Thực hiện tốt quy chế tuyển đầu vào

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Nghiên cứu một cách toàn diện, tìm giải pháp nâng cao chất lượng doc (Trang 45 - 49)

- Nguyên nhân của khuyết điểm

3.2.1. Thực hiện tốt quy chế tuyển đầu vào

Thi tuyển đầu vào là kỳ thi tuyển sinh quân sự theo quy chế quốc gia nhằm tuyển chọn những người có đủ điều kiện thi tuyển để đào tạo trở thành sĩ quan QĐND chuyên ngành ngoại ngữ làm công tác chuyên môn, phục vụ lâu dài trong quân đội.

Thi tuyển đầu vào là một khâu rất quan trọng, là cơ sở cho quá trình đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo, bởi vì cùng với các quy định về học lực, sức khỏe, phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức... thí sinh trúng tuyển phải là người đạt được số điểm thi các môn theo quy định. Điều đó chứng tỏ trình độ học lực, động cơ, thái độ, ý chí quyết tâm rất cao của thí sinh dự thi. Tổ chức thực hiện tốt quy chế thi tuyển đầu vào là

vấn đề rất quan trọng, có nhiều khó khăn phức tạp. Thực hiện tốt nhiệm vụ này đòi hỏi trách nhiệm cao của Đảng ủy và Ban giám hiệu nhà trường trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; trách nhiệm của các cơ quan chức năng (Ban tuyển sinh- phòng Đào tạo); của cán bộ giảng viên, công nhân viên được nhà trường giao nhiệm vụ trực tiếp tổ chức kỳ thi. Đồng thời còn là trách nhiệm của một số cơ quan hữu quan và thí sinh dự thi.

Để công tác thi tuyển đầu vào theo đúng quy chế do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu đề ra, đòi hỏi lãnh đạo và chỉ huy nhà trường, các cơ quan chức năng và những người tham gia thực hiện phải nắm chắc mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo; chỉ tiêu nhiệm vụ tuyển sinh cấp trên giao, nắm vững quy chế, quy trình, các bước tiến hành công tác tuyển sinh. Trên cơ sở đó đề ra nghị quyết, chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo, kế hoạch biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể, nghiêm túc, đạt hiệu quả cao. Thông thường vào cuối học kỳ I hàng năm, Bộ Tổng tham mưu và Thủ trưởng Tổng cục II đã tổ chức quán triệt, giao nhiệm vụ, phổ biến quy chế và chỉ tiêu tuyển sinh cho nhà trường. Đảng ủy và Ban giám hiệu nhà trường cần căn cứ vào quy chế, chỉ tiêu chung của toàn quân, chỉ tiêu cấp trên giao cho nhà trường, căn cứ vào tình hình đặc điểm của nhà trường để có nghị quyết, chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo sát đúng, kịp thời; phổ biến và giao nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng lập kế hoạch tổ chức thực hiện.

Trước hết phải quán triệt, nắm chắc quy chế thi tuyển sinh quân sự của Bộ tổng tham mưu, hướng dẫn của Cục Nhà trường (Bộ Tổng tham mưu) và quy định của Tổng cục trưởng Tổng cục II về tiêu chuẩn của thí sinh đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự vào khoa ngoại ngữ - đào tạo sĩ quan ngoại ngữ cấp phân đội bậc đại học tại Trường đại học ngoại ngữ quân sự. Tiến hành thông báo về quy chế tuyển sinh vào chuyên ngành ngoại ngữ trên phạm vi cả nước, trên các phương tiện thông tin đại chúng và các cơ sở giáo dục đào tạo, ban chỉ huy quân sự cấp tỉnh, huyện, quận, đúng thời gian và đúng quy định.

Nội dung thông báo bao gồm: chỉ tiêu đăng ký dự thi, thành phần đăng ký dự thi, chỉ tiêu tuyển sinh, các tiêu chuẩn về văn hóa tuổi đời, sức khỏe, chính trị, các thủ tục đăng ký dự thi và các môn thi. Về chỉ tiêu, thành phần đăng ký dự thi: Theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Quốc phòng thì không hạn chế về số lượng và

địa bàn cư trú, mọi thí sinh có đủ điều kiện theo quy định về văn hóa, sức khỏe, chính trị, tuổi đời, có nguyện vọng dự thi chính đáng đều có quyền đăng ký dự thi.

