Những người lỡ sa vào chốn bùn nhơ vẫn khơng mất đi “chất ngọc” trong tâm hồn.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN TRANG THẾ HY (Trang 50 - 54)

B ất hạnh vì nhân tình thế thái.

2.2.2. Những người lỡ sa vào chốn bùn nhơ vẫn khơng mất đi “chất ngọc” trong tâm hồn.

trong tâm hồn.

Nhà văn chân thành tâm sự rằng ơng khơng biết nhiều về văn học trong nước, đặc biệt là văn học của miền Bắc giai đoạn trước giải phĩng. Vậy mà, khơng hẹn mà nên, giữa ơng và Nguyên Hồng, nhà văn của những người cùng khổ, lại cĩ những điểm gặp gỡ thật thú vị. Nguyên Hồng viết nhiều về những thân kiếp khốn khổ nơi đất cảng Hải Phịng những năm Pháp chiếm đĩng với một tình thương bao la, một sự cảm thơng tuyệt đối. Trang Thế Hy cũng viết về những con người đáng thương nơi mảnh đất Sài Gịn thời Mỹ hố, những con người mà xã hội đầy thành kiến luơn sẵn lịng khinh miệt, dè bỉu. Họ là những cơ gái điếm, những cơ gái bao sống nhờ vào sự hoang đàng của những người đàn ơng, cũng là nhờ vào sự trơ trẽn của chính mình. Họ nghèo nàn cả về vật chất lẫn sự cảm thơng, trân trọng của mọi người xung quanh. Đĩ là Loan trong Thèm thơ, là cơ gái khơng tên trong Người bào chế thuốc giảm đau, là Hường trong Một thiếu nữ khơng đáng kể. Cũng cĩ khi vì hồn cảnh mà cơ gái ấy bán mình như Hường, trở thành gái bao như cơ gái khơng tên kia… Nhưng nhà văn khơng vin vào hồn cảnh của nhân vật để biện minh cho việc ơng ca ngợi vẻ đẹp của họ. Điều đĩ chỉ để nhà văn thương nhân vật hơn, để

người đọc thơng cảm với họ hơn. Ở đây, Trang Thế Hy muốn đề cao vẻ đẹp của nhận thức, của tâm hồn, của văn hố ứng xử trong con người họ.

Với Hường (Một thiếu nữ khơng đáng kể), cả hành động bán mình lẫn hành

động quyên sinh đều đáng nể. Hường bán mình vì để nuơi em ăn học, và hơn thế

nữa, cịn vì để em mình tránh được cái nguy cơ khĩ mà sống trong sạch giữa xã hội ơ trọc lúc bấy giờ. Cái lo lắng của Hường về nhân phẩm, về hạnh phúc, về tương lai

của em mình lớn hơn cái lo cho miếng ăn của em mình rất nhiều. Đĩ chính là chỗ đáng trọng. Và khi em mình bị bệnh chết, Hường khơng ngần ngại kết thúc cuộc

đời mình. Hường chết khơng chỉ bởi sự hy sinh của cơ đã trở thành vơ nghĩa mà cịn bởi sự giày vị của lương tâm một cơ gái vốn trong sáng như ngơi sao sáng trên bầu trời, bởi ý thức về phẩm giá luơn đeo đẳng, đày đọa. Đĩ là chỗ “đáng kể” của Hường. Cái con người “đáng kể” ấy chỉ một mình nhà văn nhìn ra được. Nhà văn

ấy cũng thật “đáng kể”!

Cịn cơ gái khơng tên – cơ sinh viên thiếu tiền phải bỏ trường đi làm gái bao kia – vẫn theo học tiếng Anh ở Trung tâm thính thị Anh ngữ hội Việt – Mỹ, “học rất gạo với hy vọng nhờ nĩ ngoi ra được khỏi vũng lầy”[16, tr.465]. Cái ý thức ấy

đủđể cứu cho cái “tội” gái bao thốt án chung thân. Và nhà văn đã khơng lầm. Cơ gái ấy khơng thành cơng trên con đường học vấn, nhưng cơ đã xa rời cuộc sống hạ

