- Kết quả quản lý:
3.2.1. Đối với các cơ sở thực hiện thu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp (hộ cá thể)
(hộ cá thể)
Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ đều được thực hiện tại phường, xã. Việc tăng cường củng cố đội thuế phường, xã có ý nghĩa rất lớn nhằm tập trung lực lượng quản lý chặt chẽ các đối tượng nộp thuế trên từng địa bàn, thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo đảm chống thất thu có hiệu quả về số cơ sở kinh doanh, về doanh thu, về nợ đọng, phát huy tác dụng của công tác thuế. Cần tiếp tục chia nhỏ một số đội thuế liên phường, liên xã theo hướng mỗi đội thuế một phường (xã) hoặc tối đa hai phường (hai xã) tạo điều kiện để các đội thuế đáp ứng được các yêu cầu quản lý trên các mặt sau:
- Về nắm số lượng cơ sở kinh doanh:
Thông qua việc phối hợp với chính quyền cơ sở, Hội đồng tư vấn thuế, các tổ dân phố, cán bộ nhân viên thuế có thể phấn đấu trở thành "cảnh sát khu vực về thuế", nắm chắc được số cơ sở kinh doanh trong từng số nhà, trên đường phố, ngoài vỉa hè, trong ngõ hẻm, ở tầng lầu để lập danh bạ các cơ sở kinh doanh dịch vụ theo mục lục thống kê của ngành. Qua đó có tài liệu phân loại cơ sở kinh doanh thuộc loại hình hoạt động nào: sản xuất; thương mại; dịch vụ, với quy mô lớn, vừa hay nhỏ để từ đó có biện pháp quản lý thích hợp.
UBND huyện, thị xã có chức năng đăng ký kinh doanh cho các hộ cá thể. Các đội thuế phường, xã phải thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương để thực hiện việc đăng ký thuế và cấp mã số thuế cho hộ cá thể, vừa nắm chắc các hộ có hoạt động thực tế trên địa bàn, vừa tạo thuận lợi cho hộ kinh doanh không phải đến nhiều nơi mà vẫn làm
được đầy đủ thủ tục đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế. Qua đó lập danh sách đầy đủ và từng bước đưa các hộ có thực tế kinh doanh vào diện quản lý, thu thuế hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thất thu về số hộ.
Đối với hộ kinh doanh cá thể phải phân thành hai loại chủ yếu sau:
+ Loại hộ kinh doanh cố định có cửa hàng cửa hiệu thuộc đối tượng phải nộp ít nhất là ba loại thuế môn bài, GTGT, TTĐB, TNDN,...
+ Loại hộ kinh doanh có thu nhập thấp thuộc diện miễn thuế GTGT, TNDN theo quy định chỉ đưa vào quản lý môn bài.
Đồng thời phân loại hộ kinh doanh theo ngành nghề, có phân chia loại hộ lớn, vừa và hộ nhỏ trên cơ sở đó có biện pháp quản lý thích hợp cho từng đối tượng.
Sau khi đã nắm đầy đủ các đối tượng kinh doanh trên địa bàn, đội thuế báo cáo Hội đồng tư vấn thuế phường, xã hoặc ban quản lý chợ về số cơ sở kinh doanh thực tế, số hộ xin nghỉ kinh doanh, số cơ sở được miễn giảm, số hộ phải nộp thuế trong kỳ để Hội đồng tư vấn thuế phường, xã hoặc ban quản lý chợ tham gia ý kiến đóng góp bổ sung trước khi tiến hành công khai số hộ nộp thuế.
ở nông thôn việc phối hợp với các thôn, xóm các đội thuế sẽ tạo điều kiện chống thất thu có hiệu quả về thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp,...
Hàng quý đội thuế phường, xã phải tổng kiểm tra các hộ đã nộp thuế và số hộ thực tế kinh doanh, phát hiện những hộ "lọt lưới", bảo đảm 100% số hộ kinh doanh đều phải nằm trong diện quản lý, thu thuế. Trường hợp kinh doanh lặt vặt thu nhập thấp cần có chứng nhận rõ ràng việc miễn thuế để có cơ sở phân biệt với hộ kinh doanh chưa nộp thuế.
- Về xác định doanh thu đối với hộ cá thể:
Theo quy định của Luật thuế GTGT và Luật thuế TNDN các Chi cục thuế trực tiếp quản lý thu gồm: Hộ cá thể kinh doanh công thương nghiệp NQD nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Theo phương pháp này để thực hiện quản lý thu thuế được sát đúng với thực tế, chống thất thu về thuế, hộ kinh doanh được chia thành ba nhóm:
+ Hộ kinh doanh đã thực hiện đầy đủ chế độ lập hóa đơn, chứng từ theo quy định, giá thanh toán của dịch vụ hàng hóa mua vào và doanh số bán ra của hàng hóa, dịch vụ đều có hóa đơn chứng từ hợp lệ.
