Xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM – TRUYỆN NGẮN PAUXTỐPXKI: SỰGẶP GỠCỦA PHONG CÁCH NGHỆTHUẬT (Trang 73 - 79)

1 Lí thuyết tự sự học ghi nhận có hai hình thức trần thuật cơ bản từ trước đến nay: trần thuật theo ngôi thứ nhất (phương thức chủ

3.2.3.Xây dựng nhân vật

Việc xây dựng bối cảnh, không khí cho câu chuyện gắn liền với việc tổ chức nhân vật, bởi nhân vật là trung tâm điểm của bức tranh mà người nghệ sĩđã dày công dàn dựng. Có thể

nói nhân vật là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sức sống của một tác phẩm. Nhân vật văn học trong tác phẩm, dù ít dù nhiều, đều thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng của nhà văn về con người cũng như tình cảm thái độ của anh ta đối với thế giới hiện thực. Như một số nhà văn khác, tác phẩm của Pauxtốpxki cũng có nhân vật là con vật (Cuộc phiêu lưu của chú bọ sừng, Vườn nhà bà, Chiếc nhẫn bằng thép). Tuy nhiên, khi tìm hiểu nhân vật dưới góc độ biểu hiện nghệ thuật kể chuyện trong cách dựng, kể, tả, bình… chúng tôi chỉ đề cập tới những nhân vật là con người trong tác phẩm, trực tiếp xuất hiện, được kể

về, tự kể về mình hoặc kể về một ai đó trong tác phẩm.

Truyện của Thạch Lam và Pauxtốpxki hầu như không có nhân vật phản diện, khoảng cách giữa nhân vật chính và nhân vật phụ dường như bị xóa nhòa. Cả Thạch Lam và Pauxtốpxki đều không chú trọng miêu tả ngoại hình nhân vật mà tập trung khắc họa thế giới nội tâm phong phú, những nét tính cách đặc trưng và đặc biệt là những biểu hiện cao đẹp của nhân cách con người.

3.2.3.1. Con người bình dị của đời thường

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Thạch Lam và Pauxtốpxki là những con người bình dị, thân thuộc trong cuộc sống hằng ngày, dường như ở bất kì đâu trên đất nước Việt Nam, đất nước Nga ta đều có thể gặp họ. Đó là những người lao động bình thường như

nhà, người lính… Thạch Lam và Pauxtốpxki cũng viết về tầng lớp trí thức nhưng những học sinh, sinh viên, trí thức thất nghiệp trong truyện ngắn của Thạch Lam hay những nghệ sĩ

trong trang viết của Pauxtốpxki đều toát lên vẻ giản dị, bình dân. Một điều dễ nhận thấy là Thạch Lam và Pauxtốpxki dành nhiều trang viết của mình cho trẻ thơ và người phụ nữ.

Thế giới trẻ thơ trong truyện ngắn của Pauxtốpxki trong trẻo, thuần khiết như giọt sương mai. Đó là thế giới của lòng tin vào phép màu cổ tích, của những câu nói, những nghĩ

suy ngây ngô con trẻ. Trong truyện Tuyết, cô bé Varia có những cử chỉ thật dễ thương: “Một cô bé bím tóc đứng bên đi văng và nhìn anh (Nikôlai) bằng cặp mắt sung sướng. Nhưng nó không nhìn mặt anh mà nhìn mấy viền vàng trên tay áo anh” [65, tr. 281]. Cuộc đối thoại giữa cô bé và Nikôlai cho thấy tính cách hồn nhiên của em:

– Mẹ cháu cứ tưởng mẹ cháu là người lớn. – Con bé thì thầm với một vẻ bí mật. – Thế nhưng mà mẹ cháu chẳng phải là người lớn tí nào. Mẹ cháu chỉ là một cô bé nhóc còn xoàng hơn cả cháu nữa kia.

– Tại sao – Anh hỏi?

Nhưng con bé không trả lời, nó nhoẻn miệng cười và chạy ra ngoài [65, tr. 282].

