Thời gian thiên nhiên – Ngôn ngữ của nhân vật im lặng

Một phần của tài liệu NGHỆTHUẬT KỂCHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT ĐẮM THUYỀN CỦA RABINDRANATH TAGORE (Trang 78 - 87)

Chương 3: KHÔNG GIA N THỜI GIAN TRẦN THUẬT 3.1 Không gian trần thuật

3.2.3. Thời gian thiên nhiên – Ngôn ngữ của nhân vật im lặng

Trong Thực nghiệm tâm linh, R.Tagore đã nói: “Ở An Độ, nền văn minh của chúng tôi phát

sinh từ lòng rừng rú, và từ nguồn gốc này, từ bối cảnh này, đã mang một tính chất đặc biệt. Sống

giữa thiên nhiên sống động, được nó cho ăn mặc, chúng tôi vẫn hằng duy trì với mọi phương diện

của thiên nhiên một mối tình hết sức thắm thiết và chung thủy” [14, 10] Mục đích của con người

không còn vơ vét, mà là “thực hiện” mà là mở rộng tâm thức của mình bằng cách phát triển cùng

với bối cảnh mình, bằng cách mỗi ngày mỗi đi sâu vào bối cảnh mình” [1, 17]. Chủ trương hòa

đồng cùng thiên nhiên của tinh thần Ấn Độ đã bén rễ sâu trong tâm hồn Tagore từ những ngày ấu thơ. Đối với Tagore, thiên nhiên là một trường học vĩđại. Suốt cuộc đời mình, ông luôn tôn thờ tình yêu thiên nhiên. Vì thế trong những sáng tác của ông thiên nhiên trở thành một trong những hình tượng trung tâm giàu sức biểu cảm.

Xuất hiện đều đặn trên mỗi trang tiểu thuyết, các biểu tượng thiên nhiên là người bạn cùng song hành với nhân vật, là những dấu tích thời gian rất đặc sắc. Trong Đắm thuyền, Tagore rất ít

dùng từ ngữ chính xác để nói về thời gian. Trong toàn bộ sáu mươi hai chương chỉ duy nhất hai chương có dấu ấn thời gian chính xác:“Lúc chín gi Akshay mới ra về và chín gi rưỡi thì cổng

khóa. Đến mười gi, ánh đèn trong phòng khách nhà Babu Annada tắt và khong mười rưỡi thì cả

nhà chìm trong giấc ngủ” [1, 17]; “Chín gi đêm ấy, Ramesh đưa Kamala đến ga Sealdah” [21,

98]. Hầu hết trong tác phẩm, nhà văn đều dùng các biểu tượng thiên nhiên cho sự biến đổi thời gian, và chúng tôi gọi đó là thời gian thiên nhiên. Như vậy, thời gian thiên nhiên là thời gian được đong

đếm, nhận biết thông qua những biến đổi của các biểu tượng thiên nhiên.

Theo sự thống kê của chúng tôi, Tagore đã sử dụng rất nhiều biểu tượng như mùa mưa, mùa xuân, mùa thu, ánh sáng, bóng tối, trăng, sao… Nhưng xuất hiện tập trung với tần xuất cao phải kể đến vầng trăng (21 lần), ánh nắng (15 lần), bóng tối (12 lần), mùa thu (10 lần).

Chưa có hiện tượng thiên nhiên nào đi vào nghệ thuật lại lâu đời, thường xuyên và mới mẻ như ánh sáng dịu hiền của vầng trăng. Có lẽ vì tính chất dịu dàng lung linh mà vầng trăng thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp, những ước mơ và khát vọng của con người. Trăng là vẻ đẹp, trăng là tình yêu, là hạnh phúc và là người bạn tri âm của thi sĩ.

Trăng trong thơ Tagore là cả một thế giới lung linh sắc màu.

Tay nắm trong tay mắt vờn theo mắt

Câu chuyện đôi ta bắt đầu

Ay là đêm tháng ba trăng tỏ

Hương Kêna dịu dàng tỏa khắp không trung

(Bài 16, Người làm vườn)

Vầng trăng còn là một vẻ đẹp thiên thần, thánh thiện. Tập thơ Tagore viết dành tặng trẻ thơ, vì thế mà có tên Trăng non-Crescent Moon.

