Giọng điệu trần thuật

Một phần của tài liệu NGHỆTHUẬT KỂCHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT ĐẮM THUYỀN CỦA RABINDRANATH TAGORE (Trang 49 - 50)

Chương 2: NHÂN VẬT TRẦN THUẬT 2.1 Vai trò người kể chuyện

2.2.Giọng điệu trần thuật

M.Khrapchenco nói: “Cái quan trọng trong tài năng văn học (…) là tiếng nói của mình (…),

là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một con người

nào khác”. Giọng điệu trong văn học đóng vai trò rất lớn để khẳng định phong cách và tài năng của

người nghệ sĩ.

Giọng điệu (Tone) là thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn, quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ca ngợi hay châm biếm.

Giọng điệu là yếu tố đặc trưng của hiện tượng tác giả trong tác phẩm. Nếu như trong đời sống, ta thường chỉ nghe giọng nói thì có thể nhận ra con người, thì trong văn học, giọng điệu giúp ta nhận ra tác giả. Người đọc có thể nhận thấy tất cả chiều sâu tư tưởng thái độ, vị thế, phong cách, tài năng cũng như sở trường ngôn ngữ, cảm nhận sự sáng tạo thông qua giọng điệu.

Dưới góc độ nghiên cứu của thi pháp học, giọng điệu gắn với nhân vật trong tác phẩm. Còn trong tự sự học, giọng điệu gắn với trần thuật. Khi thực hiện nghiên cứu, chúng tôi khai thác giọng điệu theo khuynh hướng tự sự học.

Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Đắm thuyền của R.Tagore mang một sắc thái biểu cảm rất đặc trưng của nhà văn: Vừa triết lý vừa trữ tình, rất chậm rãi nhưng cũng hết sức biến hóa.

2.2.1.Điểm nhìn trần thuật và giọng điệu trong tiểu thuyết Đắm thuyn

Điểm nhìn là vị trí, là chỗ quan sát của người trần thuật chọn để nhìn hiện thực và thuật lại câu chuyện chứng kiến hoặc trải nghiệm cho người đọc. Không thể có nghệ thuật nếu không có điểm nhìn bởi nó thể hiện sự chú ý, quan tâm và đặc điểm của chủ thể trong việc tạo ra một cái nhìn

nghệ thuật. Thông qua điểm nhìn trần thuật, nhà văn đã nhìn nhận, phản ánh hiện thực cụ thể, phong phú và sinh động hơn.

Như vậy, điểm nhìn trần thuật là một trong những phương diện chủ yếu để thể hiện qua niệm của tác giả trong tác phẩm. Cho nên, các tác phẩm, dù công khai hay ẩn đi thì vẫn ẩn chứa quan niệm và tư tưởng của người sáng tạo.

Genette đã đưa ra ba kiểu điểm nhìn: Điểm nhìn bằng không (focalisation Zero), điểm nhìn bên trong (focalisation internet) và điểm nhìn bên ngoài (focalisation extene).

Điểm nhìn bằng không (focalisation Zero), còn gọi là điểm nhìn mù, tức là không có phối cảnh, nhân vật không có tâm lý, chủ yếu là nhân vật chức năng, các bản chất nhân vật hầu như do một ai đó gán ghép

Điểm nhìn bên trong (focalisation internet): Nhà văn đặt tâm lý vào bên trong nhân vật và vì vậy, điểm nhìn của nhân vật trong truyện, điểm nhìn của người trần thuật thậm chí người đọc đều hướng về một điểm bên trong, nhân vật tự xúc cảm hay tựđánh giá, nhận xét về chính bản thân hay các hiện tượng bên ngoài nó.

Điểm nhìn bên ngoài (focalisation extene) người kể biết ít hơn điều nhân vật biết, người kể chuyện khước từ lý giải chủ quan, không cung cấp thông tin về nhân vật, biến cố, sự kiện.

Một phần của tài liệu NGHỆTHUẬT KỂCHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT ĐẮM THUYỀN CỦA RABINDRANATH TAGORE (Trang 49 - 50)