghĩ

rằng thành phố này một năm trước đây tưởng chừng như ảm đạm và dữ dội, giờ đây kí ức khô cứng của anh lại hé ra trong quá khứ những ngày tươi sáng, bầu trời trong trẻo, mùi lá mục và vẻ yên tĩnh của những khu vườn xưa, trước đây, anh không nhận ra điều đó. Vì sao?” [65, tr. 330]. Và trái tim anh tìm được sự lí giải: “Có thể vì anh chỉ một mình và nhìn

tất cả chỉ có một mình. Vì bên anh không có bàn tay ấm áp, không có đôi mắt tươi cười và giọng nói trầm ấm” [65, tr. 330]. Còn thiếu tá Kuzmin lại bất ngờ với cảm xúc chợt đến trong đêm mưa bụi: “Ý nghĩ về sự qua đi không thể nào lấy lại mỗi khoảnh khắc nhỏ nhất của thời gian, cái ý nghĩ dằn vặt con người thế kỉ này qua thế kỉ khác, đã đến với chàng chính lúc này, ban đêm, trong ngôi nhà xa lạ, và từ ngôi nhà ấy, mấy phút nữa thôi, chàng sẽ

ra đi và không bao giờ trở lại” (Bình minh mưa) [65, tr. 316]. Kuzmin phân vân đưa ra lời giải cho tâm trạng: “Do tuổi già mà mình nghĩ thế hay sao?” [65, tr. 316].

Nếu như các nhân vật của Pauxtốpxki băn khoăn với các trạng thái cảm xúc bất chợt xâm chiếm tâm hồn mình và nỗ lực giải đáp chúng (và họ đã tìm thấy lời giải) thì những nhân vật của Thạch Lam lại day dứt với các trạng thái nhân cách của bản thân. Hàng tá câu hỏi chất chứa trong tâm họ: Tôi là ai mà bất chợt biến đổi thành con người khác: kẻ có ý muốn ăn cắp (Sợi tóc), kẻ độc ác nhẫn tâm (Một cơn giận), người chồng và người cha tử tế

(Đứa con đầu lòng), kẻ bạc tình (Tình xưa, Nắng trong vườn), kẻ an phận (Người bạn cũ)… Họ không dễ gì tìm được lời lý giải thấu đáo. Khi kể những câu chuyện như thế, điều tác giả

quan tâm không phải ở câu trả lời hợp lí của nhân vật mà chủ yếu là khơi gợi được một suy tư chân thật, tâm đắc với người đọc. Vấn đề này không chỉ khiến nhân vật trong truyện riết róng với việc “giải mã” mình mà còn khiến độc giả suy tư về những thói tật vốn hiện hữu ở

bản thân: Đôi khi ta cũng vô tâm, tàn nhẫn, hèn yếu, an phận, thỉnh thoảng những thói tật lại trỗi dậy theo bản năng. Bên cạnh nỗi băn khoăn rất lành mạnh về nhân cách, các nhân vật của Thạch Lam còn nỗ lực khám phá nguyên do chi phối, quy định mọi ứng xử khác thường

ở họ. Không cố gắng đưa ra câu trả lời duy lí như các nhà tâm lý học xã hội, Thạch Lam dẫn dắt, khơi gợi vấn đề bằng hình tượng “sợi tóc”: “Cái gì đã giữ tôi lại? Tôi không biết... Có lẽ

chỉ một lời nói không đâu, một cử chỉ nào đấy, về phía này hay phía kia, đã khiến tôi có ăn cắp hay không ăn cắp. Chỉ một sợi tóc nhỏ, một chút gì đó, chia địa giới của hai bên… Tôi có tiếc đã không lấy hay không, hay bằng lòng mình vì đã chống giữ lại cái ý xấu? Tôi cũng không tìm biết rõ hơn. Hình như ý nghĩ ham muốn hay trù trừ tối ấy không phải là của tôi, hình như của ai ấy, của một người nào khác lạ, khác với cái người thường của tôi bây giờ”

[44, tr. 248]. Những suy tư về trạng thái, tình cảm bất chợt của nhân vật đã đem đến cho người đọc một thoáng “giật mình”: ranh giới giữa cái Thiện và cái Ác rất mong manh. Con người lương thiện vẫn có thể bị xui khiến làm điều ác một cách dễ dàng. Lý giải rành rọt cái bản năng xui khiến con người làm điều ác (cũng nhưđột nhiên kéo họ trở về với điều thiện)

là không dễ dàng. Câu trả lời là vấn đề của triết học và tâm lí học với sự hiện diện của cái vô giác, vô thức trong tầng sâu tâm hồn con người.

