Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NÔNG THÔNG TRONG PHÓNG SỰ VĂN HỌC VIỆT NAM 1930-1945 (Trang 67 - 69)

NGHỆ THUẬT CỦA CÁC PHÓNG SỰ VỀ NÔNG THÔN

3.1.4. Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác

Sự ra đời của các phóng sự viết về nông thôn giai đoạn này xuất phát từ tiếng kêu cứu của hiện thực. Những làng quê Việt Nam sau luỹ tre xanh hiền hoà ấy đang ngày đêm phải oằn mình vì hủ tục, sưu cao thuế nặng, tham nhũng cường quyền, mê tín dịđoan… Ống kính của các nhà phóng sựđã “lia” tới đúng “sào huyệt” của hiện thực đen tối ấy để “chụp” và phóng to ra thành những bức tranh giàu sức tố cáo, cảnh tỉnh. Sự xuất hiện đúng lúc và kịp thời của các thiên phóng sự giàu trữ lượng hiện thực này có ý nghĩa vô cùng to lớn. Thể hiện tính thời sự và tính xác thực như chính đòi hỏi của thể phóng sự.

Các phóng sự viết về nông thôn xuất hiện đã kịp thời phản ánh những bức xúc của người dân, và tố cáo tội ác của kẻ thù. Chẳng hạn, ngay từ phần mở đầu của Túp lều nát, Nguyễn Trần Ai công bố một loạt các vụ việc tham ô, chiếm đoạt của công, tranh dành xôi thịt của các tỉnh trong năm 1933- 1934 lấy từ tờ báo Tiếng dân, số 701 đến 800: “Thanh Hoá 8 vụ, Nghệ An 21 vụ, Hà Tĩnh 24 vụ,(…) Thừa Thiên 18 vụ, Quảng Nam 28 vụ, Quãng Ngãi 46 vụ, (…) tổng cộng 178 vụ” [4, tr.10]. Sau khi

“túm” được một “mớ” tư liệu sống ấy ở một tờ báo và còn nhiều tờ khác nữa chưa thống kê, sửng sốt kinh hoàng trước những con số biết nói, tác giả “nhập cuộc” vào hiện thực xã hội nông thôn và cho ra đời thiên phóng sự Túp lều nát. Giá trị của Túp lều nát không chỉ là thu thập được một lượng lớn “tư liệu tĩnh” mà còn có sự xâm nhập thực tếđể có “tư liệu động”. Sự ra đời của phóng sự này đã đáp ứng kịp thời nhu cầu muốn biết những sự thật đang diễn ra xung quanh của người dân, những quan điểm

rạch ròi và quyết liệt của tác giả giúp những người nông dân còn mơ hồ có điểm tựa để nhìn nhận sự thật một cách sáng rõ hơn đồng thời có định hướng rõ hơn trong tư tưởng, quan điểm và hành động.

Như vậy, phóng sựTúp lều nátđược thai nghén và ra đời đáp ứng nhu cầu bức xúc của thực tại. Theo GS Phong Lê: “sự ra đời của Túp lều nát đúng vào thời điểm mà phong trào Mặt trận Bình dân, thời của báo chí bí mật chuyển sang công khai, thời sôi động của những nguyện vọng cải cách và dân quyền, thời chính quyền thực dân buộc phải nới lỏng kiểm duyệt…”.[4, tr.127] Cũng như Tắt đèn, Bước đường cùng, Vỡ đê…Túp lều nát xuất hiện trong thời điểm này như là sự hưởng ứng, minh hoạ cho các vấn đề bức xúc của nông dân. Sự xuất hiện kịp thời với những thông tin chính xác từ những câu chuyện thật một trăm phần trăm ấy, Túp lều nát trở thành minh chứng cho những thảm cảnh và là bản cáo trạng đanh thép tội ác chếđộ phong kiến thuộc địa.

