Năng động trong tiếp cận hiện thực

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NÔNG THÔNG TRONG PHÓNG SỰ VĂN HỌC VIỆT NAM 1930-1945 (Trang 62 - 64)

NGHỆ THUẬT CỦA CÁC PHÓNG SỰ VỀ NÔNG THÔN

3.1.2.Năng động trong tiếp cận hiện thực

Sau khi tuyển chọn được các vấn đề, các nhân vật tiêu biểu từ thực tại bộn bề của cuộc sống, các nhà phóng sự bắt tay vào tiếp cận hiện thực một cách linh hoạt và năng động. Có thể nói, tài nghệ của người viết phóng sự thể hiện trước hết ở cách tiếp cận sự thật. Từ nhiều góc độ khác nhau, các nhà phóng sự viết về nông thôn Việt Nam 1930 - 1945 đã đã có những cách tiếp cận riêng rất thông minh và sáng tạo, nhờ vậy họ đã phát hiện ra những mặt khác nhau của hiện thực và tìm ra cội nguồn của bản chất của mọi vấn đề.

Sức thuyết phục của các phóng sự viết về nông thôn ở giai đoạn này trước hết là ở khả năng phản ánh chân thực đến từng chi tiết sự kiện, đối tượng được miêu tả, đem đến cho độc giả cảm giác được sống “y như thật”. Làm được điều đó, các nhà phóng sự không chỉ xuất hiện với tư cách là người quan sát, ghi chép và kể chuyện mà họ còn là người chứng kiến và trực tiếp tham gia vào các sự kiện.

Nếu Tam Lang VũĐình Chí bắt chước Mariese Choisy đổi lấy bộ áo con đòi vào ở thổ, mượn bộ quần áo nâu của một bạn áo ngắn, khoác vào mình rồi dấn thân nếm trải kiếp ngựa người để viết nên thiên phóng sự Tôi kéo xe thì “ông vua phóng sựđất Bắc” sắm vai một thằng “cơm thầy cơm cô một trăm phần trăm” theo chân những chị sen, thằng nhỏ nhập vào gan ruột xã hội thị dân Hà Nội để viết Cơm thầy cơm cô. Người đọc không thể ngờ được Vũ Trọng Phụng nhập vai thằng ở “nuôi tóc cho rõ dài tới sau đỉnh đầu”, áo “mầu hoa đào cụt tay”, “quần lĩnh đen”. Thậm chí “đã bờm xơm với ba bốn con nhãi”, “đã bắt nhân tình với một vú em”. Còn viết Một huyện ăn Tết, ông vua phóng sựđất Bắc cũng phải tìm đến một viên lục sự già bên khay đèn thuốc phiện, đầu mối của mọi đường dây biếu xén hối lộ quan lại để phanh phui một sự thật đau lòng. Viết nên tập phóng sự Túp lều nát, Nguyễn Trần Ai lại dụng công hơn năm tháng trời khoác áo một nhà mô phạm, đội lốt một thầy giáo dạy tư lọt vào nhà lý S thôn M. V. để thu thập những thông tin về nông thôn trung bộ, bị lý S tình nghi ông là người ở tỉnh khác đến đây giả danh dạy học trò để tụ họp người bàn chuyện C. S., trần tình đủ cách không được, ông phải chui đầu vào nhà giam. Trong chốn lao tù chật hẹp, tác giả lại tiếp tục tiến hành công việc điều tra phóng sự, cố găm thật kỹ vào óc những câu chuyện mà các bạn tù kể. Để có bộ sưu tập Việc làngTập án cái đình, Ngô Tất Tố cũng đã phải dày công đột nhập lân la khắp các xó xỉnh nhà quê từ hiên đình tới góc bếp. Trọng Lang viết về những thân phận dưới đáy xã hội cũng khoác một bộ áo lao động thất nghiệp…

Sau khi “áp sát” được hiện thực, những vấn đề “mắt thấy tai nghe” được các nhà phóng sự “xử lý” một cách sáng tạo. Tuỳ theo từng vấn đề mà đặc tả, khi thì cận cảnh, chi tiết, khi thì tiếp cận bằng bức tranh toàn cảnh, bao quát vấn đề. Hiện thực phản ánh được lật tới lật lui với nhiều góc độ và khoảng cách tiếp cận khác nhau đã giúp các nhà phóng sự phát hiện sự phong phú, đa dạng của hiện thực. Từđó, bản chất vấn đềđược soi sáng một cách thấu đáo và sâu sắc.

Chẳng hạn, trong Việc làng, Ngô Tất Tố xoay ống kính đặc tả cận cảnhđể soi rọi từng ổ hủ tục nấp sau luỹ tre xanh. Ông đột nhập thẳng vào từng gia đình để thấy cái chết uất hận vì hủ tục của cụ Thượng lão Việt, chứng kiến Một đám vào ngôi của gia đình bác Cả Mão… Bước tới ngôi đình làng để thấu hiểu nỗi vất vảđi tìm Góc chiếu giữa đìnhđể thoát khỏi tâm trạng bất mãn của hạng “bạch đinh

mà gia đình ông Cựu phải chịu bấy lâu; tác giả còn xông thẳng vào từng mái bếp để nhìn thấy tận cùng đằng sau Nghệ thuật băm thịt gà ấy là cái nhục vì miếng ăn...Từ cách tiếp cận này, từng mảng hiện thực hiện lên một cách sinh động và cụ thể.

