Những hạn chế trong cái nhìn hiện thực

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NÔNG THÔNG TRONG PHÓNG SỰ VĂN HỌC VIỆT NAM 1930-1945 (Trang 53 - 59)

NỘI DUNG HIỆN THỰC VÀ CẢM HỨNG TƯ TƯỞNG TRONG CÁC PHÓNG SỰ VỀ NÔNG THÔN

2.2.4. Những hạn chế trong cái nhìn hiện thực

Phóng sự viết về nông thôn Việt Nam 1930 – 1945 đã đặt ra một vấn đề bức bách là làm sao để chấm dứt những cảnh sống ngột thở vì hủ tục, áp bức, cường quyền? Các nhà phóng sự hăm hở, nóng lòng đi tìm những giải pháp triệt để cởi trói cho người nông dân. Trăn trở, tâm huyết nhiều, nhưng trong khi đưa ra các biện pháp giải quyết, các nhà phóng sự đã bộc lộ một số hạn chế trong cái nhìn hiện thực:

2.2.4.1. Những quan điểm chính trị còn chông chênh, mơ hồ, mang tính cải lương tư sản.

Khi đưa ra những biện pháp để thay đổi thực trạng, Ngô Tất Tố cũng mang tư tưởng giống tầng lớp tư sản và tiểu tư sản ở nước ta và thế giới lúc bấy giờ khi cho rằng chỉ cần người trí thức gieo rắc ánh sáng, truyền bá văn hoá về nông thôn là cải tạo được nông thôn. Đó là điều kiện duy nhất và có ý nghĩa quyết định. VũĐình Hoè kêu gọi trên báo Thanh nghị tháng 9 – 1941: “Anh em thanh niên: Nay đến lúc ta về làm việc làng!”. Tác giả muốn, nhân những chính sách cải lương của Pháp, thanh niên trí thức hãy về nông thân làm nhiệm vụ khai hoá cho nông dân.

Cùng tư tưởng đó, trong truyện Lớp người bị bỏ sót, mở đầu tập phóng sự Việc làng, cụ Thượng Lão Việt nói: “Hủ tục không phải là thứ thiên kinh, địa nghĩa nó vẫn có thể thay đổi, nếu phái trí thức

để ý đến sự khai hoá cho dân quê. Nhưng vì chúng tôi là một lớp người bị bỏ sót trong luỹ tre xanh, con mắt của phái trí thức ít khi ngó tới.” [53, tr.13]. Trong lời tựa của Túp lều nát, Nguyễn Trần Ai cũng cho rằng: “Sở dĩ các ngài không nhìn thấy những chỗ hư nát có lẽ là tại vì các ngài đứng xa quá!” [4, tr.12] Cụ Tố cũng cho rằng: “Một nước giống như một cái xe bò, lớp dân quê là người đẩy xe. Nếu kẻ nay xe còn bị những người tệ tục buộc chặt hai chân, thì kẻ làm bò tài giỏi bậc nào cũng

không thể kéo được cái xe bò lên dốc…Vì vậy… tôi chỉ mong các ông đưa mắt đến chỗ bẩn thỉu, tối tăm …trong luỹ tre xanh.” [53, tr.14].

Quan điểm đó sai lầm, phiến diện ở chỗ chưa nhìn thấy cội nguồn gốc rễ sâu xa của mọi thống khổ là sự áp bức của địa chủ phong kiến, cường hào ác bá. Chỉ có làm cuộc cách mạng lật đổ giai cấp thống trị này thì mới có thể chấm dứt tình trạng lạc hậu ở nông thôn.

Mặt khác, tầng lớp nông dân chiếm 90% dân số lúc bấy giờ, không thể xem là “lớp người bị bỏ

sót” được. Thậm chí đây là tầng lớp có vai trò cực kì quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng. Điều mà ông chưa nhận thức được là cách mạng là sự nghiệp của toàn thể quần chúng nông dân chứ không phải là của tầng lớp trí thức làm để ban ơn cho họ.