Mang trong mình khát vọng giải mã bản thân, các vai chính trong truyện ngắn của Thạch Lam và Pauxtốpxki đã thể hiện đầy đặn ý thức cao độ về bản ngã, về quá trình tự hoàn thiện mình để phần “người” trong mỗi con người luôn thắng thế.

Những khám phá của Thạch Lam và Pauxtốpxki về cảm xúc mới mẻ, bất chợt trong tâm hồn con người đã mở ra một diện rộng cho sự phản ánh của văn học, đồng thời xác lập một kiểu con người trong văn chương – con người tâm lý với cõi nội tâm thầm kín.

Lựa chọn và xem thế giới nội tâm của con người như một hiện thực phong phú đểđặt những “đường cày”, Thạch Lam và Pauxtốpxki đã tạo ra một nội dung tự sự mới mẻ trong truyện ngắn của mình. Sự lựa chọn ấy là phù hợp với quy luật vận động và phát triển của văn học Việt Nam và văn học Nga (không ít thời kì phát triển của văn học ở hai quốc gia có sự

tương ứng). Trước thời Thạch Lam và Pauxtốpxki, trong các loại hình tự sự dân gian, nhân vật chỉ khóc, cười, buồn, vui đúng theo “chức năng” đã định vị. Trong văn xuôi trung đại, các tác giảđã chú ý miêu tả các trạng thái cảm xúc, tâm trạng của nhân vật. Sựđóng góp của nhà văn thể hiện ở chỗ họ đã xây dựng thành công những hình tượng nghệ thuật về con người với những nét tính cách khó lẫn. Thế nhưng miêu tả nội tâm suy cho cùng vẫn chỉ được coi như một yếu tố thuộc về kĩ thuật của truyện ngắn, tiểu thuyết. Đến với văn học hiện

đại, nhiều tác giảđã chú trọng đến gương mặt tinh thần, đời sống bên trong của con người và có sự “đột phá” về kĩ thuật miêu tả nội tâm của nhân vật. Một số cây bút hiện thực bậc thầy ở

Việt Nam và Nga, chẳng hạn như Nam Cao, Sôlôkhốp đã gửi gắm vào tác phẩm của mình nhiều trang phân tích nội tâm đặc sắc với sự khám phá hay diễn tả thành công những xung

đột hay quá trình biện chứng tâm hồn của nhân vật. Tuy vậy, với nhiều lí do, không phải bao giờ mô tả nội tâm cũng trở thành một nội dung tự sự chủ yếu.

Mặt khác, việc lựa chọn nội dung tự sự trên ở Thạch Lam và Pauxtốpxki còn có sự chi phối bởi xu hướng của thời đại. Triết học thế kỉ XX đã trôi qua dưới khẩu hiệu “Sự phồn vinh của nhân học”. Mọi vấn đềđều xoay quanh cái trục là con người. Con người trở thành trung tâm của vũ trụ, là chiếc chìa khóa để mở ra mọi vấn đề. Hơn nữa, những thành tựu của khoa tâm lý học thế kỉ XX mà tiêu biểu là học thuyết tâm lý học vực thẳm (phân tâm học) của Sigmund Freud đã gián tiếp trở thành chiếc cầu nối cho người nghệ sĩ, trong đó có Thạch Lam tìm đến được với bờ cõi vừa huyền bí, sâu thẳm vừa kì diệu của tâm hồn con người.

Một phần của tài liệu TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM – TRUYỆN NGẮN PAUXTỐPXKI: SỰGẶP GỠCỦA PHONG CÁCH NGHỆTHUẬT (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)