Nụ cười khẽ rung trên môi em bé ngủ. Ai biết nụ cười từđâu đến? Ừ, nghe nói có tia trăng

non vàng viền quanh đám mây thu tàn; đó là nơi nụ cười hé nởđầu tiên, trong giấc mơ buổi sáng

đầm sương.

(Cung cách của bé)

Trong Đắm thuyền, trăng xuất hiện và mang nhiều diện mạo, lần đầu với diện mạo khác

thường: “Trăng mọc lên qua đám sương mù, tỏa ra thứ ánh sáng bệch bạc như mắt người say” [2,

21]. Tần số xuất hiện của ánh trăng rất dày nhưng một lần xuất hiện là một lần diện mạo thay đổi, lúc nhợt nhạt xanh xao, lúc huy hoàng rực rỡ, lúc trăng non tròn trịa, lúc trăng khuyết tí xíu, lúc thanh bình êm đềm, lúc trắng toát áo tang. Tất cả những diện mạo đặc sắc và không ngừng biến đổi ấy là dấu ấn thời gian đặc trưng của tiểu thuyết này. Nhìn vào vầng trăng, nhân vật và người đọc có thể dễ dàng nhận ra thời điểm trong tháng và thời gian trong đêm:

Lúc này trăng non đã soi sáng khắp sông khắp bờ, không có làng mạc nào ở gần bến tàu

[27, 137].

Trăng bây giđã gn tròn. Một buổi sáng, hành khách ngủ dậy, thấy bầu trời đầy mây đen,

còn gió thì cứđổi chiều từ hướng này sang hướng khác [29, 148].

Như vậy, trăng non là lúc đầu tháng, gần tròn là độ giữa tháng, khuyết là lúc cuối tháng; khi trăng đã lặn là đêm đã khuya còn lúc rực rỡ huy hoàng là độ mười giờđêm. Điều đặc biệt là trong hai mươi mốt lần xuất hiện của mình, trăng thường mang diện mạo là vầng trăng non (chiếm 14%). Hình ảnh này gợi tả một sức sống, tuy không đến độ căng tròn như trăng rằm nhưng nó chứa đựng sự tươi mới, ngọt ngào và gợi cảm. Biểu thị tính chất khởi đầu của ban đêm thì trăng non là cách diễn đạt rất tinh tế và trữ tình.

Trăng luôn luôn ở trạng thái vận động, biến đổi. Khi Kamala bắt đầu nhận thức ra sự cô đơn của mình, tâm trí nàng mơ hồ nhận ra điều bất thường trong quan hệ với Ramesh. “Trăng đã gn

ln, và những con đường hẹp xuyên qua đám cây trồng bây giờ không nhìn thấy được nữa nhưng

Kamala cứ căng mắt về phía những con đường”[27, 139]. Nàng trăn trở, khao khát, tự vấn và xúc

động rơi lệ cho đến khi “Trăng đã ln sau hàng cây. Lúc này, vừa ngảđầu xuống gối, Kamala đã nhắm đôi mắt mệt mỏi lại” [27, 140]. Như vậy, sự dịch chuyển của hình ảnh trăng đã gần lặn và trăng đã lặn cho thấy tính chất vận động không ngừng của thời gian.

Tính chất động của vầng trăng còn được Tagore thể hiện qua bút pháp nhân hóa đa dạng bằng hàng loạt các động từ, tính từ và cách xuất hiện. Trăng có khi ngọt ngào như là tình nhân với bóng tối: “Trăng đã tàn khuất sau ngôi nhà trước mặt bóng đêm đã trùm lên mặt đất và bầu trời vẫn

còn rực rỡ trong vòng tay ôm hôn giã t ca ánh trăng”[16, 73]; có khi mang diện mạo của con

người: “Mt trăng xanh xao chẻ đôi, bóng tối nhô lên sau những cây cọ bất động” [36, 183]. Có

thể nói rằng, tính chất luôn di động của trăng đã tạo ra dòng thời gian bước đi nhẹ nhàng, không khô cứng. Người đọc, nhờ thế, không bị choáng ngợp trong những sự kiện mà dễ dàng cùng chìm đắm suy tư cùng nhân vật.

