Nghệ thuật kết cấu

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NÔNG THÔNG TRONG PHÓNG SỰ VĂN HỌC VIỆT NAM 1930-1945 (Trang 69 - 72)

NGHỆ THUẬT CỦA CÁC PHÓNG SỰ VỀ NÔNG THÔN

3.2.1. Nghệ thuật kết cấu

Có thể nói, kết cấu tác phẩm nói chung và kết cấu một tác phẩm phóng sự nói riêng là toàn bộ tổ chức tác phẩm phục tùng đặc trưng nghệ thuật và nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà nhà văn tựđặt ra cho mình. Kết cấu phóng sự không bao giờ tách rời nội dung cuộc sống và tư tưởng trong tác phẩm. Là một phương tiện cơ bản của sáng tác nghệ thuật, kết cấu của một phóng sự cũng được chú ý nhằm nâng cao sức biểu hiện của đề tài và chủđề, tăng cường sức tác động nghệ thuật và tư tưởng tác phẩm.

Cũng như các nhà phóng sự đương thời, phóng sự viết về đề tài nông thôn giai đoạn 1930 – 1945 cũng chọn lối kết cấu chung quanh một chủ đề. Nghĩa là các phóng sự nhỏđều nhằm hướng tới một chủ đề chung của toàn tập phóng sự. Chẳng hạn 16 chương Việc làng và 11 chương Tập án cái

đình xoay quanh chủđề về những hủ tục ở nông thôn, 13 chương của Túp lều nátđều hướng tới những thủđoạn bóc lột của quan lại, 10 chương của phóng sựCơm thầy cơm cô đều hướng tới chủ đề sự tha

hoá của những nông dân lên thành phố, 12 chương của phóng sự Đồng quê là những câu chuyện về phong tục, hủ tục, những sinh hoạt, cảnh vật và những xung đột của chủđiền tá điền ở nông thôn Nam Bộ, tham nhũng là chủđề chính của Một huyện ăn Tết

Viết về những hủ tục ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng, mười sáu chương sách Việc làng

là mười sáu câu chuyện về cuộc đời của người nông dân dưới sức ép của hủ tục. Chúng có sự gắn kết với nhau về một chủđề chung. Mở đầu là câu chuyện “Lớp người bị bỏ sót” có tính chất khái quát sức ép và hậu quả của hủ tục ở thôn quê. Tác hại này được “kiểm chứng” qua cuộc đời của cụ Thượng Lão Việt. Cái chết và những lời trăn trối của cụ có sức gợi mở đến nhiều số phận khác ở nông thôn Việt Nam. Và mười lăm câu chuyện tiếp theo là những dẫn chứng sinh động minh hoạ cho những số phận, và những hậu quả đó. Kết thúc tập phóng sự là chuyện “Món nợ chung thân” với ý nghĩa sâu sắc. Rằng, hủ tục là “món nợ chung thân” trói buộc cả cuộc đời người nông dân. Cái án cay nghiệt đó mà họ phải nhận là tất yếu bởi họ có thể hy sinh tất cả vật chất chứ không thể chiến thắng được tâm lý của chính mình. Mà dẫu có thoát được tâm lý xôi thịt, đình làng đó cũng không thể thoát khỏi tay những cường hào ác bá đang cố tình duy trì những hủ tục vì mục đích cá nhân. Nghĩa là họ phải sống chung với hủ tục, thậm chí chết vẫn chưa yên thân. Đúng là “món nợ chung thân”!

Cũng có kết cấu xoay quanh một chủ đề, mười một mẫu chuyện trong phóng sự “Tập án cái

đình” là những câu chuyện nghi lễ rườm rà, những đám đông nhốn nháo. Nhưng tất cả đều nhằm hướng tới chủ đề phê phán những lễ nghi cổ hủ, vô bổ đang tồn tại mạnh mẽở nông thôn. Không bi thương như ở Việc làng nhưng đằng sau yếu tố bi hài, nhố nhăng, kệch cỡm cũng là nỗi đau vì thiếu hiểu biết và mê tín dị đoan. Chuyện nào cũng cúng bái, thần thánh tập hợp lại tạo thành một thế giới thần thánh hài hước, nhảm nhí. Mà toàn là những kẻ trở thành thần thánh, thành hoàng chỉ vì “chết được giờ linh”. Thật đáng phê phán, giễu cợt! Mỗi chương là mỗi vụ việc độc lập về nội dung và nhân vật, có cốt truyện na ná giống nhau theo quan hệ nhân quả, nhưng toàn bộ toàn bộ phóng sự có sự liên kết về một chủđề chung.