Thuế GTGT và thuế TNDN được xác định theo công thức: Thuế GTGT
phải nộp =
(Doanh số bán - Giá thanh toán
của hàng hóa, dịch vụ mua vào) x
Thuế suất Hoặc: Thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng x Thuế suất
Thuế
TNDN =
[(Doanh thu - Chi phí sản xuất kinh
doanh hợp lý) + Thu nhập khác] x
Thuế suất thuế TNDN
Để quản lý thu thuế đúng, đủ, kịp thời các khoản thu vào NSNN, đối với các hộ sản xuất kinh doanh cần căn cứ vào chính sách chế độ Nhà nước ban hành trong từng thời điểm để xác định số tiền thuế cơ sở phải thực hiện nghĩa vụ với NSNN. Yêu cầu bắt buộc là các cơ sở phải thực hiện chế độ kế toán theo đúng Chỉ thị số 03/2000 CT-BTC ngày 10/4/2000 về việc đẩy mạnh triển khai chế độ kế toán áp dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ NQD; Quyết định số 169/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 về ban hành chế độ kế toán hộ kinh doanh và Công văn số 1210 TCT/NV6 ngày 11/4/2001 của Tổng cục Thuế về tăng cường thực hiện chế độ kế toán hộ kinh doanh. Nhằm mục tiêu đưa công tác quản lý thu thuế vào nề nếp, số thuế nộp NSNN của từng cơ sở phải dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh được phản ánh trên sổ sách kế toán. Muốn thực hiện được những yêu cầu trên cần thiết cán bộ quản lý thu ở các đội thuế phường, xã phải thường xuyên sâu sát đối với hộ kinh doanh; hướng dẫn, kiểm tra việc ghi chép trên sổ sách kế toán của hộ có sát đúng với tình hình thực tế kinh doanh hay không. Có như vậy việc động viên tính toán số tiền thuế mới đảm bảo tính công bằng cho từng đối tượng nộp thuế, ngược lại sẽ dẫn đến hiện tượng mất công bằng về số tiền thuế giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh phải nộp NSNN. Càng nguy hại hơn khi người dân giảm lòng tin đối với các chính sách chế độ do Nhà nước ban hành. Ngoài ra, để công tác quản lý thu thuế được tốt hơn hạn chế thất thu, Chi cục thuế, các đội trưởng đội thuế phường, xã phải bố trí cán bộ với trình độ phù hợp (nắm vững các sắc thuế theo quy định hiện hành của Nhà nước),
thích ứng với từng ngành nghề, từng hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua đó có thể xác định chính xác phần GTGT làm cơ sở tính thuế GTGT; phần chi phí sản xuất kinh doanh hợp lý làm cơ sở để tính thuế TNDN.
Hiện nay, trên toàn quốc nói chung, ở tỉnh Quảng Ngãi nói riêng công việc thực hiện chế độ kế toán hộ còn nhiều lỏng lẻo, các hộ kinh doanh có thể chưa có trình độ phản ánh hoặc cố tình không phản ánh đúng tình hình sản xuất kinh doanh, do vậy số thu hàng năm ở những hộ kinh doanh nói chung còn thất thu lớn. Theo số liệu thống kê:
+ Năm 2000 Phòng ấn chỉ đã kiểm tra 91 đơn vị, cơ sở kinh doanh vi phạm chế độ sử dụng hóa đơn chứng từ, biên lai thuế đã xử lý bồi hoàn vật chất 35 triệu đồng và phạt hành chính 26 triệu đồng, kiểm tra xác minh 146 trường hợp, phát hiện 8 trường hợp gian lận trốn thuế, tiến hành truy thu và phạt 1 lần thuế 10 triệu đồng [16].
+ Năm 2001 kiểm tra trong lĩnh vực kinh doanh xây dựng cơ bản đã phát hiện nhiều phương tiện chuyên dùng xe lu, xe xúc, xe đào hợp đồng thi công trốn thuế với doanh số lớn đã chuyển cho các huyện xử lý và buộc các chủ phương tiện phải kê khai nộp thuế. Các Chi cục đã kiểm tra 582 hộ kinh doanh không kê khai nộp thuế, lợi dụng nghỉ kinh doanh để trốn thuế, tổng số tiền truy thu và phạt 265 triệu đồng. Trong năm đã kiểm tra 17 đơn vị được hoàn thuế thu hồi số thuế đã hoàn là 124 triệu, xử phạt hành chính 32,6 triệu [18].