Chú bé chăn bò Alếchxây được miêu tả với những dáng nét bề ngoài cụ thể: “Chú người nhỏ nhắn, tóc vàng hoe, đội mũ lưỡi trai rộng, mặc áo bông rách, tay cầm chiếc roi dài. Chú kéo lê chiếc roi trên cỏ ướt” [65, tr. 293]. Nhưng điều khiến người đọc ấn tượng ở

chú là điệu bộ trẻ con: “Chú chăn bò hỉ mũi, đưa ống tay áo dài sát đất lên quệt ngang, nhìn tôi và nói bằng một giọng rin rít: Chào bác! Sương xuống cứ như mưa ấy. Chịu hết nổi, bác

ơi!” [65, tr. 293]. Ở chú có một niềm tin mãnh liệt vào những điều kì diệu trong những câu chuyện phiêu lưu kì thú của người lớn. Bằng niềm tin thành thực trẻ thơ ấy, chú đã bắt chước những vị khách du lịch lạc trên hoang đảo, viết bức thư và bỏ trong cái chai để nhờ sóng biển mang đến cho người cha thân yêu ngoài mặt trận xa xôi. Tương tự, cô bé Varusa, “cây hoa tử la tết đuôi xam” với cặp mắt xanh biếc đã ngây thơ tin vào điều kì diệu mà chiếc nhẫn bằng thép sẽ mang lại. Khi vô tình đánh rơi chiếc nhẫn, cô bé buồn khổ và có những biểu hiện thật ngộ nghĩnh:

“Nó thường cứ chúi vào sau bếp lò và khóc khe khẽ vì thương ông và trách mình. Thật là đồăn hại! Cứ mải chơi mãi đến nỗi đánh rơi mất chiếc nhẫn. Thật đáng đánh lắm. Đáng lắm!

– Cháu đang cãi nhau với ai đấy?

– Dạ, với Xiđơrơ. – Varusa trả lời. – Nó không nghe lời. Chỉ muốn gây sự thôi” [65, tr. 352].

Cô bé Đanhi trong Lẵng quả thôngđược miêu tả với một vẻđáng yêu: “Nó từ từ nhắm mắt lại. Khi nó mở mắt, Grigơ nhận thấy con ngươi của nó có màu xanh lá cây nhạt và vòm lá rừng lấp lánh trong mắt nó như những đốm lửa nhỏ” [65, tr. 387]. Trong cách Đanhi thuyết phục Grigơ cho cô xem trước món quà hay mời nhà soạn nhạc này ghé nhà chơi, người đọc nhận thấy sự nũng nịu dễ thương của trẻ thơ. Tương tự, cô bé Masa cũng có một cuộc sống vô tư, vui vẻ bên những người bạn nhỏ – những loài vật ngộ nghĩnh trong vườn nhà bà. Masa có những thắc mắc hồn nhiên trong sáng về cái cách anh bộđội đếm lá cây cho dễ ngủ: “Masa bước ra vườn và nhìn lên cây đoạn, bật cười. Ôi làm sao mà đếm hết những chiếc lá đoạn được, chúng nhiều đến hàng nghìn, đến nỗi nắng cũng không thể xuyên qua

được. Chú bộđội này ngộ thật” (Vườn nhà bà)[65, tr. 443].

Nhân vật trẻ thơ trong trang viết Thạch Lam thường là những đứa trẻ ở độ tuổi “ăn chưa no lo chưa tới” nhưng ở chúng đã xuất hiện sự ý thức và lòng tốt trinh bạch đáng quý. Lan và Sơn trong Gió lạnh đầu mùa bất chợt nảy ra ý định về lấy áo cho Hiên, đứa trẻ nghèo

ở xóm chợ. Khi chuyện bị phát hiện, chúng sợ mẹ mắng. Thạch Lam miêu tả ngắn gọn cuộc

đối thoại giữa hai chị em Lan, Sơn mà người đọc thấy được nét ngây thơ, hồn nhiên trong tâm hồn chúng. Chẳng hạn:

Gần đến chiều, Sơn và chị chưa đòi được áo. Lan trách em:

– Sao em lại nghĩđem cho nó cái áo ấy, có phải bây giờ mợ mắng chết không? – Ai biểu chị về lấy? Nếu chị không về lấy thì em biết đâu?