Thời gian trôi chảy, tạo hóa không ngừng đổi thay, trăng lặn rồi trăng mọc, tròn rồi khuyết nhưng nhân vật trong Đắm thuyền chưa một lần ngừng trăn trở về tương lai và hạnh phúc. Và trăng đã soi rọi vào thế giới nội tâm của họ không phải để bóc trần mà là cùng chia sẻ. Ramesh bao giờ cũng suy tư dưới trăng, chưa một lần nào, trong cuộc đấu tranh với nội tâm, chàng lại không có ánh trăng bên mình: “Ramesh tuyệt vọng gieo mình lên chiếc gối. Trăng đã lên, nhưng ánh trăng dường

như không huy hoàng” [5, 27]; “Buổi tối sau cơn mưa, Ramesh ngồi đến khuya dưới ánh trăng,

trầm tư” [30, 153]. Đôi lần, ánh trăng trở thành một thứ ánh sáng trong đêm tối để người ta có thể cảm nhận thấy tâm trạng phức tạp của người khác: “Ánh trăng dãi trên mặt anh (Ramesh) và vẻ mặt

gian đã dần lui về bóng tối, một ngày sắp kết thúc và cái thời khắc gần như sau cùng ấy, luôn luôn là thời điểm lý tưởng để nhân vật sống với thế giới nội tâm của mình, đối diện với chính mình.

Hình ảnh xuất hiện sau cùng của vầng trăng là khi Kamala đang trên hành trình tìm chồng:

Nàng thức dậy vào lúc gần sáng, mảnh trăng khuyết đã mọc, dọi chút ánh sáng vào bóng tối” [51,

276]. Kamala bước đi vào buổi chiều hoàng hôn, trên suốt chặng đường, ánh trăng luôn sát nàng cho đến khi nhân vật gặp gỡ bà lão Nabinkali-một cuộc gặp gỡ vô tình đưa nàng đi đúng con đường tìm chồng. Trăng, lúc này đã hoàn thành sứ mệnh của mình và nhường chỗ cho những biểu tượng khác.

Dù không bao giờđối thoại nhưng sự im lặng của trăng là một sự im lặng mang nhiều tầng nghĩa, dù không trực tiếp tham gia vào câu chuyện nhưng đã trở thành một nhân vật ấn tượng không thể không nhắc đến. Luôn luôn theo sát những nhân vật chính như Ramesh, Kamala, Hemnalini, ánh trăng đã làm toát lên vẻđẹp ngoại hình và thế giới nội tâm của họ.

Song hành cùng trăng, ánh sáng và bóng tối cũng trở thành những biểu tượng in dấu bước chân thời gian.

Tín hiệu của một ngày mới được Tagore thông báo bằng những tia nắng mai rộn ràng: “Sao

maiđã mọc và bên trên dải sông xám xịt, bầu trời phía đông nhạt dần, rồi đỏ ửng” [3, 24]; “Nng

mai ùa qua cánh cửa mở làm sáng bừng căn phòng nhỏ sạch như lau như li” [55, 319]. Là dấu hiệu

thời gian khởi đầu, ánh sáng ban mai tạo ra những bước chuyển biến có tốc độ nhanh làm vạn vật

bắt đầu sáng bừng lên”. Dường như khoảng thời gian này có tính chất thanh tẩy tâm hồn như

phong tục tắm gội-tẩy trần mỗi buổi sáng của người Ấn. Các nhân vật có thể trầm tư suy tưởng suốt đêm nhưng khi ngày mới bắt đầu hắt những tia nắng tinh khôi đầu tiên thì sức sống lại căng tràn trong tâm hồn họ.