cấp xưa, dù chỉ để trở thành “Cơ giáo kiêm đầy tớ. Mỗi ngày hai tiếng. Một tiếng giặt giũ, lau nhà, quét dọn, ủi quần áo, cĩ khi làm phụ bếp. Một tiếng dạy kèm Anh ngữ cho hai đứa con…” [16, tr.465] trong gia đình một nhà thơ. Cái khát vọng hướng thiện quá rõ ràng và đương nhiên đáng được trân trọng. Nhà văn đã rất trân trọng con người ấy ở khát khao chân chính, ở ý thức vươn lên khỏi vũng lầy của cuộc sống. Ngay khi đang là gái bao, cơ gái ấy vẫn cho chúng ta thấy cơ khơng giống với sốđơng các cơ gái cùng cảnh sống. Cơ là một cơ gái cĩ trình độ học vấn, cĩ lịng tự trọng của một người cĩ nhận thức và biết nhận chân các giá trị của con người, của cuộc sống. Điều ấy cũng thật đáng quý trong cuộc đời này. Chỉ tiếc, giá như cơ sinh viên ấy khơng là gái bao! Nhưng cuộc đời đáng buồn này cĩ lẽ nhờ

những cơ gái như thế mà bớt buồn hơn.

Trong Thèm thơ, Loan “làm gái” khơng phải vì thiếu tiền ăn học như cơ sinh viên nghèo kia, cũng khơng phải để nuơi em như Hường, cơ cũng khơng cĩ ý định sẽ giã từ cái nghề bị xã hội khinh rẻ ấy. Vậy thì cái đáng thương, đáng trân trọng nơi Loan là gì? Đĩ là một tâm hồn trong sáng ẩn trong một thân xác nhàu nhĩ của một cơ gái khơng cịn ai thân thích, khơng cĩ ai chăm sĩc, định hướng cho cuộc

bời” (chữ dùng của nhà văn Trang Thế Hy) ấy vẫn hồi vọng về một tuổi thơ trong trẻo, nhiều kỷ niệm đẹp đẽ, thân thương. Loan làm cho Vũ, cũng là cho chúng ta, phải nghĩ lại về cách nhìn của mình dành cho những cơ gái chơi bời rằng “khơng

phải chỉ cĩ những con người trong trắng mới biết hồi niệm những cái đẹp của tuổi thơ” [16, tr.56]. Cũng chính Loan, khi đọc một bài thơ hay viết về một cảnh ngộ

giống mình, đã thấy tội nghiệp cho tác giả của bài thơ ấy, đồng thời thấy “buồn tủi cho cuộc đời làm đĩ” [16, tr.57] của mình. Loan thổ lộ: “Trong mấy năm trời, biết bao nhiêu chuyện đã làm cho em thương thân, tủi phận, nhưng chưa lần nào em thương thân phận bằng lần đĩ”[16, tr.57] (tức là lần đọc bài thơ ấy). Cũng vì biết rõ, ý thức rất rõ về cái “nghề” ơ nhục của mình, về phẩm giá của mình mà Loan khơng dám dùng những đồng tiền hoen ố của mình để giúp cho người khác, dù chỉ để người đĩ sửa lại mái tĩc và mua chút đỉnh đồ trang sức. Thậm chí dùng tiền của mình để mua một miếng dưa hấu cho người khác, cơ gái sẵn mang nhiều mặc cảm, nhiều tủi thân ấy cũng khơng dám. Ấy thế mà cơ lại cĩ “cái khát khao sang trọng bất ngờ “(chữ dùng của nhà văn Nguyên Ngọc) là “thèm thơ”, địi Vũ – chàng thi sĩ

trong truyện - làm cho một bài thơ, dù lịng vẫn đầy mặc cảm:

Như vậy cĩ đèo bịng khơng?(…) Một cơ gái chơi bời thì cĩ gì nĩi được thành thơ? Nhưng em khơng địi thơ cho em đâu. Cho bất cứ cơ gái chơi bời nào cũng được. [16, tr.61]

Điều đĩ làm cho chàng thi sĩ đã lâu khơng cĩ cảm hứng làm thơ bỗng “thèm

làm thơ một cách đáng gọi là làm thơ” [16, tr.62], nghĩa là “cái chất ngọc vẫn cịn trong veo trong cơ gái bán hoa đã nhàu nát lắm ấy là nguồn cảm hứng thơ chân chính của anh” [52]. Và thực tế, cơ gái với khát khao lạấy cũng là nguồn cảm hứng chân chính của Trang Thế Hy. Bình Nguyên Lộc cũng cĩ một truyện khá hay viết về những “me Mỹ” cĩ những điểm khá giống với nhân vật Loan của Trang Thế Hy.

Đĩ là truyện Những đứa con thương của đất mẹ. Họ là “vợ Huê Kỳ” nhưng chỉ

“khối” ăn chả giị với bánh xèo – những mĩn ăn dân dã quen thuộc của người Việt chứ “nuốt khơng vơ” thứ đồ hộp của bọn chồng hờ ấy. Cũng thế, các cơ chỉ mê vọng cổ của đài Sài Gịn chứ khơng phải “nhạc của tụi nĩ”. Dù là ai, họ vẫn giữ

được sự trong trẻo của tâm hồn, vẫn luơn là những con người biết hướng về cái đẹp, biết giá trị của cái đẹp (mặc dù mục đích sáng tác hai truyện này của hai nhà văn hồn tồn khác nhau).