Chị Lan đấu dịu:

– Thôi bây giờ phải về nhà vậy chứ biết làm thế nào? – Nhưng mà em sợ lắm.” [65, tr. 93]

Hai anh em trong Tiếng chim kêu cũng là những đứa trẻ sớm có lòng trắc ẩn. Trong một đêm mưa gió bão bùng, chúng cảm thương con chim bị nạn sau hè, muốn trở dậy cứu con vật đáng thương ấy nhưng lại đùn đẩy nhau vì trời rét quá. Thạch Lam đã miêu tả rất thật chất trẻ con ở chúng qua sựđùn đẩy nhau mở cửa hay nỗi vui sướng tột cùng của chúng khi phát hiện ra chẳng có con chim nào bị nạn trong đêm hôm ấy. Ngoài ra, truyện của Thạch Lam còn có những nhân vật trẻ thơ nhưng vì hoàn cảnh cuộc sống, chúng đã già trước tuổi.

Tâm hồn non nớt ngây thơ của chúng sớm bị “nhiễu” bởi những lo toan cơm áo hằng ngày.

Đó là mấy đứa trẻ nhà nghèo ở xóm chợ phải lom khom nhặt nhạnh kiếm tìm những thứ còn dùng được trong đống rác rưởi mà người ta để lại; chị em Liên An còn nhỏ nhưng đã biết trông coi cửa hàng tạp hóa, biết tính toán để buôn bán, nhất là Liên, cô bé đã ra dáng một người chủ cửa hàng (Hai đứa trẻ). Đó còn là mấy đứa trẻở xóm ngụ cư, bươn chải cùng mẹ để có miếng ăn (Nhà mẹ Lê). Chúng không chỉ chịu cảnh đói ăn mà còn khổ sở, tê tái vì rét mướt (Gió lạnh đầu mùa). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cùng dành nhiều trang viết cho trẻ thơ, Nguyên Hồng, Mácxim Gorki đã đưa cả

những đứa trẻ sớm bị dòng đời quăng quật vào những truyện ngắn, hồi kí của mình. Trong tập hồi kí Những ngày thơấu, Nguyên Hồng đã mô tả chân thực cuộc sống tủi cực, cù bơ cù bất của nhân vật “tôi” (cậu bé tên Hồng) và những “bạn bè” của cậu. Sống xa mẹ từ nhỏ, lớn lên trong cảnh ghẻ lạnh của họ hàng bên nội, từ rất sớm Hồng đã trải qua cảnh lêu lổng đầu

đường xó chợ, học nhiều mánh khóe để có tiền. Với tài đánh đáo hạng “siêu”, cậu bé biết “ăn cánh với những đứa gian ngoan, ngạo ngược”, “bóc lột những đứa khờ khạo”. “Bằng hữu” và cũng là nạn nhân của cậu là “mọi hạng trẻ hư hỏng của các lớp cặn bã”: “Tụi trẻ

này tuy sống bằng những nghề nhỏ mọn như bán báo, bán xôi chè, bánh kẹo, hoa quả, bán các đồ chơi lặt vặt, đi ở bế em hay đi nhặt bóng quần, hoặc ăn mày, ăn cắp từ con cá lá rau; tụi trẻ này tuy rách rưới, bẩn thỉu, nhịn đói, mặc rét luôn, nhưng hễ kiếm được tiền là phung phí. Quà gì chúng cũng ăn. Thua bạc bao nhiêu cũng không tiếc. Cảnh đời đày đọa chúng như phải có cái say sưa trong sự bê tha kia để mà an ủi” 1. Hành động, cử chỉ, lời ăn tiếng nói của chúng nhuốm màu sắc “bụi đời”. Chẳng hạn, chỉ qua mẩu đối thoại nhỏ, đứa trẻ lang thang đã bộc lộ tính thất học:

“Một lần, tôi vỗ vai thằng bạn nằm duỗi dài trên bãi cỏ, phì phèo hút thuốc lá: – Thôi mày ạ, trả nó mấy xu đi.

[…] Nó bĩu dài môi trả lời tôi:

– Kệ mẹ nó, dại thì chết. Có thế mới mở mắt ra” 2.

