Giọng điệu trần thuật

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NÔNG THÔNG TRONG PHÓNG SỰ VĂN HỌC VIỆT NAM 1930-1945 (Trang 86 - 94)

NGHỆ THUẬT CỦA CÁC PHÓNG SỰ VỀ NÔNG THÔN

3.3.2. Giọng điệu trần thuật

Giọng điệu cần thiết cho việc sắp xếp liên kết các yếu tố hình thức khác nhau, làm cho tác phẩm có cùng một âm hưởng, một khuynh hướng nào đó. Giọng điệu của một tác phẩm thể hiện thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của người kể chuyện với các hiện tượng sự kiện được miêu tả. Mỗi tác phẩm, mỗi tác giả, mỗi nhân vật trong các phóng sự về nông thôn 1930 – 1945 có một giọng điệu riêng tạo nên một bản hợp xướng đa giọng điệu. Đây là điểm nổi bật nhất trong giọng điệu trần thuật của các phóng sự giai đoạn này.

3.3. 2.1 Giọng mỉa mai, châm biếm

Khi phải chứng kiến những cảnh tượng chướng tai gai mắt đến mức “không thể chịu nổi”, giọng mỉa mai châm biếm mới bật lên trên từng trang phóng sự. Giọng điệu gai góc này đã “tung ra” những ngón đòn bí hiểm để lột mặt nạ những tiêu cực, những quái gở còn tồn tại.

Chẳng hạn, trong chương Những người thay mặt công chúng (Túp lều nát), Nguyễn Trần Ai kể về một tấn tuồng bi thảm, về nỗi nhục của các tổng lý khi đến tiễn biệt một quan đồn Pháp đổi đi nơi khác. Những cái bắt tay, nụ cười, bó hoa, những cái nghiêng mình chào đón, những bộ trang phục chỉnh tề, tinh tươm, tiếng xilôxila của thông ngôn dịch …“nếu chỉ có thế thì cuộc tiễn đưa nó đẹp đẽ, nhã nhặn biết bao nhiêu”, giọng văn bắt đầu nhen nhóm điệu mỉa mai khó chịu. Khung cảnh lịch lãm nhường chỗ cho sự nhố nhăng vô văn hoá khi vị quan binh bất thình lình ném ra những vật huỷ bỏ như cái lược, hộp thuốc nhỏ, và cả chiếc quần cộc đen. “Thế là cả chục người đại diện của dân đều bỏ ghế

ngồi, xúm lại bên ngoài cửa sổ, cánh tay giơ lên trời nhâu nhâu lên như, than ôi! Thế bất đắc dĩ, như

một bầy…chó”[4, tr.95]. Họ giằng xé nhau, mừng rú lên khi nhặt được của quí rồi bỏ túi liền trước mấy chục con mắt thèm thuồng. “người ta chen lấn nhau, người ta toá mồ hôi, người ta toạc áo. Cảnh tượng diễn ra in hệt như cảnh tượng một bọn trẻ con liếm le liếm chảo trong ngày hội Cát-tó”. Họ giằng cướp nhau, quan đồn phải ra can thiệp thì vật đang giằng co bị đứt làm hai mảnh, giở ra thì là

một chiếc tất thủng! Cảm nhận sâu sắc nỗi nhục của người bản xứ, Nguyễn Trần Ai châm biếm cảnh tượng nhố nhăng đó bằng giọng điệu mỉa mai róng riết. Giọng văn miên man khắc khoải đau đáu về những tâm hồn Việt, những nhân cách Việt. Không chỉ thế, sự châm biếm này còn làm người đọc vụt lên một niềm tự ái dân tộc, về lòng tự trọng đang bịđánh mất.