Mười ba chương của Túp lều nát đều ráo riết hướng tới việc tố cáo những thủ đoạn bóc lột của quan lại và cuộc sống ngột ngạt vì bị chèn ép của người nông dân xứ Nghệ. Mở đầu là bài tựa với những con sốđáng chú ý được tác giả lấy từ tờTiếng dân để cảnh báo có một túp lều sắp đổ. Từ tiếng kêu cứu của hiện thực, tác giả xâm nhập vào xã hội và viết nên những chương tiếp theo minh hoạ cho sự thực đó. Kết thúc phóng sự, Nguyễn Trần Ai cho đăng bức thư của người bạn gửi cho tác giả kèm một đơn tố cáo và khẩn nguyện của dân làng Đông thượng gửi cho nhà báo Ernest Babut ở Hà nội nhờ can thiệp. Tác giả mượn lời người bạn để nói rõ ý đồ của mình “Tư tưởng của bạn trong tập Túp lều nát chả phải là muốn trưng ra một ít cái ví dụ mong các bậc trên lưu ý lập lại việc làng, hay là một túp lều theo cách nói của bạn”. Tất cả các chương đều hướng tới vạch mặt chân tướng của kẻ thù và mong muốn lập lại một trật tự mới cho xã hội.

Ngoài yêu cầu thống nhất chủ đề, một số phóng sự còn tạo ra độ kết dính các sự kiện, các tư

liệu, các mảng đời chung quanh một cốt truyện và một hệ thống nhân vật thống nhất. Các nhân vật trong phóng sựđược miêu tả xuyên suốt tác phẩm, cùng phối hợp tồn tại và vận động trong không gian nghệ thuật chung của một chỉnh thể, tác động lẫn nhau trên mọi hoạt động, tâm lý và tư tưởng. Cốt truyện chặt chẽ, co dãn linh hoạt, hệ thống nhân vật phần lớn đi suốt tác phẩm. Cơm thầy cơm cô

Một huyện ăn Tết là dẫn chứng tiêu biểu cho kiểu kết cấu này.

Nếu Việc làng có 16 chương là 16 chương độc lập, 16 câu chuyện và nhân vật khác nhau thì

Cơm thầy cơm cô có sự kết dính các tư liệu, các sự kiện, các mảng đời xoay quanh một cốt truyện với một hệ thống nhân vật thống nhất. Không xây dựng tác phẩm theo lối phi cốt truyện, Cơm thầy cơm co

có thể xem là phóng sự trong phóng sự. Không chỉ cùng hướng tới một chủđề chung mà các chương cũng có sự liên kết khá chặt chẽ với nhau và cùng chịu sự chi phối của một cốt truyện thống nhất. Chẳng hạn, tác giả dành mấy chương kể về cuộc đời trước khi đi ở, từ thuở ấu thơ, đến khi gia biến và trở thành con Sen. Sự trượt dài nhân cách của sen Đũi hiện lên khá hoàn chỉnh ở chương 6 với tham vọng và quyết tâm được lên bà phán, bà kí. Muốn trở thành một ảđào sau khi đã trả thù đời cay độc là những toan tính rất “nguy hiểm cho đời” của sen Đũi. Các chương có sự liên kết chặt chẽ với nhau, nếu bỏ chương này sẽ ảnh hưởng đến chương khác. Kiểu kết cấu này đem lại hiệu quả rất lớn, các vấn đề nêu ra có sự thống nhất trong một chỉnh thể vì có điều kiện bộc lộ rõ ràng sâu sắc nội dung tư tưởng chủđề. Đây là một trong những điểm độc đáo thể hiện tài năng về nghệ thuật phóng sự của nhà văn họ Vũ.

Hơn nhiều phóng sự đương thời, mọi diễn biến của phóng sự Một huyện ăn Tết cũng được tổ chức theo một kết cấu thống nhất và chặt chẽ. Toàn bộ phóng sự là những câu chuyện chỉ có một nội dung. Các sự kiện, tư liệu có sự kết dính lẫn nhau để cùng làm nổi bật việc lật tẩy những hành vi ăn tiền và làm tiền trắng trợn. Hệ thống nhân vật là bọn chức dịch thống nhất từ lính lệ, cai cơ ở cơ sở lên huyện, tỉnh, đến tận cấp trung ương chóp bu của giới cầm quyền. Bọn chúng có kẻ xuất trận, có kẻ không xuất trận nhưng đều cùng nhau hợp tác chặt chẽ nhằm vào cái đích chung là tham nhũng.