Ngô Tất Tố tỏ ra lúng túng, sai lệch khi giải quyết vấn đề mình đưa ra. Thực ra đó là ý nghĩ không tưởng, cải lương, chỉ nhìn hiện tượng mà chưa thấy bản chất. Cũng như nhiều nhà văn khác, ông bộc lộ một số hạn chế nhất định về thế giới quan nên quan điểm nghệ thuật đâu đó còn chông chênh, mơ hồ cải lương tư sản, chưa thấy được sức mạnh hùng hậu của phong trào quần chúng song đó là hạn chế khó tránh khỏi trong thời điểm đó. Vì thế biện pháp mà tác giảđưa ra chưa thật triệt để. Tuy nhiên, đó là hạn chế khó tránh khỏi trong thời điểm trong hoàn cảnh ấy. Trong khi bọn bồi bút của phong kiến và đế quốc đua nhau “thêu hoa dệt gấm” nhằm che đậy bộ mặt thực của nông thôn, một số nhà văn cũng sa vào bẫy đó, cũng đua nhau ngợi ca những lớp người và cuộc sống lãng mạn suy tàn, thì Ngô Tất Tố tỏ ra thành công khi biểu hiện cái nhìn đúng đắn về hiện thực, thông qua việc miêu tả hiện thực, phản ánh cuộc sống khổ cực của nông dân và vạch ra âm mưu của giai cấp thống trị lợi dụng hủ tục để áp bức bóc lột. Đứng từ góc độ tư tưởng chính trị, ta mới thấy cây bút phóng sự “ông đầu xứ Tố” tỉnh táo và sáng suốt vô cùng. Ông đã nhìn thấy bản chất của xã hội đương thời, dù chỉ là một vài khía cạnh chưa đầy đủ.

Một quan điểm sai lầm nữa là các nhà phóng sự luôn trăn trở, khao khát tìm kiếm nguyên nhân của những cùng cực, oan khổ và họ đều cho rằng nguyên nhân của những cùng cực oan khổ mà người nông dân phải gánh chịu là do đói khổ và mù dốt. Việc làng không chỉ là việc làng mà có khi lại còn là

việc nước bởi nó phanh phui một hiện trạng lớn, đau lòng của một dân tộc trong vòng áp bức, nô lệ. Căn nguyên sâu xa chính là những người nông dân vì mù tối ngu dốt, vì không có chữ mà bị lừa gạt vào vòng mu muội. Cũng như Ngô Tất Tố, “Túp lều nát của Nguyễn Trần Ai quả chưa tách riêng sự

mù dốt và đói khổ; cả hai theo tác giả cả trong sự hợp lực của nó đã đưa người nông dân vào những bước đường cùng, và cả cái chết…” (Phong Lê). Nguyễn Trần Ai nhìn vào hiện thực thấy chua xót cho những người không có “trự”, rồi cứ phải ngơ ngác trong cái vòng luẩn quẩn: vì đói khổ mà mù dốt, và vì mù dốt mà đói khổ. Trọng Lang cũng đã từng thương cảm cho người nông dân quê mình: “Làng tôi giống như phần nhiều làng ở Bắc Kỳ về cái nghèo xơ, nghèo xác, trên cái ngu khổ ngu sở. Vì cái

nghèo cho nên…xôi thịt là cái đích rỗng, được họ coi trịnh trọng đến chừng nào.Vì ngu nên gà què ăn quẩn cối xay, trộm cắp, bắt nạt xằng lẫn nhau”.(Làng).

Rõ ràng, đây là một nhận thức đúng mà chưa đủ, hay nói cách khác, nó chưa đi đến tận cùng cội rễ, quan điểm đó còn bất cập, sai lầm. Cội rễ của nó là phải khơi sâu vào sự thống trị, sự áp bức, bóc lột của phong kiến – thực dân. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm lịch sử mà xét, việc hé mở vấn đề đói khổ và dốt là tiền đề của bất công cũng là một nhận thức có giá trị trong sự phát triển của ý thức xã hội và tư tưởng văn học một thời.