Bên cạnh Túp lều nát, Việc làng cũng là một phóng sự ra đời trong một hoàn cảnh chính trị và văn học đang cần lắm một tiếng nói tố cáo nghiêm khắc những âm mưu đen tối của thực dân. Lúc này, uy tín của Pháp đang bị giảm sút vì bị Đức đánh bại ở Đông Dương và phải nhượng bộ phát xít Nhật. Trong lúc đó mặt trận Việt Minh thành lập 1941 đang ngày càng phát triển thế lực. Pháp bèn thực hiện chình sách ngu dân bằng cách phục hồi những tục lệ cổ hủ để dân ta quên nhiệm cụ cao quí là làm Cách mạng. Nhiều nhà văn viết về các tục lệở nông thôn như các ngày hội đầu xuân, tục chọi gà, vật trâu, đánh cờ … nhưng chỉ miêu tả phong vị nên thơ của các tục lệ mà chưa thấy mặt trái sâu kín bên trong. Việc làng thì khác, ngay từ khi đăng báo Hà Nội tân văn 1940, nó trở thành một ngòi bút hiểm, sắc, đâm toạc bức màn đen đang vây kín bầu trời lộ ra bộ mặt xấu xa thối nát của nông thôn Bắc Bộ. Giá trị tiến bộ của nhãn quan nhà văn và ý nghĩa phê phán của tác phẩm chính là chỗđó.

Trong bài Dưới ánh sáng cứu quốc, xét qua văn hoá Việt Nam trong sáu năm chiến tranh 1939 – 1945, Nguyễn Đình Thi viết về thời kỳ 1940 – 1941 trên báo Tiền phong số 1:

Văn hoá phong kiến được dịp tái sinh. Nó hét đắc thắng và lên tiếng mỉa mai những sự “lầm

đường lạc lối” trong những năm xã hội ta nối gót tư bản Pháp. Nó hô hào trở lại với những giá trị cũ, với tôn ti, trật tự, với luân lí Khổng Mạnh, với Hương thôn, quan trường, với gia

đình. Những giá trị “muôn đời” ấy ngay đến Pêtanh đã chẳng phải công nhận đó sao. Phong trào bảo thủ thụt lùi đã chiếm ưu thế một cách rõ rệt. Nó đẻ ra “Trai nước Nam làm gì?” của Hoàng Đạo Thuý, “Thanh đạm” của Nguyễn Công Hoan, “Bút nghiên” của Chu Thiên, “Một nền giáo dục mới” của Thái Phỉ, tạp chí Tri tân của nhóm Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Tường Phượng.

Ngòi bút vững vàng mà chắc chắn này kịp thời cung cấp những thông tin chính xác về hậu quả ghê gớm của gánh “việc làng” và những biểu hiện tâm lý, tư tưởng, tình cảm của con người nông thôn. Họ chịu đựng nhẫn nhục những trận đánh tinh thần và vật chất nhưng lại tự thuyết phục chính mình đòi hỏi như thế, “đút đầu vào miệng hổ với hy vọng mình sẽ thành hổ”. Với kiến thức uyên bác về sử học

và xã hội học, Ngô Tất Tố vạch rõ thâm ý tâm lý hiếu danh tư tưởng xôi thịt ở chốn đình trung là “cốt thu hẹp tư tưởng của dân quê (…) khiến cho nhiều kẻ thấy cái vinh dựấy mà suốt đời chỉ mơ mộng vào cái ngôi ăn chốn ngồi ở đình trung mà không nghĩ đến việc gì khác (…) làm cho dân quê chỉ biết có làng mà không biết có nước”[9, tr.410 – 412]. Việc làng xuất hiện trong không khí phục cổ diễn ra sôi nổi và đang thành một cuộc vận động lớn cả trong chính trị và văn học. Với việc đưa ra những tư liệu chính xác, sống động và sâu sắc, thiên phóng sự này đã lay tỉnh kịp thời tư tưởng tình cảm của nông dân, đồng thời đánh một đòn chí mạng vào phong trào phục cổ, vạch rõ thực chất bỉ ổi của những phong trào mà người ta đang hò hét cổ vũ.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NÔNG THÔNG TRONG PHÓNG SỰ VĂN HỌC VIỆT NAM 1930-1945 (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)