Không mang nhiều sắc diện và không xuất hiện nhiều như ánh trăng nhưng nắng mai luôn để lại những dư âm ngọt ngào cho người đọc. Khi Kamala và Nalinaksha nhận ra nhau, chính ánh bình minh hôm ấy đã tạo ra một thời khắc sum họp vợ chồng vĩnh cửu: “Và khi hai người sát bên nhau

cùng chạm trán xuống sàn nhà lát cẩm thạch trắng như tuyết, thì mặt trời sớm mai rót ánh nắng

qua khung cửa sổ xuống hai mái đầu đang cúi xuống” [62, 364]. Thời gian chắc chắn sẽ chảy trôi,

mọi thứ sẽ luôn thay đổi, nhưng hình ảnh đôi mái đầu cúi xuống trong ánh nắng ban mai tràn ngập thì sẽ ngưng đọng và trở thành bất biến.

Nếu nắng mai bắt đầu một ngày thì nhiệm vụ kết thúc thuộc về ánh hoàng hôn. Nếu nắng mai có thể thanh tẩy làm tăng thêm nhựa sống cho mỗi nhân vật thì hoàng hôn là thời gian con người đối diện với tâm hồn mình để suy tư về những gì đã, đang và sẽ đến. Hoàng hôn, vì thế, tạo ra những khoảng trống thời gian để nhân vật trầm tư. Nếu ban mai tạo ra dòng thời gian có tốc độ nhanh trong sự chuyển giao giữa ánh sáng và bóng tối thì hoàng hôn là bước chuyển với nhịp độ chậm chạp, từ

từ: “Anh (Ramesh) quay trở lại ngoài lan can, đứng ở đấy ngắm những tia sáng cuối cùng tàn lụi

dần ở phía trời Tây” [24, 117]; “Ramesh ngồi trên lan can đăm đăm nhìn ra con sông về phía trời

Tây còn ửng lên những tia sáng cuối cùng của buổi chiều tà” [24, 113]. Những từ “tàn lụi dần”,

“còn ửng lên” cho thấy một tốc độ chuyển giao chậm giữa ánh sáng ban ngày và bóng đêm đang

kéo tới. Bước chân chầm chậm này của thời gian là phù hợp với ánh mắt nhìn đăm đăm đầy tâm sự của nhân vật, và bởi vì đây là lúc tâm hồn bắt đầu cất lên tiếng nói.

Hiếm có trong tác phẩm văn học nào, hoàng hôn lại nhiều màu như trong Đắm thuyền. Con mắt quan sát tinh tế trong một bộ óc giàu tưởng tượng của tác giảđã tạo ra những sắc thái riêng của buổi chiều hoàng hôn: “Má của Kamala đỏ ửng như thể ganh với sc thm của chiều tà” [24, 113];

“Lùm cây thấp men theo bờ sông trông giống như cái viền sẫm màu trên tấm áo choàng vàng ngh

của bầu trời hoàng hôn” [25, 117]; “Trong khi họ trò chuyện thì trời đã xế tà, bầu trời chuyển sang

xin xn màu đồng” [38, 195]. Nhưng có lẽ, cái màu đặc biệt nhất là cái màu hoàng hôn trong đôi

mắt của bác sĩ Nalinaksha: “Mặt trời tháng chạp đã xế bóng, ánh nắng đỏ lng ùa vào tràn đầy căn

phòng nhưđôi má ửng hồng vì thẹn thùng của cô dâu” [60, 354].

Cùng với ban mai và hoàng hôn, ánh nắng mùa thu tạo ra sự bất ngờ.

Trong Đắm thuyền, lồng trên mỗi trang tiểu thuyết, hình ảnh nắng thu cũng làm sáng ngời cả không gian và thời gian. Nắng thu đã tạo ra bức tranh thiên nhiên mà vạn vật và con người trong quỹđạo của nó đều ánh lên những vẻđẹp lung linh: “Con tàu cứ rẽ sóng đều đều và trong nng thu

rực rỡ sắc màu, đôi bờ lướt qua như một ảo cảnh bình yên song luôn luôn biến đổi” [28, 146];

Nng thu làm miền quê phô ra muôn hình muôn vẻ mà dòng sông ánh vàng là cái nền chung” [29,

146]. Nếu nắng mai tạo ra dòng chảy thời gian với tốc độ nhanh, hoàng hôn là bước chuyển giao chậm giữa ánh sáng và bóng tối thì nắng thu là một khoảng trống về thời gian. Nhân vật chìm đắm trong bức tranh nắng thu mà quên đi dòng thời gian vẫn đang trôi chảy. Những phút giây ngọt ngào trào dâng khi ngắm nghía cảnh đẹp, tạm gác lại bao trăn trở khi thấy ngày thu rạng ngời, đó là những khoảng khắc tuyệt vời mà thời gian có thể xoa dịu những trái ngang của số phận.