2.2.4.2. Những yếu tố tự nhiên chủ nghĩa

Một điểm hạn chế nữa trong các phóng sự viết về nông thôn giai đoạn 1930 – 1945 là trong khi mô tả và giải thích hiện tượng xã hội và số phận con người, một số phóng sự có cái nhìn mang tính tự nhiên chủ nghĩa.

Đó là cái nhìn miệt thị, khinh khi đối với kẻ khốn cùng, tha hoá, tội lỗi của Trọng Lang, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng… khi miêu tả người nông dân với những nét “nhà quê” đần độn, xấu xí, mất vệ sinh. Nguyễn Trần Ai thì cho những người nông dân chân lấm tay bùn là ‘loài động vật ngắn cổ”, Ngô Tất Tố thì miêu tả người nông dân: “Người đâu mà lạ làm vậy! Cổ tay lớn bằng bắp chuối, ngón tay như chiếc dùi đục; những lúc ảnh vấn vành khố một-nhai, bao nhiêu bắp thịt chần chẫn trong lớp da

đồng tụ đều lộ ra hết, thì trông chẳng khác gì cái tượng lực sĩ Đền Đô” [53, tr.33], tả đôi chân của anh Hai Thuyết: “nó phàn phạt như chiếc bàn cuốc và lớn bằng rưỡi bàn chân người thường.”; tác giả tả cảnh anh Hai Thuyết gần năm mươi tuổi mới học xỏ chân vào giày: “Nhìn ảnh, tôi thấy giống hệt những bà nạ dòng tiếc cái xuân xanh sắp hết, cố học đi giày cao gót để thi với bọn tân thời”[53, tr.37]

Có vẻ gay gắt hơn, Vũ Trọng Phụng cũng tỏ ra khinh miệt: “Người nhà quê cứ bỏ làng mà đi! Một ngày kia rồi sẽ được nằm trong một xó sân ngửi mùi cứt gà và cứt người, nhịn đói nằm co mà nhìn trời” [62, tr.146]. Thỉnh thoảng ông nói về sự ngu dại, đần độn “vô nghĩa lý” của đám con sen, thằng nhỏ trong bọn “Cơm thầy cơm cô”:

Một anh chàng đầu trọc lóc, mặt xanh nhớt mà thân thể béo tốt hẳn hoi, áng chừng vừa ở

nhà thong hoặc nhà hoả lò ra, đương ngồi lia lưỡi trên một mảnh giấy còn có cả cái đen sì sì….Một anh chàng khác cái cổ cao ngỏng dán đến ba bốn lá thuốc cao, đương ngồi ngửa cổ xem thiên văn trên trời. Một thằng bé thứ ba nữa, thì cứ gãi sồn sột, nằm xuống rồi lại ngồi lên để ho, khạc và nhổ tung toé đờm rãi ra xung quanh. Rồi mụ già ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, nét mặt bần thần trông vô nghĩa lý, cứ ngồi cầm cái quạt nan phẩy cho người này vài cái, người khác vài cái, hình như hơn chục người này đều là con cái của mụ vậy… [62, tr.143]

Một biểu hiện hạn chế có tính tự nhiên chủ nghĩa nữa là việc giải thích lý do tha hoá của con người bằng quan điểm sinh lý thô bạo. Trong Cơm thầy cơm cô, ông cho rằng căn nguyên dẫn người đàn bà

