Nhân vật mồ cô

Một phần của tài liệu NGHỆTHUẬT KỂCHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT ĐẮM THUYỀN CỦA RABINDRANATH TAGORE (Trang 45 - 46)

Chương 2: NHÂN VẬT TRẦN THUẬT 2.1 Vai trò người kể chuyện

2.1.3.2. Nhân vật mồ cô

Những nhân vật trong tác phẩm của Tagore cũng đều có chung hoàn cảnh côi cút, mồ côi cha, hoặc mẹ, hoặc mồ côi cả cha hoặc mẹ. Nếu chỉ xét tuyến nhân vật chính, chúng ta có bảng thống kê về số nhân vật mồ côi trong hai bộ tiểu thuyết được dịch ra tiếng Việt của Tagore.

2.1 Bảng thống kê kiểu nhân vật mồ côi trong Đắm thuyền Nàng Binodini

Tiểu thuyết Tuyến nhân vật chính Tên nhân vật Kiểu mồ côi

Nàng Binodini Binodini Mahendra Bihari Asalata

Mahendra Mồ côi cha từ khi còn trứng nước

Bihari Mồ côi cả cha lẫn mẹ

Asalata Mồ côi cả cha lẫn mẹ Đắm thuyền Ramesh Kamala Hemnalini Nalinaksha Ramesh Mồ côi mẹ

Kamala Mất cha khi chưa ra đời, được sáu tháng thì mẹ mất

Hemnalini Mồ côi mẹ lúc lên ba

Như vậy, qua bản thống kê chúng ta thấy, số lượng nhân vật mồ côi chiếm tỉ lệ 75% trong tuyến nhân vật chính.

Kiểu nhân vật mồ côi là cách thức tái hiện nhân vật nhiều chủ ý của Tagore. Những người mồ côi thường là sống rất tình cảm, nhạy cảm và rất dễ xúc động. Điều này giải thích tại sao trong tác phẩm của Tagore các nhân vật của ông đều là những con người đa cảm và hay rơi nước mắt.

Ramesh là nhân vật nam khóc nhiều nhất trong tác phẩm. Ramesh năm lần khóc và mỗi lần rơi lệ, anh đều khiến độc giả phải se thắt lại: “Ramesh cũng ứa những giọt nước mắt đồng cảm”[3, 24]; “Anh rưng rưng nước mắt khi nhìn cô gái đang ngủ” [6, 31]; “Ramesh vừa đưa mắt nhìn

không thể thốt lên từ nào khác, mắt anh mờđi vì nước mắt” [14, 67]; “Thân hình anh rung lên nước

mắt ứa ra” [25, 118].

Những giọt nước mắt của anh không phải thể hiện sự yếu đối, nó thể hiện sự cảm thông chia sẻ. Lần đầu tiên anh khóc khi chứng kiến người con gái tội nghiệp Kamala vỡ òa nức nở sau cơn giông tang tóc. Anh khóc khi được nhìn lại khuôn mặt của người yêu, người anh hằng khao khát từng đêm. Anh khóc khi nhìn cảnh tượng Hemnalini đứng chết lặng bên ô cửa nắng thu vì nỗi đau mà anh vừa gây ra cho nàng.

Ramesh không khóc vì những khó khăn mà mình phải đương đầu, những trái ngang mà đôi lúc nó khiến anh nghẹt thở. Giọt nước mắt là sự bổ sung cho tính cách con người hành động rất riêng của anh: đa cảm nhưng không bi lụy, cứng rắn nhưng nhân ái, coi trọng bổn phận nhưng cũng rất tình cảm.

Mồ cô cha khi còn trong bụng mẹ, cất tiếng khóc chào đời vừa đủ sáu tháng thì mất luôn mẹ, Kamala bơ vơ trơ trọi giữa cuộc đời. Có thể nói, nàng là nhân vật bất hạnh nhất trong tác phẩm. Chính vì thế, Kamala luôn biết chia sẻ và đồng cảm với những số phận xung quanh nàng. Nàng đã cưu mang và yêu thương cậu bé mồ côi Umesh. Khi Umesh phạm lỗi, chính cánh tay của nàng đã dang rộng để sẵn sàng tha thứ: “Trời ơi! Làm sao nàng có thể làm gì khác hơn là đồng tình với đứa

trẻ bơ vơ này? Chính nàng xem chuyện ăn cắp các thứ rau vườn là vặt vãnh so với chuyện đứa trẻ

không nhà khẩn cầu được chở che” [27, 134].

Mồ côi, từ nhỏ đến lớn, Kamala luôn thiếu một mái ấm gia đình thực sự. Chính vì thế, niềm ao ước của nàng là hình ảnh về mái nhà đơn sơ nhỏ bé. Yêu thương, với nàng luôn gắn liền với sự chung thủy. Khi biết người chồng của nàng không phải là Ramesh mà một người xa lạ mang tên Nalinaksha, nàng đã cất bước ra đi tìm chồng dù không biết chặng đường phía trước. Những trải nghiệm, những mất mát và thiếu thốn của một đứa trẻ bất hạnh đã rèn luyện tính cách mạnh mẽ hiếm có của nàng. Vì thế, nàng vừa là người phụ nữ của truyền thống vừa là người phụ nữ hiện đại: Truyền thống trong cách sống bổn phận và hiện đại trong ý chí tìm chồng đầy dũng cảm.

Kiểu nhân vật mồ côi trong sáng tác của Tagore đã để lại những ấn tượng trong lòng độc giả: Đó là những con người sống tràn đầy tình yêu thương và luôn biết đấu tranh chống lại sự nghiệt ngã của số phận.

Một phần của tài liệu NGHỆTHUẬT KỂCHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT ĐẮM THUYỀN CỦA RABINDRANATH TAGORE (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)