Giây phút bên ô cửa mởđầy nắng thu êm dịu đã trở thành vĩnh cửu của mối tình Ramesh và Hemnalini. Hai con người, hai tâm hồn, một nhịp đập, một hướng nhìn, họ không trao nhau một lời nhưng dường như nói với nhau rất nhiều. Trong nắng thu, họ đứng bên nhau, im lặng đến gần như bất động. Họ quên đi thực tại đau buồn và thời gian như dừng lại trao cho họ giây phút hạnh phúc trào dâng. Sau này, dòng đời đẩy họ về những con đường khác nhau, xa cách, nhớ nhung, đau khổ nhưng kỉ niệm đứng bên nhau trong buổi chiều thu hôm ấy chưa bao giờ nhạt màu trong nỗi nhớ về nhau: “Sao chính anh chứ không phải ai khác được cùng cô gái ấy đứng bên cửa sổ trong nng thu

Khi nắng mai, nắng mùa thu lụi tắt, hoàng hôn bị nuốt chửng bởi bóng tối, thời gian của đêm đen bắt đầu.

Bóng tối tạo ra những thời khắc đáng sợ của tạo hóa: “Nhìn qua bóng tối, bãi hoang ảm đạm

như một cơn ác mộng và cái vùng cát trắng hoang vu trông ma quái trong cảnh thê lương” [2, 24].

“Trong bóng tối, căn phòng nhỏ bé tồi tàn như há hốc miệng nhìn nàng(Kamala), như hàm răng

của loài ác quỷ kỳ quái” [27, 139]. Nhưng khi bóng đêm buông xuống cũng là thời gian sum vầy:

Những con vịt suốt ngày lặn lội kiếm ăn, lúc này bay về hàng đàn qua bóng tối nhá nhem, tới nơi

trú đêm của chúng ở những vùng nước vắng vẻ giữa những bãi cát” [25, 117]. Khoảng thời gian

này thường khiến cho tâm hồn con người thấy khao khát tìm mái ấm. Ramesh trầm tư suy nghĩ còn Kamala bắt đầu thấy ao ước mái ấm gia đình. Do đó, bóng đêm còn là thời khắc của khám phá, khát vọng khi tâm hồn cất lên tiếng nói. Chàng luật sư Ramesh thường ngồi dưới ánh trăng mà tư lự,

nhưng khi nằm trong bóng ti, anh nghiền ngẫm về tất cả những gì mình sắp mất khi từ chối

Hemnalini (…) Bóng ti đen sẫm của bầu trời buộc anh phải tin rằng suy cho cùng, nỗi xấu hổ và

đau khổ của anh không phải là cái gì vô hạn, trùm lấp cả không gian và thời gian” [26, 127]. Suy

ngẫm trong bóng đêm còn giúp Ramesh nhận ra được nỗi thống khổ mà hằng đêm anh đang tự dày vò là tất yếu vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh không ngưng nghỉ.

Nếu chàng Ramesh thường trầm tư dưới ánh trăng thì nhân vật Hemnalini lại luôn trải lòng mình trong bóng tối: “Hemnalini ngồi suy nghĩ miên man trong bóng ti của buồng cầu thang” [38, 193]. Dường như bóng đêm là thời khắc khám phá duy nhất đối với nàng. Nếu ánh trăng có sức khơi gợi lớn đối với Ramesh thì với Hemnalini đó phải là bóng đêm. Điều đó có thể lí giải một phần

Một phần của tài liệu NGHỆTHUẬT KỂCHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT ĐẮM THUYỀN CỦA RABINDRANATH TAGORE (Trang 78 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)