Ngoài việc liên quan đến chủđề , mỗi câu chuyện trong những phóng sự này đều cần sự có mặt của nhau, chi phối nhau, qui định nhau, nhu cầu bức xúc của sự kiện này buộc phải tiếp nối, dẫn tới sự kiện kia. Nếu bỏ một hoặc một vài chương là ảnh hưởng đến nội dung của toàn phóng sự. Đây là điểm khác biệt độc đáo của phóng sự Vũ Trọng Phụng. Nói như TS Trần Đăng Thao: “Các phóng sự của Vũ

Trọng Phụng đã chỉ ra một kinh nghiệm qúi báu trong việc thao tác và tổ chức tác phẩm, xét từ bình diện cấu trúc.Một phóng sự tốt phải có cấu trúc từ bên trong. Nội dung dù sâu sắc, đề tài dù hấp hẫn, nhưng chỉ thực sựđạt hiệu quả cao một khi nó đạt tới một kết cấu hợp lý, tối ưu”. [82, tr.111]

Đi sâu vào từng câu chuyện trong mỗi phóng sự, ta thấy mỗi câu chuyện cũng có kết cấu giản dị, chặt chẽ và hiện đại. Các cây bút phóng sự đã sử dụng phóng sự như một thể loại văn học chứ

không phải là một thể loại báo chí. Điều này thể hiện rõ nhất trong xây dựng kết cấu. Nguyễn Đăng Mạnh từng cho rằng: “Nghệ thuật phóng sự của Ngô Tất Tố trong Việc làng có khuynh hướng đi dần tới lối viết truyện ngắn” [21, tr.368]. Quảđúng như vậy, không chỉ phóng sự của Ngô Tất Tố, phóng sự

viết về nông thôn giai đoạn này có những đặc điểm của truyện ngắn như ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp chồng chéo, nhân vật ít khi trở thành một thế giới hoàn chỉnh, một tính cách trọn vẹn, kết cấu không nhiều tầng tuyến mà được xây dựng theo kiểu tương phản hoặc liên tưởng… Mỗi câu chuyện là một lát cắt tiêu biểu về cuộc sống của người nông dân. Câu chuyện nào cũng có nhân vật, có cốt truyện rõ rệt. Kết cấu đơn giản, không nhiều tầng tuyến nhưng sắp xếp các sự kiện hợp lý, làm nổi bật được vấn đề. Mỗi truyện xây dựng một mâu thuẫn thể hiện bi kịch tinh thần của người nông dân thôn quê.

Việc làng, Tập án cái đình, Túp lều nát, Đồng quê, Một huyện ăn Tết, Cơm thầy cơm cô…hầu hết đều kết thúc trong bi kịch, khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khiến người đọc cảm thấy bức bối trước tình trạng người nông dân bị dồn tới đường cùng. Có truyện mâu thuẫn nảy sinh, phát triển và kết thúc theo trật tự thời gian nhưMột tiệc ăn vạ, Cỗ oản tuần sóc … (Việc làng). Nhưng một số truyện kết cấu này có sự đảo ngược đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc. Chẳng hạn, Việc làng có 5 trong 11 truyện có trật tựđảo ngược thời gian.

Một tiệc ăn vạ (Việc làng) được mở đầu với cảnh dân làng tấp nập chuẩn bị cho một bữa tiệc linh đình, rồi những lời xì xèo bàn tán mà tác giả chưa rõ sự tình, trong lúc người đọc tò mò xem sự việc như thế nào thì nhân vật kể lại toàn bộ bi kịch của gia đình, rồi người ta bình luận về bi kịch của lão Sửu: “Làng là bọn đó chứ ai đâu” rồi “Tội nghiệp lão ấy hiền lành, thật thà nhất làng tôi đấy! Chỉ

vì nhà đã lép vế, lại có bát ăn”. Hoặc trong Loài động vật ngắn cổ (Túp lều nát), mởđầu là lời chửi rủa bức bối của một người nông dân sau đó mượn lời nhân vật, tác giả kể lại những thói phù thu lạm bổ cực kỳ phi lý của bọn cường hào ác bá… Đây là kiểu kết cấu của văn học hiện đại, kết cấu này đã gây sự chú ý và làm cho độc giả thích thú.

Với kết cấu chặt chẽ xoay quanh một chủ đề và sự kết dính các sự kiện, tư liệu, các mảng đời chung quanh một cốt truyện, một hệ thống nhân vật thống nhất, các phóng sự viết về đề tài nông thôn đã thể hiện những “thao tác kỹ thuật” hợp lý để tạo ra một kết cấu giản dị mà chặt chẽ, hiện đại và có tính nghệ thuật. Nhờ vậy, các nhà phóng sựđã khắc hoạ vấn đề trên diện rộng một cách sâu sắc, sinh động và lôi quốn.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NÔNG THÔNG TRONG PHÓNG SỰ VĂN HỌC VIỆT NAM 1930-1945 (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)