- ý nghĩa và đặc điểm của quản lý thu thuế NQD:
2.2.1. Thực trạng KTNQD ảnh hưởng đến quản lý thu thuế NQD trên địa bàn tỉnh Quảng Ngã
trong những năm 1999 - 2001 [15], [16], [18], [17]
2.2.1. Thực trạng KTNQD - ảnh hưởng đến quản lý thu thuế NQD trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi bàn tỉnh Quảng Ngãi
Những năm qua, thực hiện đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần, các thành phần KTNQD phát triển mạnh. Theo số liệu thống kê, năm 2000 tốc độ tăng GDP khu vực KTNQD là 18% so với năm 1999, 6 tháng đầu năm 2001 tốc độ tăng GDP là 17% so với cùng kỳ năm 2000.
Từ năm 2000, thực hiện Luật doanh nghiệp mới các doanh nghiệp NQD được thành lập nhiều, đến năm 2001 khoảng 20.000 doanh nghiệp, bằng khoảng 50% số doanh nghiệp được thành lập từ năm 1990 - 1999. Nhiều doanh nghiệp NQD có quy mô lớn về vốn, lao động, phạm vi kinh doanh rộng cả về ngành nghề và địa bàn trong đó có nhiều doanh nghiệp được trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu, nhiều doanh nghiệp liên doanh với cả nước ngoài.
Khu vực hộ kinh doanh cá thể cũng có sự tăng trưởng đáng kể, hàng chục nghìn hộ kinh doanh trong các ngành nghề truyền thống nay có điều kiện phục hồi và phát triển như: đồ mộc, mây tre đan, sành sứ...
Tăng trưởng kinh tế là cơ sở, là gốc của thu ngân sách. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thu ngân sách từ khu vực KTNQD cũng chịu nhiều ảnh hưởng khách quan như:
- Để khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách miễn, giảm thuế, ảnh hưởng làm giảm nguồn thu ngân sách của khu vực
KTNQD. Như kéo dài thời gian miễn giảm thuế đối với những cơ sở mới thành lập, mở rộng diện được ưu đãi đầu tư, miễn giảm thuế đối với sản xuất phần mềm máy tính, miễn thuế buôn chuyến đối với hàng hóa nông sản, không áp dụng thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu, cả cho hàng hóa doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu chuyển tiếp...
- Giá cả hàng hóa nhìn chung không tăng, nhiều mặt hàng giá lại giảm, đặc biệt là hàng hóa nông sản giá cả không tăng, vừa ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các cơ sở vừa làm giảm sức mua trên thị trường đã tác động đến công tác quản lý thu thuế nói chung mọi cơ sở kinh doanh nói riêng.
- Nhiều địa phương do ảnh hưởng của thiên tai năm 2000 phải miễn, giảm thuế cho các cơ sở kinh doanh tạo điều kiện cho cơ sở kinh doanh ổn định và phát triển, năm 2001 cũng đã xuất hiện nhiều thảm họa thiên tai đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu thuế từ KTNQD.
- Với mục tiêu khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển, Nhà nước thực hiện nhiều cải cách hành chính nhằm đơn giản hóa các thủ tục thành lập cơ sở kinh doanh, xóa bỏ nhiều loại giấy phép mà lâu nay cơ quan thuế thường dựa vào đó để quản lý thu. Không ít cơ sở đã lợi dụng các quy định thông thoáng để thành lập cơ sở kinh doanh trốn lậu thuế, kinh doanh theo kiểu chụp giựt, lừa đảo.
- Ngành thuế cũng phải tiếp tục thực hiện cải cách các thủ tục hành thu như: phân cấp bớt cho Chi cục thuế quản lý một số doanh nghiệp, hạn chế công tác kiểm tra và khắc phục kiểm tra chồng chéo, tinh giản biên chế, áp dụng quy trình quản lý mới chuyển từ chức năng quản lý sang chức năng kiểm tra, giám sát, xóa bỏ cơ chế chuyên quản [32]...
Riêng đối với tỉnh Quảng Ngãi các cơ sở sản xuất kinh doanh khu vực KTNQD thời gian qua đã có những bước chuyển biến, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế ở địa phương. Biểu hiện ở những nội dung sau:
Thứ nhất, có sự tăng trưởng nhanh về số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.3: Sự phát triển của KTNQD trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi từ năm 1999 - 2001
Năm Doanh nghiệp tư nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ty cổ phần Hộ kinh doanh cá thể 1999 87 24 2 14.301 2000 138 46 6 15.270 2001 196 81 7 15.131 Nguồn: [15], [16], [18].
Thứ hai, phát triển theo lợi thế.
Bảng 2.4: Phân bổ cơ sở sản xuất kinh doanh NQD trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi theo ngành nghề hoạt động ở năm 2001
Loại hình Công nghiệp, khai thác,
chế biến lâm, hải sản
Xây dựng Thương mại Dịch vụ Doanh nghiệp NQD 44 126 78 36 Hộ kinh doanh cá thể 4.972 0 5.793 4.366 Nguồn: [15], [16], [18].
