III đến năm 2010.
1. Phương hướng chung của toàn nghành đến năm 2010.
Dự kiến mức tăng trưởng nhu cầu xăng dầu hàng năm đến năm 2010 trong khoảng 7,5%- 9% tổng nhu cầu xăng dầu cả nước. Với tiến độ xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 ở Dung Quất và tiến độ xây dựng nhà máy lọc dầu số 2 ở Nghi Sơn đến năm 2010 hai nhà máy lọc dầu này mới đáp ứng được từ 10 đến 12 triệu tấn sản phẩm, như vậy so sánh giữa khả năng và nhu cầu đến năm 2010 nước ta vẫn phải nhập khẩu khoảng 6-7 triệu tấn xăng dầu.
Trước tình hình này Tổng công ty xăng dầu Việt Nam phải tiếp tục phát triển để nâng cao khả năng trên thị trường với áp lực ngày càng cao, cụ thể:
- Tiếp tục thực hiện quá trình hiện đại hoá công nghệ, đổi mới thiết bị tại các kho, cảng, bến xuất, cửa hàng xăng dầu với yêu cầu đồng bộ, cấp độ hiện đại hoá cao, tiến trình nhanh hơn, để đến năm 2005 hoàn thành tự động hoá các kho lớn trong ngành.
- Tiếp tục hoàn thiện qúa trình tin học hoá quản lý và công nghệ với mục tiêu thiết lập 100% mạng cục bộ tại Công ty và nối mạng toàn ngành.
quy phạm quản lý theo thông lệ quốc tế, phù hợp với hiện đại hoá công nghệ-thiết bị và những quy định điều kiện cụ thể trong cơ chế mới.
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý mới và mô hình tổ chức mới để vừa phát huy tính chủ động trong tổ chức sản xuất kinh doanh vừa khai thác tiềm năng về vốn của các công ty thành viên. Tiếp tục mở rộng mạng lưới bán lẻ để nâng cao thị phần bán lẻ của toàn ngành.
2. Định hướng cụ thể của công ty xăng dầu khu vực III
Là đơn vị trực thuộc Tổng công ty nên mọi phương hướng và mục tiêu của Công ty xăng dầu khu vực III phải căn cứ phương hướng, mục tiêu của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, tình hình thị trường, dự đoán nhu cầu khách hàng đến năm 2010. Trên cơ sở đó Công ty xăng dầu khu vực III xác định phương hướng và mục tiêu đến năm 2010 như sau:
- Hợp lý hoá mô hình sản xuất, đổi mới phương thức kinh doanh của công ty, đa dạng hoá các loại hình kinh doanh, dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Tiếp tục đầu tư hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty, áp dụng hiện đại hoá và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý và hoạt động kinh doanh. Rút ngắn khoảng cách về trình độ khoa học kỹ thuật so với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong khu vực ASEAN để tăng khả năng cạnh tranh.
- Chuẩn bị đầy đủ chân hàng, đảm bảo số lượng, chủng loại và chất lượng hàng hoá. Đáp ứng yêu cầu về xăng dầu, gas, hoá chất cho thị trường, một số thị trường xung quanh và các trọng điểm kinh tế lớn, khu công nghiệp tập trung và các liên doanh với nước ngoài. Đảm bảo tổng lượng xăng dầu qua kho tăng 10-12 % trong đó bán trực tiếp tăng 4- 6 % so với năm 2007, chiếm giữ khoảng 60-70% thị trường xăng dầu Hải Phòng.
- Tăng cường công tác quản lý vốn, tăng vòng quay của vốn bình quân. Giảm công nợ, tạo nguồn vốn phục vụ kịp thời cho kinh doanh và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật.
Giảm chi phí lưu thông, thực hành tiết kiệm, thực hiện pháp lệnh thống kê, kế toán, đóng góp đầy đủ cho ngân sách Nhà nước.
- Chăm lo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Ổn định công ăn việc làm và không ngừng cải thiện thu nhập cho người lao động, tăng thu nhập bình quân 10%/năm. Cải thiện điều kiện làm việc, cải thiện môi sinh, môi trường nơi làm việc.
- Xây dựng chương trình chuyển giao công nghệ tiên tiến một cách phù hợp cả về phần cứng và phần mềm; nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và khai thác có hiệu quả các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Đào tạo đội ngũ công nhân viên chức có chuyên môn cao, có lập trường tư tưởng vững vàng tin tưởng vào đường lối đổi mới, phát triển đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, tin tưởng vào sự lớn mạnh của doanh nghiệp.