Giọng điệu mỉa mai sâu cay không chỉ có trong phóng sự của Nguyễn Trần Ai mà còn xuất hiện khá nhiều trong phóng sự của Ngô Tất Tố. Giọng điệu này bật ra mạnh mẽ từ những hủ tục lạc hậu,

những lễ nghi kì dị, phản nhân văn mà bọn thống trị bày ra để bóc lột nhân dân. Rõ nhất là khi đọc chương “Ông thần hoàng bị cách rồi” (Tập án cái đình), giọng điệu mỉa mai châm biếm bật ra từ những ngôn từ kể về thành hoàng: “ngài là người Vềđời Lê, lúc sống rất giỏi về khoa đào tường khoét ngạch thế nhưng ngài cũng bị bắt và bị xử tử” [53, tr.148]. Tác giả mỉa mai bằng tiếng cười hài hước, cười các ngài mà dân làng tôn kính, sùng bái chẳng qua chỉ vì ngài chết được vào giờ linh. Giọng văn giễu nhại, ngôn từ gai góc ấy có sức công phá mạnh mẽ đối với những hoạt động vô bổ của làng:

“mười bốn tháng tám chính là cái ngày ngài phải hy sinh tính mệnh cho nghề nghiệp, vì thế hằng năm cứđến ngày ấy dân làng phải diễn một cuộc xuyên tường tạc bích để kỷ niệm sự nghiệp của ngài” [53, tr.149].

Ngược dòng thời gian, trở về với bối cảnh những năm tháng 1930-1945, khi đọc những phóng sự này, người đọc không khỏi băn khoăn lo lắng vì sau luỹ tre xanh toàn những chuyện buồn, những cái tiêu cực đang xâu xé cuộc sống người nông dân. Làm sao có thể ngoảnh mặt làm ngơ trước thực tại? Nguyễn Trần Ai, Phi Vân, Ngô Tất Tố… đã dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, nói thẳng sự thật, thức dậy những lương tri hướng vọng về những sự tốt lành. Giọng văn mỉa mai sâu cay xuất hiện trong các phóng sự phần nào thể hiện dũng khí mạnh mẽ của các nhà phóng sự, thể hiện khí chất của những nghệ sĩ anh hùng.

3.3.2.2. Giọng sắc sảo, đanh thép

Từ những hiện thực đau lòng, tủi hổ, các nhà phóng sự riết róng đi tìm căn nguyên của mọi vấn đề và dễ dàng hiểu được sự thống trị của thực dân, cái nghèo và thiếu hiểu biết chính là nguyên cớ dẫn đến những cảnh tượng xót xa. Miên man khắc khoải đau đáu hướng về một xã hội tốt lành, họ cất lên trong từng trang phóng sự một giọng văn sắc sảo đanh thép, giọng điệu đó thường xô đẩy, va xiết trong mỗi lần tranh luận, hùng biện. Tất cảđều phải “chạm nọc” vấn đề, kích động, chất vấn từ đó toát lên khuynh hướng tư tưởng của vấn đề.

Người đọc không thể quyên được những đoạn văn đầy sức ám ảnh trong Túp lều nát: “Thì ra ở đây, ở chính dưới ách bọn tổng lý, luật pháp là một nhà võ sĩ què hết cả tay chân, mà công lý là một cố

lão mù tịt.”[4, tr.100]. Hay ở một chương khác, cũng một giọng văn đanh thép, đay đả, rỉa rói. Nguyễn Trần Ai đã mượn lời của một người bạn để nói rõ ý đồ của mình là muốn lập lại việc làng, một túp lều khác:

Cái làng ở xã hội Việt Nam ta chỉ là một túp lều nát mà người ta không chịu làm lại một túp lều khác, chỉ hà tiện giọi vài cái tranh, chắp vài đoạn mèn, buộc ít sợi lạt, cố duy trì nó lại mà chui đụt. Như vậy mà bảo còn chui đụt làm sao được? Phi làm lại một túp lều khác thì hòng còn chỗ trú chân…[4, tr.123]