trở thành kỹ nữ là do bản năng tính dục, do hám nhục dục một cách thú vật. Căn tính dâm đãng, bản năng nhục dục kích thích là nguyên nhân cơ bản làm cho họ sa ngã. Sen Đũi cũng không nằm ngoài số đó. Giống như thị Lành trong Lục xì, sen Đũi vốn là “một gái quê hiền lành” nhưng là “một đứa con gái mà tạo hoá sinh ra để cho làm đĩ. Chưa làm đĩ, nó đã thạo nghề lảng lơ”. Sau khi bị hiếp, nó hiểu biết “sựđời”, nó “trở nên một ả thiện nghệ trong việc khiêu dâm và mãi dâm”. Ông cho rằng “sự ngứa ngáy xác thịt” của loài người mới là căn nguyên cơ bản của sự tha hoá nhưng chưa giải thích cụ thể, chưa thuyết phục. Đó làquan điểm sinh lý thô bạo, là cái nhìn mang tính tự nhiên chủ nghĩachưa nhìn thấy những nguyên nhân sâu xa của xã hội dẫn con người vào sự tha hoá.

2.2.4.3. Những bi quan về thời cuộc và phẩm chất tinh thần của con người

Như rất nhiều nhà văn hiện thực phê phán đương thời, các nhà viết phóng sự tuy chỉ ra cho người nông dân con đường đấu tranh để tự giải phóng nhưng chưa mở ra cho xã hội một viễn cảnh tương lai tươi sáng, kết cục của các phóng sự vẫn còn quẩn quanh, bế tắc, không lối thoát.

Trong Một huyện ăn Tết, Vũ Trọng Phụng bộc lộ những bi quan về thời cuộc và phẩm chất tinh thần của con người. Ông bộc lộ một nỗi buồn, buồn về thế sự, về cuộc đời. Phóng sự là kết quả của một cuộc điều tra khá chân thực, kể lại những thủđoạn đục khoét ở một huyện nha vào dịp Tết. Từ cụ Đề, cụ Lục, thầy Nho….đến lính cơ, lính lệ, tất cảđều xoay xở bày đặt đủ mọi trò tồi tệ tàn ác để làm tiền. Cả xã hội chẳng ai đứng ngoài cái công lệ cá lớn nuốt cá bé và phận sự nộp đút lót. Họ Vũ nhìn tệ tham nhũng, đút lót là một căn bệnh thâm căn cố đế, vô phương cứu chữa, diễn ra mọi lúc mọi nơi, “bất cứ chỗ nào” và “bất chấp thời gian”.

Ngòi bút từng tung hoành khuấy đảo đời sống văn học này đôi khi lại có thái độ hoài nghi khinh bạc, bi quan, bế tắc cả phẩm chất tinh thần của con người: “Cô gái quê đã phải làm con sen thì cô gái quê sẽ cứ làm cô đào. Cô gái quê đã bị một chú oẳn làm cho nhị rữa hoa tàn thì rồi cái hôi tanh nó là một cái thang để cho cô gái quê trèo lên cao” [62, tr.136]. Hoang mang trước sự thật nhơ bẩn, chướng tai gai mắt đến lạ lùng, khó tin của thực trạng loài người, Vũ Trọng Phụng thốt lên rằng:

Ấy thế rồi tôi đâm ra khinh hết cả loài người, vì tôi tin rằng không một ai trong bọn chúng ta lại trông rõ được thực trạng cuộc đời. Thật vậy, bao nhiêu sách vở của loài người cốt để dạy cho nhau biết mà thôi, vậy mà vẫn công toi cả. Nhưng điều người ta dạy bảo nhau bằng sách? Đó là những điều mơ hồ, những điều lầm lẫn, những sự văn chương. Văn chương là một sự, sựđời là một sự khác. [62, tr.162]

Từ sự bi quan đó, không riêng gì Vũ Trọng Phụng, các nhà phóng sựđương thời tỏ ra bế tắc. Dù có chỉ ra nguyên nhân, có đề ra một số biện pháp cải tạo xã hội nhưng nhìn chung kết thúc tác phẩm vẫn là tương lai mờ mịt, vẫn chưa hé mở một niềm tin, hy vọng cho độc giả. Vẫn là kết cục kiểu như chị Dậu, Chí Phèo… mà thôi. Mở đầu phóng sự Việc làng là lời than vãn, bế tắc của cụ Thượng lão Việt:“Nhiều lúc tôi muốn hắt cái gánh nặng ấy đi, nhưng sức một mình không thể làm nổi, đành phải è

cổ mà chịu” [53, tr.13], phóng sự khép lại vẫn là bế tắc, than vãn: “Một bữa “lệ làng” có thể gây cho người ta một món nợ lãi chung thân không trả hết”[53, tr.108]