Nếu như Việc làng được nhìn cận cảnh từng sự việc thì trong Tập án cái đình, ống kính phóng sự lại được mở rộng tầm ngắm từ xa để thâu tóm những nghi lễ nhốn nháo, nhặng xị của những đám đông nhân vật. Với cách tiếp cận này, người đọc thấy được nỗi nhục của những kiếp nô lệ từ những cảnh nhố nhăng, nực cười, cười ra nước mắt.

Khác với cách tiếp cận hiện thực của Ngô Tất Tố, Một huyện ăn Tết nổi trội lên khi Vũ Trọng Phụng khai thác vấn đề dưới góc độ phân tích bản chất của bộ máy chính quyền thực dân, khai thác tệ tham nhũng bằng cách khám phá cơ cấu những tổ chức tội phạm. Đó là một tổ chức hoạt động công khai giữa thanh thiên bạch nhật với một qui trình khá bài bản: Công lệnh được ban ra từ quan huyện, lính cơ lính lệ toả xuống thôn xã “tuần tra”, lùng sục, gây gổđể lý dịch phải cống nộp công quĩ. Số tiền vơ vét được chia theo một tỉ lệđã định cho toàn bộ máy từ cụ Thượng, cụ Bố, ông Đồn, lính cơ, lính lệ… để bọn chúng ăn Tết! Với cách tiếp cận như vậy, tác giả khám phá ra cách tổ chức xã hội với một cơ cấu tổ chức chỉn chu, hoàn hảo. Bản chất tham nhũng, cướp bóc của bộ máy chính quyền đã bị phanh phui triệt để. Sức tố cáo tự bật ra mạnh mẽ từ cách tổ chức xã hội này: “Xã hội thì như bộ máy tinh tế, mà cá nhân là những bánh xe, nếu một cái quay thì bao nhiêu cái khác cũng phải quay theo (…) chẳng một ai lại có thể đứng ngoài công lệ: cá lớn nuốt cá bé, vì cái phận sự nộp của đút, hoạt

động từ dưới lên trên…” (Một huyện ăn Tết). Cách tiếp cận kiểu như thế này thật thông minh, sắc sảo, quả xứng danh là “ông vua phóng sự Bắc ky”!

Ráo riết và quyết liệt hơn, Nguyễn Đổng Chi phơi bày nạn sưu cao thuế nặng, phù thu lạm bổ bằng cách xông thẳng vào trận địa của những buổi thu thuế, phanh phui những biên lai chứng từ, những tờ biên nhận để người đọc thấy sự nhập nhèm trong cách ghi biên lai để bọn chúng moi tiền của dân. “trong khi họ thò tay ra để nhũng lạm phù thu, họđã nghĩ sẵn trăm mưu nghìn kế khôn khéo lắm. Có nhập nhèm dùng biên lai tạm thì mới ăn lậm của bác được đến những 3 đồng, ..”.[4, tr.20]. Tác giả

phải thốt lên rằng: “Đã “sĩ tính tục biên” (đợi tính toán biên chép thêm) mà lại “sự thanh” (việc đã xong) thì thật là xỏ xiên hết nước” [4, tr.19]. Lợi dụng người nông dân không biết “trự”, bọn chúng lươn lẹo đủ bề, “làm xiếc” với biên lai để mặc sức phù thu lạm bổ, còn người dân nghèo khổ kia cứ phải hứng chịu mà không thể làm gì hết. Cách tiếp cận này mở ra một cách nhìn mới về nạn phù thu lạm bổ, nạn sưu cao thuế nặng mà các nhà văn hiện thực đã từng khai thác. Với cảm quan nhạy bén và cách tiếp cận năng động này, Nguyễn Trần Ai khám phá được bao điều bí ẩn còn nấp sau luỹ tre xanh ấy. Tất cả ngón nghề bóc lột đã hiện lên sinh động đồng nghĩa với sự xấu xa của nhân cách và đạo đức của giai cấp thống trị.

Tất nhiên, tiếp cận hiện thực không phải là tất cả của nghệ thuật viết phóng sự. Nhưng cách tiếp cận có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thậm chí có tính quyết định đối với hiệu quảđiều tra nông hay sâu, mới mẻ hay nhàm chán. Với những cách tiếp cận sự thật hết sức linh hoạt và năng động như vậy, những vấn đề nhức nhối sau luỹ tre xanh được các nhà phóng sự phản ánh nổi bật và sâu sắc hơn. Từ nhiều góc độ khác nhau, khi cận cảnh để đặc tả, khi mở rộng để thâu tóm, các ống kính phóng sựđã soi sáng và phát hiện được nhiều mặt khác nhau của hiện thực. Từđó bản chất của mọi vấn đề tự nó đã có khả năng bộc lộ một cách đầy đủ.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NÔNG THÔNG TRONG PHÓNG SỰ VĂN HỌC VIỆT NAM 1930-1945 (Trang 62 - 64)