Vì vậy, để hạn chế sự thất thu về thuế ngoài nhiệm vụ chính là quản lý thu thuế cán bộ thuế còn phải có nhiệm vụ hướng dẫn việc ghi chép, phản ánh hoạt động của cơ sở trên các sổ kế toán. Từ đó làm cơ sở cho việc tính toán số tiền thuế phải nộp.
+ Đối với hộ kinh doanh đã thực hiện chế độ lập hóa đơn chứng từ khi bán hàng hóa, dịch vụ nhưng không có đủ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào:
Thuế GTGT và thuế TNDN được xác định theo công thức:
Thuế GTGT = Doanh số bán ra x Tỷ lệ GTGT x Thuế suất Thuế TNDN = Doanh số bán ra x Tỷ lệ TNCT x Thuế suất
Theo công thức tính toán trên tỷ lệ GTGT và tỷ lệ TNCT được áp dụng theo Công văn số 4451 TCT/NV6 ngày 27/11/1998 của Tổng cục Thuế. Tỷ lệ GTGT do cơ quan thuế
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương điều tra xác định theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế. Tỷ lệ GTGT được ấn định theo ngành, nghề và mặt hàng kinh doanh phù hợp với từng địa bàn cụ thể (thành phố, đồng bằng, miền núi).
Những cơ sở kinh doanh thuộc loại hình này chưa thực hiện đầy đủ chế độ sổ sách kế toán chứng từ hóa đơn, một yêu cầu cần thiết để hạn chế sự thất thu thuế và đảm bảo tính công bằng cho mọi loại hình, mọi hoạt động kinh doanh thì cán bộ thuế phải thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động của cơ sở trong tháng; việc ghi chép phản ánh tình hình hoạt động thể hiện trên sổ sách kế toán, chứng từ hóa đơn, làm cơ sở xác định GTGT và TNCT trong tháng, qua đó tính toán số tiền thuế cơ sở phải thực hiện nghĩa vụ với NSNN.
+ Đối với hộ kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán, chế độ lập hóa đơn, chứng từ khi mua, bán hàng hóa, dịch vụ:
Thuế GTGT và thuế TNDN được xác định theo công thức:
Thuế GTGT = Doanh số ấn định x Tỷ lệ GTGT x Thuế suất Thuế TNDN = Doanh số ấn định x Tỷ lệ TNCT x Thuế suất
Doanh số ấn định căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của từng hộ kinh doanh. Để đảm bảo việc ấn định doanh số cho sát với tình hình kinh doanh và khách quan, việc ấn định doanh số có thể được thực hiện như sau:
Hộ kinh doanh căn cứ vào kết quả kinh doanh kỳ trước và dự kiến khả năng tăng giảm kinh doanh trong thời kỳ tiếp theo, tự kê khai doanh số bình quân tháng trong kỳ tiếp theo nộp cho cơ quan thuế.
Cơ quan thuế căn cứ vào tờ khai của hộ kinh doanh tiến hành điều tra hoặc phối hợp với Hội đồng tư vấn điều tra, xác minh các căn cứ để xác định tính chính xác của việc kê khai. Trường hợp cơ sở kinh doanh kê khai thiếu trung thực hoặc không kê khai sẽ sử dụng luôn tài liệu điều tra để làm căn cứ ấn định thuế. Các nội dung điều tra mà cơ quan thuế cần nắm được là:
Giá trị hàng hóa mua vào, bán ra bình quân tại thời điểm điều tra. Giá trị hàng hóa còn tồn kho.
Diện tích sản xuất kinh doanh.
Số lao động phục vụ sản xuất kinh doanh. Địa điểm kinh doanh.
...
Việc điều tra có thể tiến hành cụ thể với từng hộ hoặc phân nhóm, tổ chức điều tra điển hình sau đó suy ra các hộ kinh doanh cùng ngành nghề cùng quy mô.
Lập danh sách hộ kinh doanh, dự kiến doanh số từng hộ kinh doanh và thực hiện niêm yết công khai tại UBND phường, xã, ban quản lý chợ để tham khảo ý kiến.
Sau thời gian niêm yết công khai lấy ý kiến, phải nghiên cứu kỹ ý kiến tham gia của từng hộ kinh doanh, của UBND phường, xã, ban quản lý chợ và nhân dân. Trường hợp cần điều tra xác minh lại phải phối hợp với Hội đồng tư vấn điều tra lại để kết luận.