Loan, Hường, cơ gái khơng tên kia khác nhau thật nhiều nhưng lại giống nhau ở tâm hồn trong sáng, biết yêu cái đẹp; ở ý thức về phẩm hạnh, về thân phận;

ở cách hành xửđầy tự trọng. Nhiều người bình thường chưa hẳn đã cĩ thể hành xử

như những cơ gái ấy. Ấy thế nên Trang Thế Hy trân trọng họ, nâng niu họ cũng là

điều dễ hiểu. Và chính ởđây, ngồi sự nhạy cảm, tinh tế của một nghệ sĩ, chúng ta cịn thấy ở Trang Thế Hy “một tấm lịng nhân ái sâu xa lắm, một chất nhân văn khơng ồn ào, cường điệu mà đậm đà lắm!”[ 52]

Rõ ràng Trang Thế Hy khơng hềủng hộ lối sống ăn chơi sa đoạ, cũng khơng cổ xúy cho việc trở thành gái giang hồ, thậm chí ơng rất “dị ứng” với những “đối tượng” ấy. Bằng chứng là số lượng tác phẩm viết về nhân vật là gái giang hồ của ơng rất ít. (Nhân vật Phương trong Bơ vơ là một minh chứng cho thái độđĩ của nhà văn. Đĩ là chân dung của một cơ gái sa đoạ, lại dốt nát và thiếu văn hĩa, một nhân vật mà dường như tác giả rất mất cảm tình, thậm chí là rất khinh bỉ). Ơng cĩ đứng về phía số ít những cơ gái ăn sương để hiểu họ, bênh vực họ, chứng minh rằng họ

cịn đáng được thương, được quý. Điều đĩ chỉ nĩi thêm lên rằng tâm hồn của Trang Thế Hy thật rộng rãi. Ơng thật độ lượng và giàu tình thương. Ơng là người “biết giá người” ( chữ của Nguyễn Tuân trong Chữ người tử tù), biết gạn đục khơi trong để

khơng bỏ phí những mảnh hồn vẫn cịn le lĩi những tia sáng của phẩm hạnh. Nhà văn Nguyên Ngọc đã rất cĩ lý khi đưa ra nhận xét tinh tường về điểm đặc biệt này của Trang Thế Hy:

… Chính trong cái đám bùn nhơ nhầy nhụa tưởng chừng đến tuyệt vọng ấy, anh lần tìm ra cái đẹp, và cái đặc sắc, độc đáo của Trang Thế Hy là cái đẹp anh chắt chiu tìm ra được và vơ cùng trân trọng nhặt lên từ bùn nhơ, bỗng sáng lên long lanh, như ngọc, như kim cương.[52]

Cĩ lẽ những lời chàng văn sĩ trẻ trong Một thiếu nữ khơng đáng kể cũng chính là điều ơng muốn nĩi với mọi người:

Tơi viết văn là để nĩi với mọi người rằng cuộc đời đẹp, rằng cuộc đời tuy bề ngồi gồm những chuyện xấu xa bỉ ổi, đâm chém, tranh giành nhưng cuộc đời cĩ cái đẹp của nĩ và cái đẹp đang thốt lần lần khỏi gọng kềm của cái xấu [29, tr.408-409]

Cái đẹp bao giờ cũng rất đáng quý. Dostoievsky đã nĩi rằng “Cái đẹp sẽ cứu rỗi thế giới”. Trang Thế Hy vừa si mê vừa hồi nghi điều đĩ (theo lời ơng nĩi) nhưng dường như phần si mê cĩ vẻ nhiều hơn. Chính vì thế mà ơng ra sức trân trọng và bảo vệ cái đẹp với hy vọng nĩ cĩ thể “cứu rỗi thế giới” được phần nào.

Như nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá đã nhận định: Truyện của Trang Thế Hy kêu gọi con người hướng thiện. Nhà văn khơng vạch ra nẻo thiện cho nhân vật, cũng khơng cĩ tham vọng biến nhân vật của mình thành hiện thân của điều thiện. Nhưng nhân vật của Trang Thế Hy luơn cho chúng ta một niềm tin mãnh liệt về

việc “cái đẹp sẽ cứu rỗi thế giới”, cái thiện sẽ phục sinh niềm tin vào cuộc đời, vào con người.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN TRANG THẾ HY (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)