Iểm nhìn trần thuật

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NÔNG THÔNG TRONG PHÓNG SỰ VĂN HỌC VIỆT NAM 1930-1945 (Trang 77 - 79)

NGHỆ THUẬT CỦA CÁC PHÓNG SỰ VỀ NÔNG THÔN

3.2.3 iểm nhìn trần thuật

Phóng sự viết về nông thôn không chỉ lôi cuốn người đọc bằng nghệ thuật kể chuyện mà còn hấp dẫn nhờ cách tổ chức các điểm nhìn nghệ thuật. Theo Gerad Genelte, điểm nhìn trần thuật là vị trí nhà văn khi kể lại câu chuyện, qua đó biểu lộ cái nhìn và quan điểm sống, quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Như vậy, chính điểm nhìn trần thuật của nhà văn trong tác phẩm là một phương tiện thể hiện đắc lực tư tưởng, quan niệm nghệ thuật của tác giả. Sự lựa chọn điểm nhìn trần thuật của nhà văn quyết định phần lớn giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

Trong các phóng sự viết về nông thôn 1930 – 1945, xuất hiện đa dạng các điểm nhìn và có sự di chuyển linh hoạt các điểm nhìn trần thuật. Đây là đặc điểm nổi bật làm cho đề tài nông thôn trong các phóng sự này được phám phá với nhiều góc cạnh, sâu sắc và toàn diện hơn.

3.2.3.1. Sựđa dạng các điểm nhìn

Đề tài nông thôn trong các phóng sự 1930 – 1945 được khai thác với nhiều điểm nhìn đa dạng khác nhau. Đểđảm bảo tính khách quan, một số phóng sự sử dụng điểm nhìn trần thuật khách quan để phản ánh hiện thực. Nghĩa là tác giả không tham gia trực tiếp, đứng ngoài nhân vật, giả vờ không dính đến các chi tiết trong tác phẩm, luôn giữ khoảng cách nhất định với nhân vật, luôn khách quan, lạnh lùng, và người đọc luôn tin sự kiện đó là có thật, không thêm thắt.

Ở các phóng sự này, người trần thuật không phát biểu xét đoán của mình bằng cách gán nó cho nhân vật, mượn cái vỏ lời nói của nhân vật để tự nhân vật lên tiếng xét đoán bằng quan niệm của riêng nó. Chính cấu trúc điểm nhìn này đã khám phá được những khía cạnh mới mẻ của sự kiện, hiện tượng. Nhà phóng sự Nguyễn Trần Ai đã sử dụng hệ thống cấu trúc điểm nhìn này khá đắc dụng trong Túp lều nát. Câu chuyện phù thu lạm bổ trong Mồ hôi và mồ hôiđược tác giả khéo lồng qua điểm nhìn khách

quan của các nhân vật Cụ Phó, Tri B. Rồi chuyện bán thuế non, sửa tờ trát, nhũng lạm sưu thuế lại một lần nữa được phơi bày qua điểm nhìn khách quan của các nhân vật này trong Chếđộ hào cường... Nhờ vậy, biết bao điều khuất lấp đằng sau những vụ thu thuế của dân đã bị các nhân vật phanh phui, lộn trái…

Bên cạnh điểm nhìn trần thuật khách quan, các nhà phóng sự còn sử dụng điểm nhìn trần thuật chủ quan. Đó là việc tác giả trở thành một nhân vật trong chuyện, xưng Tôi để thuật kể lại câu chuyện. Không chỉ thế, nhân vật Tôi còn đóng vai trò là người chứng kiến toàn bộ diễn biến tâm trạng tình cảm lập trường của nhân vật khác, qua đó tác giả cũng bộc lộ quan điểm của mình sâu sắc hơn. Nhân vật Tôi trong phóng sự viết về nông thôn đảm nhiệm nhiều vai diễn rất đa dạng: Khi thì trong vai một nhà sư phạm, một nhà báo (Túp lều nát), khi thì đóng giả một tay anh chị trong giới cơm thầy cơm cô đột nhập từ cổng sau của chốn Hà thành (Cơm thầy cơm cô), có khi là một nhân vật rình bắt “cướp” trong

Cành tre cũ cặp giò xưa (Đồng quê)...Ở bất cứ vai diễn nào, nhân vật Tôi cũng nhập vai khéo léo, tài tình, hoá thân hoàn toàn vào quần thể nhân vật. Sự nhập vai tài tình này của nhân vật Tôi đã tạo ra một

điểm nhìn từ bên trong rất đắc dụng cho sự tiếp cận, tìm tòi và phám phá. Chỉ có thể là “đồng bọn” của giới quan lại mới thấu rõ được âm mưu nham hiểm, thủ đoạn bẩn thỉu của chốn quan lại hà hiếp dân đen. Và cũng chỉ có thể là kẻ “đồng hội đồng thuyền” của những kẻđi ở mới nhìn thấu gan ruột nỗi thê thảm của người dân quê lên thành phố kiếm sống….