Doanh số của từng hộ kinh doanh sau khi đã được điều chỉnh lại trình lãnh đạo Chi cục thuế duyệt để làm căn cứ xác định GTGT; TNCT trên cơ sở đó tính thuế GTGT và TNDN hộ phải nộp NSNN.
Trường hợp hộ kinh doanh đã kê khai hoặc cơ quan thuế đã điều tra ấn định doanh số nhưng tài liệu khẳng định số liệu kê khai hoặc doanh số đã ấn định thấp hơn doanh số thực tế, cơ quan thuế được quyền tính toán lại số thuế GTGT và TNDN theo kết quả kinh doanh thực tế.
Việc ấn định doanh số theo kê khai và kiểm tra của cơ quan thuế làm cơ sở để tính thuế theo lập luận trên, đây là một phương pháp thường được sử dụng trong thực tế. Tuy nhiên, đối với phương pháp này để hạn chế sự mất công bằng trong động viên tiền thuế yêu cầu mỗi cán bộ thuế ở phường, xã, chợ phải thực sự là một "cảnh sát khu vực" về thuế. Bởi lẽ, khi tự kê khai cơ sở ít khi kê khai đúng tình hình của kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh và dự kiến những kỳ sản xuất kinh doanh tiếp sau cả chủ quan lẫn khách quan (vì mục tiêu lợi nhuận hoặc trình độ hiểu biết về thị trường để dự kiến những biến động tăng giảm về hoạt động sản xuất kinh doanh trong những kỳ tiếp sau). Hơn nữa, nếu dựa vào điều tra điển hình của cơ quan thuế (chủ yếu là điều tra của đội thuế kết hợp với Hội đồng tư vấn thuế phường, xã, ban quản lý chợ) rồi suy ra doanh số của các cơ sở có cùng ngành
nghề, cùng quy mô kinh doanh, có thể chưa được thực tế và sát đúng với tình hình thực tế kinh doanh. Thực tế hai cơ sở có cùng ngành nghề, cùng quy mô kinh doanh, địa điểm kinh doanh thuận lợi như nhau nhưng chỉ cần một yếu tố thái độ phục vụ khác nhau thì doanh số đã khác nhau, hiển nhiên số thuế được động viên cũng phải khác nhau. Vì vậy, cần thiết phải tăng cường hướng dẫn, giúp đỡ những cơ sở này để từng bước đưa vào diện thực hiện chế độ sổ sách kế toán nhằm đảm bảo tính công bằng trong động viên tiền thuế vào NSNN. Tránh tình trạng hộ có doanh số cao thì nộp thuế ít và ngược lại.
+ Đối với những cơ sở kinh doanh buôn chuyến:
Thuế
GTGT =
Giá thanh toán của
hàng hóa mua vào x
Tỷ lệ GTGT x Thuế suất Thuế TNDN =
Giá thanh toán của
hàng hóa mua vào x
Tỷ lệ
TNCT x
Thuế suất
Để hạn chế hiện tượng thất thu ở khâu kinh doanh buôn chuyến, yêu cầu hộ kinh doanh phải kê khai, xuất trình hóa đơn chứng từ mua hàng và nộp thuế GTGT, TNDN theo từng chuyến hàng với Chi cục thuế nơi mua hàng trước khi vận chuyển hàng đi. Nếu không có hóa đơn, chứng từ mua hàng hoặc hóa đơn, chứng từ mua hàng không hợp lệ, không đầy đủ, Chi cục thuế căn cứ theo giá thị trường tại địa phương được quyền ấn định doanh số mua hàng để làm căn cứ tính thuế. Nếu không kê khai nộp thuế tại nơi vận chuyển hàng đi, bị coi là trốn thuế, ngoài việc phải nộp đủ số thuế còn bị phạt về hành vi trốn thuế theo quy định của luật thuế.
+ Tổ chức thu nộp thuế:
Để hạn chế những suy nghĩ không tốt của đối tượng nộp thuế cũng như của quần chúng nhân dân về cán bộ nhân viên ngành thuế, hơn nữa hạn chế hiện tượng tiêu cực của cán bộ nhân viên thuế, do vậy công tác tổ chức thu nộp được thực hiện theo quy định sau:
Về địa điểm nộp thuế: Các hộ kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT, TNDN đều phải nộp thuế theo đúng số thuế, ngày nộp thuế và địa điểm nộp thuế ghi trong thông báo. Địa điểm nộp thuế được quy định như sau: