Quản lý quá trình lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty xăng dầu khu vực III (Trang 62 - 63)

II. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty

2.Quản lý quá trình lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm

Việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công căn cứ chủ yếu vào kinh nghiệm của những thời kỳ trước và qua nghiên cứu thăm dò thị trường để xác định chính sách giá cả và kế hoạch tiêu thụ. Cụ thể là dựa vào doanh thu bán hàng ở các thời kỳ trước, các kết quả nghiên cứu thị trường cụ thể, năng lực sản xuất và chi phí kinh doanh tiêu thụ của từng loại, nhóm loại sản phẩm trên từng thị trường tiêu thụ. Đặc biệt công ty dựa vào các hợp đồng tiêu thụ đã kí kết hoặc dự kiến kí với khách hàng và dự kiến tiêu thụ cho các nhóm khách hàng để lên kế hoạch tiêu thụ và tốc độ tăng trưởng thường là 10%-15% .

Biểu 2.14: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm

Đơn vị: M3, Tấn

Sản phẩm Năm 2006 Năm 2007

Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện 1. Xăng 90 11.538 10.219 3.554 3.968 2. Xăng 92 34.500 36.340 36.000 39.486

4. Diesel 82.751 86.307 119.496 109.936 5. Mazut 88.432 89.713 103.750 112.609 Tổng 221.073 227.122 266.327 269.913

(Nguồn Phòng kinh doanh xăng dầu Công ty xăng dầu khu vực III )

Tuy nhiên, việc nghiên cứu và dự báo thị trường của công ty chưa sâu, chưa được quan tâm đúng mức nên dẫn đến công tác lập kế hoạch đem lại kết quả chưa cao.

Nhìn vào bảng thực hiện kế hoạch tiêu thụ của công ty năm 2006 thì sản phẩm xăng 90 chưa hoàn thành kế hoạch mới chỉ đạt 88,57%, năm 2007 thì Diesel chưa hoàn thành kế hoạch mới chỉ đạt 92% so với kế hoạch đề ra.

Do vậy, đòi hỏi công tác quản lý việc lập kế hoạch tiêu thụ của công ty cần phải sát sao hơn nữa trong từng khâu của quá trình lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty xăng dầu khu vực III (Trang 62 - 63)