Nhân vật Tôi không chỉ là người chứng kiến mà còn tham dự trực tiếp vào biến cố của câu chuyện nên luôn tạo ra cái nhìn ở thì hiện tại. Người đọc hứng thú khi không phải ngồi nghe những gì đã xảy ra mà cùng tác giả khám phá những điều mới lạđang xảy ra. Cảm giác được chứng kiến những gì mới lạđang diễn ra như vậy đã đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của phóng sự là luôn cung cấp những thông tin thời sự, nóng hổi. Có khi nhà phóng sự truyền những cảm xúc của mình cho độc giả. Chẳng hạn, trong Cành tre cũ cặp giò xưa (Đồng quê), nhân vật Tôi khiến người đọc nín thở vì nghe tiếng kêu cướp, nhân vật Tôi tay cầm ngọn roi tre núp bắt kẻ cướp: “Bóng người vừa nhô tới là Tôi rán sức bình sanh cầm ngọn roi “quất” ngang vào ống quyển: Rốp !” (…) Nhưng, thiên địa quỉ thần ơi ! người Tôi đang ôm cứng lại là … một cô gái !”[89, tr.32-33]

Có thể nói, như một ống kính “lia rọi” khắp mọi vấn đề của hiện thực, việc xây dựng đa dạng các điểm nhìn như vậy đã làm cho các tình tiết, sự việc hiện lên trong các phóng sự trở nên sinh động, đáng tin. Các phóng sự không chỉ có vấn đề mà có hồn cốt của biến cố, không chỉ có luận cứ luận chứng về những phiến đoạn nóng rẫy của thực trạng mà còn khắc hoạ tới những ngóc ngách của thế giới nội tâm nhân vật khiến người đọc thấu được sâu hơn từng lớp ý nghĩa của hiện thực cần phản ánh.

3.2.3.2. Sự di chuyển và biến hoá các điểm nhìn

Di chuyển điểm nhìn trần thuật là việc chuyển điểm nhìn: từ tác giả sang nhân vật, từ nhân vật này sang nhân vật khác, từ bên ngoài vào bên trong … Tác dụng của sự di chuyển điểm nhìn trần thuật

là làm cho vấn đềđược soi rọi dưới những góc độ khác nhau, tạo nên những sắc thái mới, những giọng điệu mới, khiến ý nghĩa của tác phẩm phong phú mới mẻ và có chiều sâu hơn.

Có thể xem phóng sựCơm thầy cơm cô là dẫn chứng tiêu biểu nhất cho sự di chuyển và kết nối các điểm nhìn trần thuật. Truyện mở đầu với điểm nhìn chủ quan, khi tác giả xưng Tôi, nguỵ trang thành nhân vật của giới cơm thầy cơm cô để kể lại câu chuyện được chứng kiến vào một đêm ở hàng cơm: “Tôi không cần nói rõ hàng cơm nào, ở phố nào làm gì….” (62, tr107). Đến chương V, điểm nhìn chủ quan của nhân vật Tôi được chuyển sang điểm nhìn khách quan khi tác giả để cho sen Đũi thuật lại chính cuộc đời của mình. Từ chỗ là người chứng kiến, người tham gia các sự kiện, tác giả tách ra khỏi nhân vật, giữ khoảng cách với nhân vật, để nhân vật tự bộc lộ bằng giọng điệu của chính mình:

“U tôi vẫn đi cày cấy thuê ở làng, còn thầy tôi hiện giờ thì kéo xe….” [62, tr.126] Sự chuyển giao điểm nhìn một cách hết sức tự nhiên này đã làm cho “cuốn tiểu thuyết về cuộc đời của Sen Đũi” chân thật và khách quan hơn. Người trần thuật lúc đó không hề biết trước sự việc, hiện tượng mà mình miêu tả. Rồi từđiểm nhìn khách quan, câu chuyện lại quay vềđiểm nhìn chủ quan: “Tôi nhìn kỹ cái Đũi thì mới biết là trông nó cũng đẹp, cũng có mẻ con người. Trước sự thuật lại một việc bất bình đã xa lắc xa lơ, tôi cũng thấy nóng cả mặt mày lên như đương trông thấy sự bất bình ấy vậy” [62, tr.128]. Đó là lúc tác giả trở về điểm nhìn chủ quan để bộc lộ thái độ của mình trước hiện tượng được miêu tả. Đến cuối phóng sự, tác giả quay lại là chính mình: “Thưa các ngài, bây giờ Tôi lại là Tôi” rồi thẳng thắn đưa ra những lời phán xét về nhân vật của mình, thậm chí tranh luận với ngay cảđộc giả: “Nhưng bây giờ tôi có thể nói với hết thảy (các ngài nhớ cho là hết thảy) các độc giả yêu quí của tôi rằng xin các ngài cứ điều tra ngay các ngài”. [62, tr.167].

Sựđan xen, di chuyển các điểm nhìn một cách tự nhiên được Vũ Trọng Phụng biến hoá hết sức linh hoạt, tài tình. Có khi tác giả hướng điểm nhìn khách quan vào từng cá nhân, tập trung xoáy vào cuộc đời của sen Đũi, nhưng có khi điểm nhìn khách quan lại hướng vào tập thể các nhân vật, như đoạn các đầy tớ nói xấu chủ nhà, tác giả tách hẳn ra để tổ chức cho các nhân vật thay nhau tựđối thoại, tự kể với nhau một cách tự nhiên. Sự chuyễn đổi linh hoạt các điểm nhìn này thể hiện sựđan cài, giao thoa giữa các ý thức khác nhau trong thế giới nhân vật.

Sự gia tăng các điểm nhìn trần thuật không chỉ mở rộng trường nhìn mà còn phong phú thêm các giọng điệu trần thuật. Trong phóng sự này, sự di chuyển các điểm nhìn: từtác giả sang nhân vật, từ

nhân vật này sang nhân vật khác,từ bên ngoài vào bên trongđể mở rộng khả năng bao quát, đánh giá của trần thuật và để tái hiện các quá trình diễn biến tâm hồn của nhân vật. Đây cũng chính là những thành công nghệ thuật của phóng sự Cơm thầy cơm cô. Sự linh hoạt trong việc tổ chức điểm nhìn đã làm cho cấu trúc bố cục câu chuyện biến hoá sinh động và hấp dẫn.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NÔNG THÔNG TRONG PHÓNG SỰ VĂN HỌC VIỆT NAM 1930-1945 (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)