Khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý thu thuế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Thực trạng và giải pháp pdf (Trang 35)

- ý nghĩa và đặc điểm của quản lý thu thuế NQD:

2.1.1.Khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Quảng Ngãi nằm ở vùng duyên hải miền Trung, là một tỉnh được chia tách từ tỉnh Nghĩa Bình vào năm 1989, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Định, phía Tây Nam giáp với Kon Tum bởi chi nhánh của dãy Trường Sơn, phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 130 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là: 5.131,5 km2 được phân bổ thành ba khu vực: đồng bằng - trung du, miền núi và hải đảo. Đồng bằng có diện tích đất tự nhiên 1.896,22 km2, chiếm khoảng 36% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, khu vực miền núi có diện tích đất tự nhiên là 3.225,23 km2, chiếm 63,7%, hải đảo có diện tích đất tự nhiên là 9,96 km2, chiếm 0,3%. Dân số Quảng Ngãi tính đến năm 2000 khoảng 1.223.390 người, mật độ dân số 237 người/km2. Toàn tỉnh có 13 huyện, thị xã, trong đó 1 thị xã Quảng Ngãi với diện tích 37,13 km2 dân số 111.984 người, mật độ dân số 3.016 người/km2; còn lại 13 huyện diện tích 5.094,37 km2, dân số 1.111.406 người, mật độ dân số 218 người/km2. Thời tiết ở Quảng Ngãi có hai mùa nắng mưa rõ rệt, nhiệt độ trung bình các tháng trong năm là 25,70C, lượng mưa các tháng trong năm là: 2.504mm - 3.500mm, độ ẩm trung bình là 86%, số giờ nắng khoảng 2000 giờ/năm.

Quảng Ngãi có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua, ngoài ra còn có quốc lộ 24A nối Quảng Ngãi với Tây Nguyên, đồng thời có cảng biển sâu Dung Quất. Chính vị trí địa lý này là tiền đề để kinh tế Quảng Ngãi nói chung, KTNQD nói riêng phát triển ngày càng mạnh hơn trong tương lai, nhất là khi cảng biển sâu Dung Quất hoàn thành [34], [20].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý thu thuế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Thực trạng và giải pháp pdf (Trang 35)