Tương tự, bộ tự truyện Thời thơấu của Mácxim Gorki đã tái hiện cuộc sống cay đắng, thiệt thòi của cậu bé Aliôsa. Cha mẹ mất sớm, cậu lớn lên trong những trận đòn của người ông vốn khắc nghiệt, khó tính. Cậu sớm tự lập, bươn chải giữa dòng đời để kiếm sống và tích

1Theo http:// thuvien.maivoo.com/Truyendai/Nhung–ngay–tho–au/ Chuong8–d23120

lũy vốn kiến thức cho bản thân. Thế giới trẻ thơ trong truyện ngắn của Mácxim Gorki cũng

đầy ắp bao cảnh đời, số phận đáng thương. Người đọc bắt gặp ở đó những giọt nước mắt tủi hờn của con trẻ, những ước mơ giản dị mà cháy bỏng đến se lòng. Chú bé ăn mày Liônka có một cái chết thật bi thảm: “Trên một cái hố ngoài thảo nguyên, cách làng không xa mấy, thấy có đàn quạ lượn vòng, và khi đến xem, người ta thấy thằng bé nằm sấp dưới hố, hai tay dang rộng, mặt úp vào lớp bùn sền sệt đọng lại dưới đáy hố sau trận mưa” (Lão Arkhíp và bé Liônka) [54, tr. 1893]. Còn Lenka, cậu bé tật nguyền sống dưới cái hầm đen ngòm và dơ bẩn, hầu như không được thấy ánh sáng mặt trời. Cậu chỉ biết làm bạn với cái “sở thú” ngộ

nghĩnh của mình: những con nhện, con ruồi, lũ gián ... Trong cuộc sống cô độc và nhàm chán, Lenka đã quen giao tiếp bằng tiếng chửi: chửi những con côn trùng, chửi cả mẹ mình. Lời tâm sự của cậu bé với người khách lạ tốt hé lộ một niềm khát khao cháy bỏng: “Cháu sẽ

lớn lên. Mẹ sẽ làm cho cháu một chiếc xe lết, cháu sẽ lết qua các phố để ăn xin. Xin xong cháu sẽ lết ra đồng thoáng” [54, tr. 526].

Viết về trẻ thơ, Pauxtốpxki và Thạch Lam không cn đến nhng kĩ thut phc tp đã dùng c tm lòng để lng nghe, thu hiu và din t chân xác thế gii thn tiên trong tro trong tâm hồn các em bằng một trái tim không hề già cỗi. Nhân vật trẻ thơ của Thạch Lam và Pauxtốpxki thường là “trẻ ngoan”. Chúng hành xử nhẹ nhàng, tinh tế, đặc biệt là không dùng ngôn ngữđường phố. Các ông đã đặt vào những mầm non cuộc sống ấy lòng tin tưởng, sự trân trọng, nâng niu và đặc biệt là lòng yêu thương vô bờ.

Ngoài nhân vật trẻ em, người phụ nữ cũng được Pauxtốpxki và Thạch Lam dành nhiều bút lực để miêu tả, khắc họa. Khi miêu tả, Pauxtốpxki thường xuyên sử dụng những tiu tiết. Việc đi vào chi tiết một cách tỉ mỉ chứng tỏ sự quan sát tinh tế của tác giả. Trong các nhân vật phụ nữ, hầu như người nào cũng để lại ấn tượng với những nét chấm phá mang dấu ấn riêng biệt. Maria Tsernưi nổi bật với vẻ kiều diễm: “Nếu bạn cũng như tôi, cùng thời với nàng, thì chắc hẳn phải nghe nói đến cái sắc đẹp thanh tú của người phụ nữ này, nghe nói

đến cái dáng đi thanh thoát, tính tình kiêu kì nhưng đầy quyến rũ của nàng” (Suối cá hương) [65, tr. 408]. Chỉ với một phép so sánh, người đọc cảm nhận được nhan sắc tuyệt mĩ của nàng: “Không một người đàn ông nào dám hi vọng ở tình yêu của Maria Tsernưi. Họa chăng có những người như Sile mới xứng đáng tình yêu của nàng” [65, tr. 408]. Tachiana thu hút với “khuôn mặt xanh xao và nghiêm trang”,“đôi mắt sâu thẳm và chăm chú” [65, tr. 281]. Người thiếu phụ trong Gió biển lại có vẻđẹp ẩn giấu với “những ngón tay dịu dàng và

nhỏ nhắn” [65, tr. 291]. Onga (Suối cá hương) có vẻ quyến rũ kì lạ với: “dáng trẻ trung và

