Những cảnh đời đói nghèo cùng quẫn

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NÔNG THÔNG TRONG PHÓNG SỰ VĂN HỌC VIỆT NAM 1930-1945 (Trang 44 - 46)

NỘI DUNG HIỆN THỰC VÀ CẢM HỨNG TƯ TƯỞNG TRONG CÁC PHÓNG SỰ VỀ NÔNG THÔN

2.1.3.3. Những cảnh đời đói nghèo cùng quẫn

Phóng sự viết về nông thôn trong Văn học Việt Nam 1930 – 1945 như chất đầy các sự kiện ngồn ngộn trắc ẩn sau luỹ tre làng. Thông qua các tác phẩm của mình, các nhà phóng sựđã nói lên diện mạo của đời sống thôn Việt Nam với nỗi thống khổ của những cảnh đời đói nghèo, cùng quẫn, thấu hiểu những số phận đầy thương cảm của người nông dân “một cổ hai tròng”.

Trong Việc làng của Ngô Tất Tố, có biết bao nhiêu cảnh đời trái ngang cùng quẫn, mỗi cảnh đời là mỗi vẻ khốn đốn khác nhau: người thì phải dỡ cả nhà bán lấy củi để lo một cỗ oản tuần sóc, kẻ thì phải bỏ làng ra đi vì không đủ tiền mua cỗ cho một đứa bé mới lên năm tuổi, có người phải đi ở kéo xe làm cái kiếp ngựa người để “trừ một món nợ chung thân” vì lo đám tang cho vợ, có kẻ lại bị làng “ngả vạ” uất ức quá phải thắt cổ tự tử… Quảđúng như lời đánh giá của Bùi Huy Phồn vềViệc làng : “Phải nói thực với nhau rằng khi đọc xong Việc làng, chúng ta – những người sáng tác văn nghệ – lại càng thấy sự hiểu biết của chúng ta vềđời sống mọi mặt của người nông dân nước ta quả còn sơ sài, phiến diện quá, do đó mà sự thông cảm của chúng ta với những vui buồn, sướng, khổ của họ cũng hời hợt quá…”[53 , tr.205-206]

Cũng như vậy, trong Túp lều nát, ta cũng gặp những cảnh đời đói nghèo, cùng quẫn: có người phải bán cả giường chiếu, có người phải đánh liều bỏ nhà đi tha phương cầu thực; có người bị xiết cả cày, bừa, lưới vó…Nguyễn Trần Ai cũng “cố lần mò tìm kiếm trong cái màu xanh xanh bí mật kia một ít cảnh tượng đáng than khóc và cứ thế vẽ phác ra, sao nguyên nó lại cho xác thực để cung cho độc giả, may chi gợi được vài giọt nước mắt đồng tình” [4, tr.21].

Tiêu biểu nhất là trong Loài động vật ngắn cổ, Nguyễn Đổng Chi kể về tình cảnh chắt Ch. gặp phải năm mất mùa đói kém, chắt Ch. vay ông cửu T ở làng TĐ. ba đồng bạc, cả vốn lẫn lãi thành bốn đồng rưỡi, đến hạn không trảđược phải gán đứa con ởđợ, không ngờ nó ngã gãy tay, ông Cửu đuổi về và còn đòi thêm số nợ. Vậy là tiền mất tật mang!

Oái ăm không kém là câu chuyện đau lòng của bác đĩ Do có con gái đi ở bị hiếp dâm, thằng kia là con nhà khá giả. Vốn không ưa sinh sự với ai nhưng muốn ăn gan cái quân hiếp con mình, bác Do nghe theo mưu kế của chàng lái buôn và dân làng, đi lên huyện để kiện. Được 5 đồng, nhưng ra khỏi cửa huyện, số tiền đó cứ mòn dần: công bọn tuần bắt thằng hiếp dâm 2 đồng, đãi cơm nước cho các ông đương chức làng sở tại đi khai báo hết 1 đồng, 1 đồng tiền thuốc cho con gái bị bệnh nặng sau lần đó. Còn 1 đồng tính về may cho vợ và thằng con cái áo thì vềđến làng ông Lý đòi trả tiền công 3 giác vì có công đi khai báo. (Số tiền trời cho)