Về trình độ văn hóa: mọi thí sinh đăng ký dự thi đều phải tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc bổ túc trung học; học lực năm cuối các môn phải đạt từ 5,0 điểm trở lên, điểm trung bình cuối năm đạt từ 6,5 điểm trở lên (đạt tiêu chuẩn học sinh tiên tiến). Đối với học sinh đang học lớp 12 có nguyện vọng dự thi thì cuối học kỳ I phải đạt các tiêu chuẩn trên. Nếu thí sinh tốt nghiệp trước năm đó (năm đăng ký dự thi), các đối tượng khu vực I, miền núi, hải đảo, từ Quảng Trị trở vào, dân tộc ít người và hạ sĩ quan, chiến sĩ từ một năm tuổi quân trở lên (tính đến tháng 9 năm đó) được vận dụng, nhưng các môn thi phải đạt 5,0 điểm trở lên ở năm cuối cấp.

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tổng tham mưu, các môn thi vào đại học Ngoại ngữ quân sự là: Toán học, văn học và ngoại ngữ, trong đó môn ngoại ngữ nhân hệ số hai.

Về tuổi đời: đối với quân nhân (hạ sĩ quan chiến sĩ) có 01 năm tuổi quân trở lên (tính đến tháng 09 năm đó) là từ 18 đến 23, đối với thanh niên học sinh là 17 đến 21. Độ tuổi đó phù hợp với đặc điểm yêu cầu đào tạo, rèn luyện trở thành sĩ quan và điều kiện công tác lâu dài.

Về sức khỏe: Mọi thí sinh phải có sức khỏe loại I (giấy chứng nhận khám tuyển sức khỏe của cơ quan y tế - ban chỉ huy quân sự quận-huyện); cao 1,60 mét, cân nặng 50 kg trở lên; không mắc bệnh kinh niên, truyền nhiễm, dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến học ngoại ngữ. Những người công tác 03 năm ở khu vực I, hải đảo, dân tộc ít người có thể lấy sức khỏe loại II về thể lực. 100% đều phải qua kiểm tra và không nhiễm HIV.

Về tiêu chuẩn chính trị: Mọi người trúng tuyển được nhận vào đào tạo sĩ quan ngoại ngữ phải là Đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh hoặc là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; có trình độ giác ngộ chính trị, có nguyện vọng chính đáng, động cơ thái độ dự thi học tập rèn luyện trở thành sĩ quan ngoại ngữ đúng đắn, tự nguyện phục vụ lâu dài trong quân đội, có phẩm chất đạo đức tốt, nguyện chấp hành tốt mọi quy chế thi

tuyển và nếu trúng tuyển sẽ chấp hành tốt kỷ luật quân đội, các chế độ quy định của nhà trường và đơn vị trong quá trình học tập, có chí hướng phấn đấu trở thành đảng viên, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ do tổ chức phân công khi tốt nghiệp ra trường.

Hướng dẫn cho thí sinh đăng ký dự thi làm hồ sơ đăng ký thi tuyển, phải sử dụng hồ sơ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; khi đủ tiêu chuẩn sơ tuyển sẽ làm hồ sơ do Bộ Quốc phòng quy định. Hồ sơ đăng ký dự thi nộp cho Ban chỉ huy quân sự huyện, quận hoặc nộp trực tiếp tại Trường đại học Ngoại ngữ quân sự, bảo đảm đúng đủ các thủ tục và thời gian quy định.

