NỘI DUNG HIỆN THỰC VÀ CẢM HỨNG TƯ TƯỞNG TRONG CÁC PHÓNG SỰ VỀ NÔNG THÔN
2.1.3.1. Những con người bị tha hoá
Trong vòng vây của những tệ nạn xã hội, những hủ tục lạc hậu, các nhà phóng sự đương thời đã khám phá những trang đời, tuy đa số là vô tội, đáng thương nhưng cũng không ít người đang trên đường tha hoá, băng hoại. Cái bản chất người vốn có: “Nhân chi sơ, tính bổn thiện” bị ném vào cái xã hội bóc lột thối nát ấy, khó mà giữ được vẹn nguyên. Những người nông dân bỗng trở nên xa lạ với bản thân và lạc loài với cộng đồng, nhân loại. Trượt dài trên con đường tội lỗi, nhân cách họ trở nên dị hình, dị dạng, lương tâm họ bị băng hoại đến xót xa.
Nếu nhưở chốn thị thành, người ta sa vào chốn cờ gian bạc bịp, buôn phấn bán hoa…thì những kẻ khốn khó nghèo hèn chốn thôn quê cũng sa ngã, băng hoại nhân cách theo nhiều kiểu khác nhau. Cơm thầy cơm cô – một trong những phóng sự đặc sắc nhất của Vũ Trọng Phụng, là khối tư liệu quí giá về đời sống của nông dân lên thành thị kiếm sống. Vũ Trọng Phụng dõi theo cuộc “hành hương” của những người nông dân đói rách phải từ giã quê hương để trốn đủ thứ tai hoạ: nạn bão lụt, hạn hán, nạn sưu cao thuế nặng, nạn quan lại cường hào, nạn đình đám xôi thịt…Trong vòng xoay điên đảo của chốn thị thành, không ít người nông dân nhanh chóng đoạn tuyệt với gốc gác hiền lành chất phác để biến chất thành những kẻ tinh quái, ranh ma, hiểm độc.
Người đọc bàng hoàng trước những mẫu hạng về giới cơm thầy cơm cô: “Có những thằng nhỏ bỏ
thuốc độc định giết cả nhà chủ nhà”; “Có những anh bếp nhổđờm vào nồi cá kho”; “Có những quân
đốt nhà của chủ hoặc dắt cướp vào nha”; “Có những thằng nhỏ hiếp con gái ông Phán…” [62, tr.165- 166] đó là sự thoái hoá biến chất đến kinh sợ; còn có màn kịch cười ra nước mắt của thằng nhỏ lưu manh đem cứt chó bôi lên phản ngủ làm cho hai bố con chủ nhà nghi kỵ chửi rủa nhau…
Điển hình hơn cả là nhân vật sen Đũi. Với những hành vi vô cùng hiểm độc nhằm mục đích khiêu dâm, sen Đũi muốn làm hư hỏng cậu con trai 12 tuổi con chủ nhà. Sau phi vụ này thành công, đến lượt nó bị hiếp, rồi nó thoạt nhiên trở thành “một đứa hư hỏng, giả dối, rất nguy hiểm cho đời” [62, tr.44].
Ở nó mất dần “những dấu vết cũ của một cô con gái nhà quê, ngoan ngoãn hay làm, có những cái mơ
màng bình dị (…) suốt đời không dám nghĩ đến cái bả vật chất, những vẻ phồn hoa của đời, nhẫn nhục mà sống với một người chồng cục mịch, chỉ biết có việc chịu khó làm ăn”[2, tr.139-140]. Ước mơ ấy bình dị nhưng quá đỗi thân thương, bởi ta thấy Đũi gần với loài người biết bao. Vậy mà, sen Đũi lại thành “đứa rất nguy hiểm cho đời”[62, tr.140], “một cô gái quê hiền lành mà trở nên một thiện nghệ
trong việc khiêu dâm và mãi dâm” [62, tr.129]. Thậm chí, không muốn mãn kiếp là con ở, Đũi còn muốn leo lên tầng lớp trưởng giả của xã hội, từ bỏ vị trí cô Đầu để thành, bà Phán, bà Kí. Sen Đũi đã biến chất, ngày càng sa sâu vào vũng bùn lầy nhơ nhuốc. Mỗi nấc thang bước lên xã hội thượng lưu ấy chính là mỗi bước sen Đũi lại thụt lùi về nhân phẩm lúc nào không biết.
Cái xã hội tàn bạo đầy rẫy những “virut gây bệnh” đó như ngọn gió độc thổi từ bên ngoài, gặp phải những linh hồn đã mất hết sức đề kháng, họ ngã gục từ khi nào mà không hay. “Trần trụi giữa bầy sói”, họ không thể hiền lành, trong trắng. Để tồn tại, họ phải thay hình đổi dạng. Cái xã hội tàn bạo ấy đã ra sức giết chết “thiên lương” tốt đẹp của họ khiến họ trở nên manh độc, thủđoạn, chai lì và vô cảm.
Sau một thời gian ngắn lăn lộn ở chốn thị thành, giới cơm thầy cơm cô biến chất nhanh chóng. Người đọc hoảng hốt trước tốc độ băng hoại đến chóng mặt này: “mới ra tỉnh thì ngẩn ngẩn ngơ ngơ
mà ở được vài tháng thì ăn cắp như ranh, ăn bớt như quỉ” [62, tr.165]. Họđánh mất tất cả, từ thể xác đến tâm hồn. Bằng việc khám phá những mảng hiện thực đen tối và sự tha hoá của những người nông dân lên chốn thị thành kiếm sống, “ông vua phóng sựđất Bắc” đã bóc trần cái sự thật “hãi hùng, kinh ngạc về loài người”
Phải chăng đây là hiện tượng những người nông dân bị đè nén thái quá đã chống trả lại để tồn tại bằng nhiều con đường khác nhau. Ngòi bút hiện thực của Vũ Trọng Phụng tỏ ra hết sức tỉnh táo khi ông vạch ra rằng, những người nông dân khốn khổ phải dành lấy sự tồn tại bằng việc bán cả nhân phẩm, băng hoại nhân tính, trượt dài trên con đường tội lỗi. Hiện tượng mỉa mai, đau xót ấy rất phổ biến và có tính qui luật vẫn diễn ra hằng ngày trong cái xã hội nông thôn đầy những bất công và tội ác thời đó.