Dẫu sao thì mất tiền nhưng còn được sống, còn trong Những người thay mặt cho công chúng, nỗi cùng cực không chỉ dừng lại là sự đánh đổi gia tài, của cải mà thậm chí họ còn đánh đổi cả tính mạng của mình. Đó là thảm cảnh chua xót của vợ chồng anh Mai. Cấy mười mẫu ruộng, được tiếng là có của ăn của để, “Bọn chức sắc trong làng liền sinh chuyện để kiếm chác. Khi vài ba hào, khi năm bảy xu, chúng cứ thác cớ ra để lần nhẵn hầu bao của anh, làm cho anh không còn thởđược với chúng.(…) Nhìn con đói bủng beo da mặt, Mai thấy xót bèn bảo vợ ra ruộng bới tạm khoai non vềăn.”[4, tr.101]. Đã vậy, chúng tìm mọi cách gây sự để moi tiền của, hết xiết chăn, yếm, cái tráp rồi đến đánh đập túi bụi, rồi đưa anh vào tròng trấn lột, bị nhốt, tay chân sưng lằn, vật vã vì đói, Mai đờ đẫn… Biết mình mắc mưu, Mai ức quá thắt cổ tự tử nơi điếm làng.

Bên cạnh những cảnh đời khốn khổ của người nông dân Trung Bộ là những cuộc sống không kém bi thương của người nông dân Nam Bộ. Đó là cảnh đời dở khóc dở cười của Tư Rỗ trong tập phóng sự Đồng quê. Tư Rỗ tiêu biểu cho số phận của những chàng nông dân nghèo bị bọn Bá hộ lợi dụng. Phi Vân tái hiện thực trạng này khá rõ trong Cành tre cũ, cặp giò xưa. Tư Rỗ bị Bá hộ nhửđến ở rể làm việc không công rồi gả con gái cho, nhưng gần đến ngày cưới Bá hộ thình lình đuổi anh đi. Té ra, biết sắp hết hạn, ông kêu thằng Út ở xóm trong vào ở rể, tiếp tục màn lợi dụng khác. Uất ức quá, anh tìm cách trói ông lại kề dao vào cổ hăm doạ rồi dắt con gái ông đi trốn. Nhưng sự việc không thành, Tư Rỗ bị đưa ra làng trừng trị. Và tất nhiên sẽ không thoát khỏi những tai hoạ giáng xuống.

Mỗi thiên phóng sự là một thảm kịch lớn của nông thôn Việt Nam dưới ách thực dân phong kiến. Mỗi người một vẻ, một vùng, một cách sống khác nhau nhưng đều là những cảnh đời dở khóc dở cười, những mảnh đời cơ cực đến thảm thương. Và đằng sau đó là sự trơ tráo đến bẩn thỉu của những người “cầm trịch” ở làng quê – những kẻ tự coi là phụ mẫu chi dân.

Không nhưKhao của Đỗ Phồn và Làm dân của Trọng Lang, thành công của các phóng sự viết về nông thôn của Ngô Tất Tố, Nguyễn Đổng Chi, Phi Vân là không chỉ dừng lại ở việc miêu tả mà còn

phân tích cắt nghĩa vì sao người nông dân phải chịu bao cảnh khổ như vậy. Họ đã có câu trả lời của riêng mình: sở dĩ nạn xôi thịt, rượi chè, hủ tục …vẫn tồn tại bởi cường hào ác bá vẫn muốn duy trì để mưu lợi cá nhân.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NÔNG THÔNG TRONG PHÓNG SỰ VĂN HỌC VIỆT NAM 1930-1945 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)