Quản lý chặt chẽ hoạt động bán hàng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty xăng dầu khu vực III (Trang 92 - 94)

II. Các giải pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty

6. Quản lý chặt chẽ hoạt động bán hàng

6.1 Cơ sở.

Bán hàng xét về mặt kinh tế chính là sự thay đổi hình thái giá trị của hàng hoá. Hàng hoá của doanh nghiệp chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ, lúc này doanh nghiệp kết thúc một chu trình kinh doanh tức là vòng chu chuyển vốn của doanh nghiệp được hoàn thành. Hoạt động bán hàng chính là điều kiện tiên quyết giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển, thông qua bán hàng doanh nghiệp được doanh thu nhanh chóng thu hồi vốn kinh doanh đồng thời tạo ra lợi nhuận và thực hiện phân phối lợi ích với người lao động, nhà nước. Vì vậy hoạt động bán hàng cần được quản lý cho tốt.

6.2 Nội dung.

Để hoạt động bán hàng của công ty diễn ra tốt hơn thì công ty cần quan tâm hơn nữa trong việc tổ chức mạng lưới bán hàng một cách hiệu quả nhất. Đối với mỗi doanh nghiệp trong cơ chế quản lý mới hiện nay, thì việc sản xuất tốt chưa đủ để khẳng định khả năng tồn tại và phát triển của mình, mà còn phải biết tổ chức tốt công tác bán hàng. Vì vậy, một trong những nội dung cơ bản của tổ chức bán hàng của công ty hiện nay là tổ chức mạng lưới bán hàng.

Để tiếp tục giữ vững và mở rộng mạng lưới bán hàng, công ty cần tập trung vào một số biện pháp sau:

- Đối với các cửa hàng, trạm của công ty:

+ Cần tập trung nghiên cứu đầu tư máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công tác bán hàng một cách đồng bộ, hiệu quả nhất nhằm tăng năng lực bán hàng cho các cửa hàng.

+ Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo nâng cao nghiệp vụ bán hàng cho nhân viên làm công tác bán hàng của các đơn vị.

+ Xây dựng những cơ chế hợp lý nhằm khuyến khích các cửa hàng trong việc tìm khách hàng và đẩy mạnh bán ra nhằm tăng năng suất bán hàng của các cửa hàng và của mỗi nhân viên. Tăng thời gian bán hàng, nhất là các cửa hàng nội thành, các cửa hàng nằm trên trục giao thông quan trọng…

+ Tổ chức tốt công tác điều tra, nghiên cứu, nắm nhu cầu tiêu thụ ở những khu vực, địa bàn khác nhau. Trên cơ sở đầu tư xây dựng mới các cửa hàng, nhằm chiếm lĩnh và mở rộng thị trường của công ty.

- Đối với các đại lý:

Đại lý là loại hình kinh doanh làm chức năng trung gian trong quá trình vận động của hàng hoá. Vì vậy trong công tác bán hàng công ty cần phải quan tâm đến các đại lý tiêu thụ xăng dầu của công ty và công ty nên coi đó là bộ phận “bên trong” của mình làm chức năng tiêu thụ xăng dầu cho công ty, do đó giúp công ty đẩy mạnh quá trình tiêu thụ hàng hoá của công ty. Để giữ và phát triển mạng lưới đại lý này công ty và các đại lý phải cùng nhau kí kết hợp đồng đại lý, quy đinh rõ quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Để đảm bảo hiệu quả của quá trình bán hàng, công ty cần lựa chọn đúng đắn các đại lý; người làm đại lý phải có tư cách pháp lý đầy đủ, phải có khả năng về tài chính ở mức độ nhất định nhằm đảm bảo có thể ứng trước lượng tiền nhất định theo giá trị của lô hàng đã nhận, phải có địa điểm thuận lợi cho bán hàng và có khả năng về kinh doanh.

6.3 Điều kiện thực hiện.

Công ty cần đầu tư nguồn kinh phí hợp lý để nâng cấp điều kiện cơ sở vật chất các cửa hàng của công ty, đào tạo và động viên lực lượng bán hàng.

7.Quan tâm, đổi mới tổ chức tốt hơn hoạt động dịch vụ hậu mãi. 7.1 Cơ sở.

Dịch vụ sau bán hàng ở các doanh nghiệp thương mại có vị trí quan trọng đối với hoạt động kinh doanh. Nó có quan hệ chặt chẽ từ khi sản phẩm hàng hoá được sản xuất ra bán cho các doanh nghiệp thương mại đến khi sản phẩm hàng hoá được đưa vào tiêu dùng cho sản xuất hoặc tiêu dùng cho cá nhân.

Ở các doanh nghiệp thương mại, phát triển các hoạt động dịch vụ khách hàng nhằm mục tiêu phục vụ đầy đủ kịp thời thuận lợi và văn minh cho khách hàng; tạo ra sự tín nhiệm, sự chung thuỷ, sự gắn bó của khách hàng đối với doanh nghiệp thương mại, nhờ đó doanh nghiệp thu hút được khách hàng và khách hàng tiềm năng, bán được nhiều hàng và bán được hàng nhanh chóng, nâng cao được tỷ trọng thị phần, phát triển được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

7.2 Nội dung.

- Đảm bảo các dịch vụ cho khách hàng làm sao để họ thấy thuận tiện trong mua bán như: phương tiện vận chuyển, thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng. Đặc biệt với các đại lý ở xa trụ sở.

- Có các chính sách giá cả linh hoạt, hình thức chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán hợp lý với khách hàng.

- Dịch vụ vận chuyển hàng hoá cần nhanh gọn, đúng hẹn, kịp thời, đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng.

- Thực hiện tốt chu đáo công tác hướng dẫn, bảo hành, sửa chữa tạo điều kiện thuân lợi cho khách hàng.

7.3 Điều kiện thực hiện giải pháp.

Bộ phận nhân viên bán hàng, kí kết hợp đồng phải là người có chuyên môn nghiệp vụ.

Nguồn kinh phí cung cấp cho các dịch vụ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty xăng dầu khu vực III (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w