Sắc sảo và thời sự, tính chính luận chặt chẽ kết hợp sự hài hước châm biếm thâm thuý là “cốt cách thâm hậu” của phóng sự Ngô Tất Tố. Được đánh giá là “một tay ngôn luận sắc sảo trong đám nhà Nho”, Ngô Tất Tố không chỉ không chỉ truyền đạt những thông tin chính xác mà còn dũng cảm, trung thực và thẳng thắn kiên quyết chống lại những bất công ngang trái. Giọng điệu sắc sảo đanh thép bật ra trong từng câu chữ khi ông “chỉ mặt gọi tên” hậu quả của những việc làng: “Những việc tôi làm, bất kỳ

việc nào, tuy không phát đạt, nhưng không thất bại bao giờ, chẳng lãi nhiều thì lãi ít. Vậy mà suốt đời nghèo xác nghèo xơ, ăn không đủ, mặc không đủ, cả nhà có một thằng con, đành phải để nó dốt nát. Ông bảo là vì cớ gì? Ấy là lỗi gánh việc làng.” [53, tr.12]. Với khí tiết của một nhà Nho yêu nước và tiến bộ, với trí tuệ sắc sảo và nhiệt tình chiến đấu của một ngòi bút châm biếm, ông thẳng thắn chỉ rõ rằng: “Hủ tục không phải là thứ thiên kinh, địa nghĩa nó vẫn có thể thay đổi..”[53, tr.13]. Giọng điệu khảng khái này thể hiện thái độ dũng cảm, thẳng thắn của ngòi bút luôn đấu tranh chống lại xã hội thực dân phong kiến chà đạp lên cuộc sống của con người. Thuộc thế hệ những nhà Nho cuối mùa như Nguyễn Trọng Thuật, Phạm Quế Lâm. Mai Đăng Đệ…nhưng có thể nói Ngô Tất Tố đã vượt xa các nhà Nho cùng thời. Ông không chỉ cho ra đời những câu văn điền viên vui thú hay “cải lương hương chính” mà còn hít thở cái không khí tranh đấu tiến bộ của K. Marx. Kiến thức học được nơi cửa Khổng sân Trình cùng với những tư tưởng tiến bộ của thời đại mới đã chỉ đường cho ông hoà mình vào cuộc sống của nhân dân và thực sự trở thành người bạn đường tin cậy của nông dân nghèo Việt Nam trước Cách mạng.

Nói về những hiện thực đen tối, các nhà phóng sự không tò mò một cách vô thức, không nói cho thoả thuê, cho bõ tức bỏ ghét, không nhìn soi mói mà nói với nỗi lo lắng, với trách nhiệm công dân, với khát vọng loại trừ nó ra khỏi cuộc sống. Họđem lại cho người đọc sự phẫn nộ của cả tình cảm và lý trí. Và tất nhiên có niềm tin và hy vọng. Tất cả bản lĩnh và trí tuệ sắc bén ấy đều được thể hiện bằng một giọng điệu sắc sảo, đanh thép trong từng trang phóng sự.

3.3.2.3.Giọng cảm thông, thương xót

Không chỉ khách quan lạnh lùng, các phóng sự về nông thôn vẫn luôn thức dậy một niềm cảm thông sâu sắc đối với những cảnh đời tội nghiệp của người nông dân sau luỹ tre làng.

Trong Cơm thầy cơm co, nhìn lũ lượt những đoàn người từ quê nghèo lên thành phố kiếm sống bằng một con mắt ái ngại, cảm thông, nhà văn họ Vũ không khỏi xót xa:

Họ đến là vì tại những thôn quê họ không làm gì cho đủ mỗi ngày hai bữa. Kinh thành đã cất tiếng gọi họ, cám dỗ họ. Khi ra đi, chắc họ cũng không ngờ đến nông nỗi này. Họ chắc

mẩm trong bụng họ là sẽ có việc làm vẻ vang…Có lẽ họ đã phơi nắng, phơi mưa xin từng

đồng trinh, từng bát cơm, cùng đường rồi mới đến được Hà Nội.[62, tr.144].