đôi mắt long lanh, sâu và hơi mờ”, “khuôn mặt trầm tư”,“vầng trán thanh sạch” [65, tr. 317]. Êlêna Pêtrốpna (Cầu vồng trắng) lại nổi bật với một giọng nói truyền cảm, “nghe như

lới hứa hẹn của hạnh phúc”. Giọng hát lanh lảnh, trong và cao vút của Xônxeva (Âm nhạc Vécđi) đã biểu lộở cô gái một sức sống dạt dào của tuổi trẻ. Thế nhưng, với Pauxtốpxki, vic khc ha ngoi din là để làm ni bt tính cách, tài năng. Với ông, vẻđẹp tâm hồn mới có sức sống bền lâu. Các nhân vật nữ của ông để lại ấn tượng cho người đọc bởi vẻ đẹp vĩnh cửu – vẻ đẹp của nhân cách, tấm lòng. Bằng sự dịu dàng và tấm lòng nhân ái, Tachiana đã làm những việc tuy bình thường, thầm lặng nhưng chúng lại mang đến hạnh phúc ấm áp cho Nikôlai. Người thiếu phụ từng làm y tá ở Xêvaxtôpôn đã cứu anh lính thủy và có một việc làm tốt đẹp đểđem lại sự an ủi cho anh trong những ngày dưỡng thương. Thiếu phụ Onga đã

đón tiếp thiếu tá Kuzmin chân tình như với một người bạn thân thiết và chu đáo tiễn anh ra bến tàu, thận trọng dẫn anh qua những bậc thang mục. Êlêna đã nỗ lực đáp lại tấm tình của một người bạn chưa từng quen biết và chị đã tìm thấy hạnh phúc của cả cuộc đời mình… Những người phụ nữ đã lớn tuổi như người phụ nữ gốc Pháp trong Lời cầu nguyện của Mađam Bôvê, người mẹ già trong Bức điện, người bà trong Vườn nhà bà cũng hiện lên rõ nét với tấm lòng nhân hậu, dạt dào tình yêu thương. Chỉ với chi tiết nhỏ: “Đôi mắt sáng long lanh, nụ cười, dáng điệu thoải mái khi bà ta gập chiếc quạt lại!” [65, tr. 304] tác giảđã khắc họa cốt cách quý tộc của người đàn bà Pháp chân chính.

Nhân vật nữ trong sáng tác của Thạch Lam trước hết là những thiếu nữ trẻ trung, xinh tươi. Miêu t hình thc b ngoài, Thạch Lam không miêu tả nhân vật theo kiểu cơ thể học với đầy đủ mắt mũi, chân tay mà với nhng nét chm phá độc đáo. Ông chủ yếu đi vào mt vài nét ngoi din tiêu biu, sng động để th hin tâm hn nhân vt. Nga mang vẻ đẹp của những bông hoa đồng nội, mơn mởn, xinh tươi với “tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ”, bàn tay “trắng hồng nhỏ nhắn” [44, tr. 182], mái tóc thoang thoảng hương thơm như giắt hoàng lan. Ở Hậu là một sức trẻ dẻo dai: “Người cô nổi trên nền lá xanh như

một bông hoa trong sáng sớm. Tà áo trắng của cô theo chiều gió bay phất phới, và tất cả

ánh nắng, lá cây, bóng mát cũng hình như đang tưng bừng giỡn múa chung quanh người thiếu nữ tươi tắn ấy” [44, tr. 109]. Còn Lanlại nổi bật với vẻ duyên dáng, nữ tính: “Thân thể

trẻ tươi và dẻo dang của nàng vươn cong dưới bóng cây và tấm áo mảnh căng sát để phô hẳn những đường mềm mại” [44, tr. 231]. Mai mang vẻđẹp của “một bông hoa quý”: “mặt

Một phần của tài liệu TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM – TRUYỆN NGẮN PAUXTỐPXKI: SỰGẶP GỠCỦA PHONG CÁCH NGHỆTHUẬT (Trang 73 - 79)