Thứ ba, quy mô vốn đầu tư tăng nhanh: tính đến cuối năm 2001, tổng vốn đăng ký kinh doanh của 284 doanh nghiệp NQD là 322.307triệu đồng; vốn đăng ký bình quân của một doanh nghiệp là 1.134,8triệu đồng. Vốn bình quân của một hộ kinh doanh cá thể là 21,8 triệu đồng. Mặc dù sự gia tăng về vốn theo thực tế kinh doanh ở mức đáng kể, so với thời điểm năm 1996 thì số lượng vốn ở năm 2001 tăng khoảng 2,6 lần, nhưng so với điều kiện kinh doanh hiện nay thì lượng vốn còn quá thấp, chưa đủ để đầu tư mở rộng, mua sắm trang thiết bị hiện đại,... do đó hầu hết các cơ sở KTNQD đều có trình độ lạc hậu và trung bình thấp trên tất cả các mặt. Vì vậy, số thuế thu được hàng tháng, hàng năm không nhiều. Cụ thể:
Doanh nghiệp NQD: năm 2000 số thu bình quân 62,63 triệu đồng/ doanh nghiệp; năm 2001 bình quân 38,42 triệu đồng/doanh nghiệp
Hộ kinh doanh cá thể số thu bình quân tháng: tháng 12/2000: 137.000đ/hộ; tháng 3/2001: 152.000đ/hộ; tháng 6/2001: 152.000đ/hộ.
Thứ tư, lao động phổ biến trình độ thấp: trình độ chuyên môn hầu hết đều ở dạng lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, số lao động có trình độ chuyên môn chỉ đạt tỷ lệ 12%.
Thứ năm, trình độ quản lý thấp nhiều hạn chế: nhìn chung các chủ doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh đều sử dụng kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều chủ doanh nghiệp chưa qua đào tạo nhất là đối với hộ kinh doanh cá thể.
Thứ sáu, năng lực cạnh tranh yếu, kém, hạn chế, sản phẩm sản xuất chủ yếu tiêu thụ tại địa phương; đối với các hộ kinh doanh chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực thương mại, dịch vụ.
Do vậy, nên tỷ trọng thu thuế NQD trong tổng số thu ngân sách tỉnh Quảng Ngãi trong những năm qua còn thấp, dẫu rằng tỷ trọng hàng năm đều tăng. Cụ thể:
Bảng 2.5: Quy mô và tỷ trọng thu thuế NQD trong NSNN tỉnh Quảng Ngãi
ĐVT: 1.000.000đ
Năm Tổng thuế NQD Tổng thu ngân sách Tỷ lệ % so sánh
1998 30.690 167.352 18,33 1999 32.794 155.047 21,15 2000 38.815 149.663 25,93 2001 42.609 173.530 24,55 6 tháng/2002 23.054 94.463 24,4 Nguồn: [15], [16], [18], [19].
Song bên cạnh sự tích cực đó, do hình thành trên nền tảng là sản xuất nhỏ, nên kinh nghiệm và trình độ quản lý của cơ sở kinh doanh còn thấp, tư tưởng ngại bỏ vốn đầu tư, sợ công khai vốn, nặng tư tưởng thu lợi cho cá nhân, nên đã bộc lộ nhiều nhược điểm trong hoạt động như:
+ ý thức thực hiện nghĩa vụ thuế chưa cao.
+ Trình độ quản lý thấp, chưa thực sự xem việc thực hiện chế độ sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ là công cụ để quản lý trong kinh doanh, đã dẫn đến nhiều trường hợp vi phạm với mục đích trốn thuế thông qua những biểu hiện: không chấp hành chế độ sổ sách kế toán, chứng từ hóa đơn; lợi dụng hóa đơn để gian lận trốn thuế...
Trước thực trạng trên Cục thuế tỉnh đã chủ động triển khai những biện pháp tích cực, sát hợp trong từng nội dung, từng lĩnh vực, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ngành để quản lý đạt hiệu quả; mặt khác đã kịp thời chỉ đạo cho các đơn vị trong ngành thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ của ngành nên đã khắc phục một bước tình trạng thất thu thuế, góp phần tăng thu ngân sách.
Trong những năm qua để quản lý thu thuế khu vực KTNQD đạt hiệu quả cao, Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi đã dựa vào những văn bản của cấp trên như:
Thực hiện Thông tư 110/1998/TT-BTC ngày 3/8/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc sửa đổi, bổ sung cơ cấu bộ máy Cục thuế Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Công văn 3669 TCT/TCCB ngày 23/10/1998 của Tổng cục Thuế hướng dẫn thực hiện Thông tư 110/TT-BTC, Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi đã thành lập phòng quản lý thu thuế NQD chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1999 và thực hiện việc phân cấp quản lý thu thuế theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế.
áp dụng quy trình quản lý thu thuế 1368 TCT/QĐ/TCCB ngày 16/12/1998 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế đã chuyễn dần trách nhiệm kê khai, tính thuế và nộp thuế sang đối tượng nộp thuế, kết quả đã tạo cho các cơ sở KTNQD có ý thức tự chủ hơn trong trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, xóa đi những thành kiến không tốt giữa cơ quan thuế, cán bộ thuế và đối tượng nộp thuế như trước đây.
Trong quy trình quản lý, việc thiết kế chương trình phần mềm quản lý thuế về phạt nộp chậm, phạt hành chính về chậm nộp tờ khai mang ý nghĩa rất quan trọng, đưa dần các cơ sở kinh doanh công thương nghiệp, dịch vụ NQD vào nề nếp thực hiện nghĩa vụ với NSNN. Do đó, tình hình nộp thuế của các cơ sở ở khu vực KTNQD trong thời gian qua đã có nhiều tiến bộ, luôn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số thu của ngành thuế tỉnh Quảng Ngãi.