Giọng văn của Vũ Trọng Phụng tràn đầy trắc ẩn và cảm thương đối với những người dân quê dại dột. Nỗi thương cảm ấy trào dâng trong những lời văn hết sức cảm động.

Cùng với Cơm thầy cơm cô, thiên phóng sựTúp lều nát cũng bàng bạc một giọng văn cảm thông, thương xót. Đọc phóng sự này, người đọc luôn bị ám ảnh bởi những nghịch lý trớ trêu mà người nông dân phải gánh chịu. Nhà nghiên cứu Phong Lê nhận xét : “Mục đích viết của tác giả – như trong lời dâng tặng, và như được trình bày trong suốt 48 trang là đưa ra các tài liệu, các minh chứng cho luật pháp soi xét; là lời khẩn nguyện luật pháp có mặt; nhưng chính tác giảđâu có tin vào pháp luật, cả 13 chương kể, chương nào cũng đau đớn, cũng oan ức, cũng thương tâm.”[4, tr.131]. Vì thế nên chương

Những người thay mặt cho công chúng là dịp để tác giả bộc lộ nỗi lòng bằng một giọng điệu xót xa:

…mới thuật qua loa vài câu chuyện đủ làm cho tôi rùng mình. Thật là một trang thảm sử. Mỗi một lời nói là một dòng nước mắt, khiến cho bây giờ cầm bút chép lại câu chuyện này, lòng tôi vẫn còn hồi hộp và bàn tay không điều khiển nổi ngòi bút, vẫn còn run run như cầy sấy. [4, tr.100].

Thương xót, cảm thông còn là giọng văn thường gặp trong những “áng văn hoàn toàn phụng sự dân quê” của Ngô Tất Tố. Đằng sau vẻ như dửng dưng, lạnh lùng là một giọng văn thấm đẫm nỗi cảm thông sâu sắc của Ngô Tất Tố khi thấy người nông dân đang oằn lưng làm nô lệ cho những hủ tục kì quái. Miêu tả niềm hạnh phúc của bác Cả Mão, một gia đình thuộc dân ngụ cư nay đã có ngôi ở đình:

“cháu đã có ngôi ở đình, chúng tôi sẽđược ăn miếng thịt phần việc làng của nó”. Niềm vui thật giản dị, hiền hậu biết bao, nhưng nó phải đánh đổi thật lớn: “tất cả tôi lo hết gần hai trăm. Của nhà có non non một trăm còn thì đều phải đi vay. Nhưng tôi cũng lấy làm hả”. Là nạn nhân của hủ tục, những người nông dân ấy bị lừa đảo mất cả cơ nghiệp mà vẫn đang vui sướng hả hê làm người đọc chua xót. Giọng văn bộc lộ nỗi xót thương thật sâu sắc cái tâm lý hiếu danh, chính sự thiếu hiểu biết này khiến họ bị khinh khi, bị lợi dụng mà không thấy nhục.

Chúng ta đã quá quen với những hình ảnh người nông dân nghèo bị bóc lột trong các tiểu thuyết như Chị Dậu (Tắt đèn-Ngô Tất Tố), anh Pha (Bước đường cùng-Nguyễn Công Hoan), nay lại chứng kiến hình ảnh những nông dân bị tha hoá méo mó nhân cách trong các phóng sự. Tất cả đều khiến ta xúc động, phẫn uất. Mang được cảm xúc đó đến với độc giả, các nhà phóng sự phải thực sự thấu hiểu, thực sự đồng cảm. Bằng một giọng văn tràn đầy cảm thông thương xót, các phóng sự này đã truyền đến độc giả một niềm xót xa, một nỗi đau âm ỉ, nhức nhối cứ ngấm dần và ngấm sâu.