Trong Đồng quê cũng thế, ở chương Cành tre cũ cặp giò xưa, thằng Tư Rỗ năn nỉ lạy lục không được, uất ức vì lừa gạt liền chống trả bằng cách trói ông Bá kề dao hăm doạ. Người đọc náo nức chờ xem sau khi Tư Rỗ bị giải ra quận, kết cục sẽ như thế nào thì chưng hửng, Phi Vân bỏ lửng: “Tôi không chờ biết đến kết cục thế nào…”. Sở dĩ tác giả không đi nốt phần còn lại bởi lẽ không nói thêm người đọc cũng biết, vẫn là những đòn tra tấn dã man, vẫn là những bất công liên tiếp đè lên rồi ụp xuống số phận của Tư Rỗ mà thôi!

Kết thúc Túp lều nát cũng vẫn là cái chết tự vẫn sau khi báo thù của anh Khương theo kiểu của Chí Phèo, anh vùng lên:

vật ngửa thầy Chánh ra đằng sau rồi cứ từng nhát dao chặt vào cổ thầy Chánh ọ oẹ, máu phun ra phì phì như lợn chọc tiết. (…) Mày làm tổng lý bóc lột hiếp đáp dân ngu đã mấy năm nay. Bây giờ tao chém mày để trừ hại cho dân (….)Tao giết thằng con rồi, bây giờ tao phải uống máu thằng cha nó nữa. Tiếng anh Khương dội lên, tay chém lia lịa (…) Không phải bắt. Tao giết người, tao đền mạng lấy. Dứt lời, anh Khương đâm cổ chết. [4, tr.116- 117].

Sự vùng lên của anh Khương làm người đọc sững sờ, day dứt. Nếu như Chí Phèo chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống, thì anh Khương lại chết quằn quại trong niềm uất hận với khát khao lớn lao là được công bằng, thoát khỏi sự áp bức, bất công. Lời nói của anh đanh thép, chứa chất phẫn nộ, âm điệu bi thống đầy ám ảnh, nó đặt ra một cách bức thiết về yêu cầu cải cách xã hội, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người nông dân.

Các nhà phóng sự Phi Vân, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đổng Chi… đã chứng tỏ một cảm quan hiện thực nhạy bén, khoẻ khoắn, hiếm có khi miêu tả sự quật khởi của người nông dân. Các nhà phóng sự này đã cảm thấy tính khốc liệt của mối xung đột giai cấp ở nông thôn không thể xoa dịu, càng nén xuống càng dễ nổ bung. Đã đến lúc giai cấp thống trị không thể thẳng tay bóp nặn người nông dân được nữa, những người nông dân dù hầu như tê liệt về ý thức, trở thành công cụ trong tay bọn thống trị như anh Khương trong Túp lều nát, hay Tư Rỗ trong Đồng quê ….vẫn có thể ra những đòn quật lại bất ngờ. Mặc dù hé thấy sức mạnh ghê gớm của lòng căm thù giai cấp đang âm ỉ trong lòng người nông dân bị áp bức, cảm thấy cái thế không yên ổn của bọn thống trị nhưng các nhà phóng sự vẫn chưa nhìn thấy sức mạnh của khối quần chúng bị áp bức đoàn kết vùng lên đấu tranh. Sự đấu tranh cũng chỉ mới xuất hiện vài cá nhân lẻ tẻ chưa đủ tạo nên sức mạnh của một khối đoàn kết.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NÔNG THÔNG TRONG PHÓNG SỰ VĂN HỌC VIỆT NAM 1930-1945 (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)