Tiến hành tốt việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển của các thí sinh. Nhà trường phải bố trí địa điểm thuận lợi, thời gian hợp lý, với tinh thần thái độ cao trong việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển của thí sinh (thông thường bố trí thành hai địa điểm: khu vực phía bắc ở Hà Nội, khu vực phía nam ở thành phố Hồ Chí Minh, thời gian cụ thể được thông báo từng năm phù hợp với kế hoạch thi tuyển - 02 tháng trước ngày thi). Yêu cầu cán bộ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển phải nắm chắc quy chế, có tinh thần thái độ trách nhiệm cao, tận tình, chu đáo, tỉ mỉ, niềm nở đúng nguyên tắc thủ tục, có vấn đề gì vướng mắc cần giải quyết kịp thời, hoặc đề nghị cấp trên giải quyết, không được gây khó khăn phiền hà cho người dự tuyển.

Tiến hành tốt công tác sơ tuyển ở ban chỉ huy quân sự quận, huyện và tiến hành xác minh lý lịch của thí sinh đăng ký dự tuyển theo đúng quy định số 42/HSCB của liên Cục nhà trường - Cán bộ - An ninh quân đội, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp không đảm bảo đúng tiêu chuẩn hoặc làm không đúng các chế độ quy định. Nhà trường phải gửi giấy báo thi cho thí sinh trước ngày thi ít nhất là một tháng.

Tổ chức thi tuyển là công việc rất quan trọng phức tạp, đòi hỏi phải có lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện chặt chẽ nghiêm túc chu đáo của Đảng ủy và Ban Giám hiệu nhà trường.

Ban Giám hiệu nhà trường ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh, ban chỉ đạo, ban tuyển sinh, ban thư ký, bộ phận coi thi, người ra đề thi, các tiểu ban chấm thi,

các bộ phận làm công tác bảo đảm. Tổ chức quán triệt làm công tác bảo đảm. Tổ chức quán triệt, phổ biến quy chế, giáo dục ý thức trách nhiệm, phân công giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, từng cá nhân tham gia tổ chức thi. Phổ biến cho các bộ phận không tham gia thực hiện thi tuyển chấp hành tốt các chế độ quy định. Làm tốt công tác hiệp đồng phối hợp chặt chẽ với địa phương, đơn vị nơi tổ chức thi, nhằm bảo đảm kỳ thi thực hiện đúng kế hoạch, an toàn tuyệt đối, không để xảy ra những hiện tượng tiêu cực, vi phạm quy chế thi tuyển.

Tổ chức quán triệt phổ biến hướng dẫn cho thí sinh nắm chắc địa điểm, thời gian, quy chế, kỷ luật trong khi thi; động viên thí sinh bình tĩnh, tự tin, quyết tâm cao để đạt kết quả tốt.

Phát hiện, giải quyết xử lý kịp thời, chính xác nghiêm minh những phần tử có những biểu hiện tiêu cực, ảnh hưởng đến công tác an toàn, nghiêm túc của kỳ thi, kể cả với giám thị coi thi, thí sinh dự thi và cả những người khác nếu vi phạm.

Có quy chế chặt chẽ và thực hiện nghiêm quy chế ra đề thi, bảo vệ đề thi, không để lộ đề thi.

Sau khi thi phải tổ chức chấm thi kịp thời, nghiêm túc, bí mật, đúng đáp án, đúng thời gian quy định. Chống mọi biểu hiện tiêu cực trong việc chấm thi: móc ngoặc, hối lộ, hoặc quá nương nhẹ, hoặc quá khắt khe khi xác định chất lượng bài và cho điểm. Sau đó kịp thời tổng hợp kết quả thi, báo cáo với thủ trưởng Tổng cục II, Bộ Tổng tham mưu và Bộ Quốc phòng sau một tháng kể từ ngày thi.

Căn cứ vào quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu, nhà trường tiến hành thông báo điểm thi, niêm yết thông báo kết quả thi theo địa điểm, thời gian quy định; gửi giấy báo trúng tuyển và gọi thí sinh vào nhập học; tiến hành đầy đủ các thủ tục nhập học, và tổ chức cho học viên mới đi đào tạo dự bị sĩ quan tại Trường sĩ quan Lục quân I theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Nghiên cứu một cách toàn diện, tìm giải pháp nâng cao chất lượng doc (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)