Có thể nói, thành công lớn trong nghệ thuật viết phóng sự không thể không kểđến những giọng văn đa dạng của các tác phẩm. Tính đa giọng điệu này đã góp phần tạo nên bản hợp ca muôn điệu cho các phóng sự về nông thôn Việt Nam trước Cách mạng. Nó đã thể hiện phần nào tư tưởng, tình cảm của

các tác giả về cuộc sống muôn màu ở nông thôn, đồng thời góp phần hoàn thiện bức tranh đời sống người nông dân trong văn học Việt Nam nói chung, giai đoạn 1930 – 1945 nói riêng. Đó chính là thành công lớn nhất, là đóng góp có giá trị của các phóng sự viết về nông thôn giai đoạn này.

KẾT LUẬN

Việc tiếp thu di sản phóng sự thời kì 1930 – 1945 không thể không nhắc tới mảng phóng sự về đề tài nông thôn. Với đề tài này, các phóng sự đã để lại một kho tư liệu quí giá về hiện thực xã hội nông thôn và những kinh nghiệm có giá trị về nghệ thuật làm phóng sựở nước ta. Mặt khác, sự bùng nổ trở lại của thể phóng sự trong những năm gần đây rất cần sự tiếp sức kinh nghiệm của quá khứ. Vì thế, tìm hiểu những giá trị và hạn chế của mảng phóng sự này có ý nghĩa quan trọng đối với thực tiễn sáng tác hiện nay của thể phóng sự. Đồng thời có cái nhìn đầy đủ hơn về nông thôn Việt Nam và văn học dân tộc giai đoạn 1930 – 1945.

Gần một thế kỷ qua, lịch sử nghiên cứu những phóng sự viết về nông thôn diễn ra khá sôi nổi. Trong đó, những ý kiến phủ định sạch trơn hay ngợi ca một chiều đã nhường chỗ cho những đánh giá khách quan, khoa học, từđó chỉ ra những đóng góp và hạn chế trong nhận thức của các nhà phóng sự. Những chân dung phóng sự viết về nông thôn được nhìn nhận một cách đầy đặn, hài hoà đã đủ để mở rộng biên độ của một giai đoạn và khảo sát ở cấp độ một đề tài.

Đầu thế kỷ XX, nhu cầu cấp bách của xã hội, những tiền đề văn hoá, sự trưởng thành của văn học, ảnh hưởng phóng sự nước ngoài… là những yếu tố đã hội tụđủ để thể phóng sự chính thức hình thành. Chỉ với 15 năm, nhiều phóng sự xuất sắc với những tên tuổi đầy tài năng đột ngột phát sinh và chói sáng trên văn đàn dân tộc góp phần hiện đại hoá diện mạo văn xuôi hiện đại. Gần một thế kỷ đi qua, phóng sự phát triển với nhiều biến thái nổi chìm, nhưng trong thời kỳ lịch sử sang trang, cuộc đổi mới văn học đã làm phóng sự hồi sinh và thăng hoa một cách mạnh mẽ, kỳ diệu. Phóng sự ngày càng phát huy vai trò xung kích trên mặt trận báo chí và văn học, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nước.

Là thể “tân văn” của văn xuôi thời kì hiện đại, lý luận về phóng sự từng bước được hình thành một cách rạch ròi và cụ thể hơn: từ chỗđược xem là thểđứng giữa văn học và báo chí, phóng sựđược nhìn nhận là thể kí trong báo chí và văn học. Phóng sự báo chí và phóng sự văn học dù khác nhau về mức độ xác thực, tính thời sự, về cái Tôi trần thuật, về ngôn ngữ… nhưng đều có điểm chung là lấy người thật việc thật để phản ánh và phải chú ý đến tính thời sự của đối tượng.

Những hiện thực nóng hổi còn khuất lấp sau luỹ tre xanh yên ảđã lọt vào tầm ngắm của các nhà phóng sự. Ống kính của họ soi rọi và nhanh chóng chụp lấy những tiêu cực đang xâu xé cuộc sống của

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NÔNG THÔNG TRONG PHÓNG SỰ VĂN HỌC VIỆT NAM 1930-1945 (Trang 86 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)